gia cường UHPC
2.3.3. Quy trình thí nghiệm
Khi tiến hành gia tải, tải trọng thí nghiệm được phân chia thành nhiều cấp nhỏ nhằm các mục đích sau đây:
Có nhiều số liệu về quan hệ giữa tải trọng và thông số cần đo.
Một số cấp tải trọng như vị trí thời điểm xuất hiện khe nứt, tải trọng thời điểm cốt thép chảy dẻo…cần được đặc biệt chú ý theo dõi
Phát hiện được các sự cố trong quá trình thí nghiệm, tránh được sự phá hoại đột ngột của mẫu thí nghiệm bởi các yếu tố khó dự báo trước được.
Sau có kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của dầm, tính tốn để tìm ra tải trọng phá hoại của dầm, từ đó tiến hành phân cấp tải trọng thí nghiệm. Sau khi cơng việc lắp dựng thí nghiệm hồn tất. Tiến hành gia tải thử với tải trọng P = 2 kN. Mục đích của gia tải thử nhằm loại trừ các sai số về lắp dựng kết cấu và kiểm tra sự làm việc ổn định của hệ. Khi thấy hệ và các dụng cụ đo ổn định. Tiến hành đưa các số liệu về giá trị ban đầu là 0. Trong quá trình gia tải dựa vào tính tốn thí nghiệm và biểu đồ biến dạng của bê tông vùng kéo và cốt thép vùng kéo để xác định thời điểm xuất hiện khe nứt. Tiến hành tăng tải trọng theo từng cấp tải, dừng lại để đo bề rộng khe nứt và vẽ sở đồ nứt tại từng cấp tải trọng 1 và tiếp tục tăng tải đến khi dầm bị phá hoại.
31
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Trong chương này, dựa trên các số liệu thí nghiệm thu được sẽ đi vào phân tích, đánh giá kết quả thí nghiệm dầm gia cường bê tông UHPC vùng kéo và dầm đối chứng
3.1 Kết quả thí nghiệm sự làm việc chịu uốn của dầm gia cường UHPC vùng kéo và dầm đối chứng kéo và dầm đối chứng
3.1.1. Quan hệ tải trọng độ võng
Từ các kết quả thí nghiệm với các giá trị đo lực từ thiết bị đo Loadcell, giá trị đo chuyển vị từ LVDT 1, tiến hành xử lý kết quả và vẽ biểu đồ quan hệ tải trọng độ võng các dầm thí nghiệm. Hình 3.1 trình bày quan hệ tải trọng độ võng các dầm D0 và D1.1 và D1.2. Trong đó dầm D1.1 và dầm D1.2 là dầm gia cường vùng kéo bằng UHPC dầm D0 là dầm đối chứng.