Khi vận tốc gió lớn, cần phải hạn chế cơng suất đưa vào tuabin, điều khiển cơ. Trong đó, điều khiển góc pitch là phương pháp phổ biến nhất để điều khiển công suất cơ tạo ra bởi tuabin bằng cách thay đổi góc quay của cánh quạt quanh trục của nó. Hầu hết, các tuabin gió tốc độ thay đổi được sẽ được trang bị bộ điều khiển góc pitch.
Khi dưới tốc độ gió định mức, tuabin cần sản sinh ra cơng suất lớn nhất có thể bằng cách điều khiển góc pitch để cực đại hóa năng lượng nhận được.
Khi trên tốc độ gió định mức, góc pitch cần được điều chỉnh một cách tương tự để giới hạn công suất cơ bằng công suất định mức.
Đối với tuabin gió có trang bị hệ thống điều khiển góc pitch, bộ điều khiển sẽ liên tục kiểm tra công suất đầu ra của tuabin. Khi công suất đầu ra quá lớn, bộ điều khiển góc pitch sẽ phát tín hiệu để cấu trúc cơ khí xoay cánh quạt nhằm lượt bớt cơng suất và xoay cánh quạt theo chiều ngược lại khi tốc độ gió giảm.
3.6. Tuabin gió
3.6.1. Cấu tạo của tuabin gió
Cấu tạo tuabin gió bao gồm các thành phần chính sau:
Cánh: có tác dụng hứng gió tạo chuyển động quay để quay trục rotor tới máy phát giúp máy phát phát ra điện. Bộ điều khiển góc pitch cũng nằm trên cánh quạt rotor, giúp cánh quạt có thể xoay tối đa góc để tối ưu lượng cơng suất phát ra. Nắp tuabin.
Trục truyền động tốc độ thấp: có chức năng truyền động cơng suất gió đến hộp số.
Hộp số: giúp thay đổi tỷ số truyền động vì cánh quạt rotor tuabin gió quay với tốc độ rất chậm, trong khi đó máy phát cần tốc độ cao hơn và hộp số được sử dụng để tăng tốc trục quay khi đưa vào máy phát.
Bộ hãm: có tác dụng hãm tuabin gió khi cần thiết.
Trục truyền động tốc độ cao: có chức năng truyền động cơng suất cơ đến máy phát điện.
Khung: có chức năng bao bọc cho hệ thống tuabin gió. Trụ tháp: có chức năng đỡ tuabin gió.