Phân loại thiết bị FACTS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thiết bị facts trong việc giảm tổn thất trên lưới điện truyền tải tỉnh ninh thuận (Trang 56 - 59)

2.2 .Tổng quan về công suất phản kháng

2.7. Phân loại thiết bị FACTS

Trang 50

Loại thiết bị này cho phép thay đổi tổng trở đường dây bằng tụ điện, điện kháng, hoặc biến đổi nguồn có tần số bằng tần số lưới nhờ thiết bị bán dẫn công suất. Về nguyên lý, tất cả các thiết bị điều khiển nối tiếp chỉ cung cấp hoặc tiêu thụ công suất phản kháng biến đổi.

2.7.2. SVC (Static Var Compensator).

Thiết bị bù tĩnh điều khiển bằng thyristor SVC dựa trên các thyristors mà khơng có khả năng tắt cổng G được coi là một bộ lọc (bộ giảm chấn, bộ giảm xung) hoặc máy phát điện VAR tĩnh được kết nối song song. Ngõ ra của chúng được điều chỉnh để trao đổi dòng điện điện dung hay điện cảm. Là một thành phần quan trọng để điều chỉnh điện áp, nó thường được cài đặt tại thanh cái nhận. Trong cách trình bày này, SVC đã được coi là một nhánh song song với một công suất bù phản kháng QSC được lắp đặt bằng các điện nạp cuộn cảm và điện dung sẵn có.

2.7.3. STATCOM.

STATCOM là một thiết bị chuyển đổi nguồn áp (VSI-Voltage Source Inverter), nó chuyển đổi nguồn điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều để bù công suất tác dụng hoặc công suất phản kháng cho hệ thống. STATCOM là một thiết bị bù ngang, nó điều khiển điện áp tại vị trí nó lắp đặt đến giá trị cài đặt (Vref) thông qua việc điều chỉnh điện áp và góc pha từ STATCOM.

Bằng cách khống chế điện áp của STATCOM, cùng pha với điện áp hệ thống, nhưng có biên độ lớn hơn, dịng điện và cơng suất phản kháng chạy từ STATCOM vào hệ thống, để nâng điện áp lên. Ngược lại, nếu điều khiển điện áp của STATCOM thấp hơn điện áp hệ thống, dịng điện và dịng cơng suất chạy từ lưới vào STATCOM, do vậy hạn chế quá điện áp trên lưới điện.

Trang 51

2.7.4. Thiết bị bù dọc (Series Devices):

Loại thiết bị này cho phép thay đổi tổng trở, thay đổi nguồn hoặc kết hợp cả hai. Tất cả các thiết bị điều khiển song song bù dòng điện vào hệ thống tại điểm nút.

2.7.5. TCSC (Thyristor Controlled Series Compensator).

Bộ bù dọc điều khiển bằng Thyristor (TCSC) được định nghĩa như là một bộ bù dung kháng, trong đó bao gồm một dàn tụ điện được nối song song với một điện cảm được điều khiển bằng thyristor để cung cấp một dung kháng (tổng trở) bù dọc thay đổi một cách nhẹ nhàng. Trong nghiên cứu dịng cơng suất xác lập, TCSC có thể được coi như một cuộn cảm hoặc tụ điện tĩnh cung cấp một điện kháng -jxc với một đường dây truyền tải l được bù dọc được thay thế bằng cách gộp các thơng số tương đương hình π thành một khối. Trong hầu hết các trường hợp, các điện nạp shunt này của một nhánh thường được bỏ qua. Vì vậy, tụ điện tĩnh của TCSC sẽ được nối trực tiếp với trở kháng đường dây.

2.7.6. TCVR (Thyristor Controlled Voltage Regulator).

TCVR được coi như bộ điều chỉnh điện áp thơng thường. Nó có thể thay đổi cường độ điện áp một cách mềm mại với một đầu ra thay đổi trong phạm vi cho phép từ αmin <αi <αmax. Một mơ hình tĩnh của TCVR với một tỷ số phân nhánh được kết nối với một trở kháng nối tiếp của đường dây phân phối.

Hình 2.2. Mơ hình tĩnh của TCVR

2.7.7. Thiết bị bù kết hợp nối tiếp - nối tiếp (Combined series – series Devices). Devices).

Đây là sự kết hợp các thiết bị điều khiển nối tiếp riêng rẽ, có cùng cách thức điều khiển được sử dụng trong hệ thống nhiều dây dẫn hoặc có thể là thiết bị điều

Trang 52

khiển hợp nhất. Trong những thiết bị điều khiển nối tiếp công suất phản kháng được bù độc lập cho mỗi đường dây, tuy nhiên công suất tác dụng giữa các đường dây được trao đổi qua nguồn liên kết. Khả năng chuyển công suất tác dụng của thiết bị điều khiển nối tiếp – nối tiếp hợp nhất tạo ra sự cân bằng cả dịng cơng suất tác dụng và công suất phản kháng trong các dây dẫn, tận dụng tối đa hệ thống truyền tải.

2.7.8.Thiết bị bù kết hợp nối tiếp - song song (Combined series – shunt Devices).

Đây là sự kết hợp các thiết bị điều khiển song song và nối tiếp riêng rẽ được điều khiển kết hợp hoặc điều khiển hợp nhất dịng cơng suất với các phần tử nối tiếp và song song. Về nguyên lý, những thiết bị điều khiển song song và nối tiếp kết hợp bù dòng điện và hệ thống với những phần tử điều khiển song song và bù điện áp trên đường dây với những phần tử bù nối tiếp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng thiết bị facts trong việc giảm tổn thất trên lưới điện truyền tải tỉnh ninh thuận (Trang 56 - 59)