Trại của huyện Cam Lộ năm 2010 và 2012

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện cam lộ, tỉnh quảng trị năm 2023 (Trang 33 - 57)

1. Giới tính - Nam - Nữ 100 89,2 10,8

2. Thành phần của chủ trang trại

- Nông dân - Cán bộ huyện

- Cán bộ, công nhân hưu trí - Khác 100 86,4 4,1 3,9 5,6

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cam Lộ

Ta thấy số chủ trang trại là nam giới chiếm tỉ lệ cao (89,2%) hơn so với nữ giới (10,8%), điều này cho thấy vai trò của nam giới trong trang trại là rất quan trọng.

Về thành phần, nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại rất đa dạng nhưng đa số là xuất thân từ nông dân vẫn chiếm tỉ lệ cao (86,4%) hơn so với số chủ trang trại là cán bộ, công chức.

Bảng 2.7: Trình độ của chủ trang trại

1. Trình độ văn hóa - Không biết chữ - Cấp 1 - Cấp 2 - Cấp 3 100 0 12,7 29,4 57,9 2. Trình độ chuyên môn - Không bằng cấp - Sơ cấp - Trung cấp - Đại học 100 82,5 3,8 9,1 4,6

3. Ngành nghề được đào tạo

- Kinh tế

- Kĩ thuật nông nghiệp - Ngành khác

- Không được đào tạo

100

5,2 5,7 7,3 81,8

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cam Lộ Qua thực tế của nhiều trang trại hoạt động có hiệu quả của huyện Cam Lộ đã cho thấy chủ trang trại ở đây là những người có ý chí làm giàu. Vì vậy, họ có trình độ khoa học kĩ thuật, có khả năng quản lí, hiểu biết nhất định về thị trường, tuy nhiên hiện nay số đó vẫn chưa nhiều.

Về trình độ văn hóa, do phần lớn chủ trang trại xuất thân từ nông dân nên trình độ văn hóa còn hạn chế. Trình độ cấp 2 chiếm 29,4%, cấp 3 chiếm 57,9%. Ở huyện Cam Lộ không có chủ trang trại nào mà không biết chữ và trình độ cấp 1 chiếm 12,7%, đây là điều đáng mừng so với các nơi khác.

Số chủ trang trạng không bằng cấp chiếm đa số, chiếm 82,5% và chủ yếu là không được đào tạo chiếm 81,8%.

Phần lớn chủ trang trại là nam giới, là nông dân và chủ trang trại chưa có trình độ chuyên môn chiếm đa số. Phát triển trang trại như hiện nay tuy giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động về mặt xã hội nhưng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì với lực lượng chủ trang trại có trình độ chuyên môn thấp, khó có thể tiếp thu được các tiến bộ khoa học kĩ thuật ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, khó có thể cạnh tranh được với các vùng khác trong nước.

2.2.6. Lao động trong trang trại

Lao động là yếu tố đầu vào phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại, đồng thời quy mô và cơ cấu lao động cho biết trình độ và khả năng sử dụng nguồn lao động của từng trang trại.

Qua nghiên cứu, phần lớn các trang trại trên địa bàn huyện sử dụng lao động gia đình để tham gia vào công việc sản xuất kinh doanh là chủ yếu, chiếm khoảng 77,2%, lao động thuê mướn chỉ chiếm 22,8%.

Các trang trại gặp khó khăn trong việc thuê lao động, đặc biệt là vào mùa thu hoạch... và phải trả tiền thuê công nhân với giá cao, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao.

Bảng 2.8: Tình hình sử dụng lao động bình quân của các trang trại huyện Cam Lộ năm 2010

STT Phân theo loại hình trang trại trang trạiTổng số lao động Tổng số (người)

Bình quân lao động / trang trại

(người)

1 Trang trại cây lâu năm 61 347 5,7

2 Trang trại chăn nuôi 5 25 4,9

3 Trang trại nuôi trồng thủy sản 1 4 4

4 Trang trại tổng hợp 3 16 5,3

Tổng cộng 70 392 5,6

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cam Lộ

Số liệu trên cho thấy, các trang trại cây lâu năm sử dụng nhiều lao động nhất với tổng số 347 người, bình quân 5,7 người/trang trại, tiếp đến là trang trại chăn nuôi sử dụng 25 người, bình quân 4,9 người/trang trại.

Nhìn một cách tổng quát thì các trang trại ở huyện Cam Lộ chỉ sử dụng 392 lao động, trong khi số người trong độ tuổi lao động của huyện khá đông. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho lực lượng nông dân nhàn rỗi vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi trình độ của lực lượng lao động nông nhàn của huyện còn thấp, qua điều tra thì lao động của huyện làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 54,8% và trong số đó chủ yếu là lao động đơn giản, 93,2% là chưa qua đào tạo, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho việc sử dụng lao động vào các trang trong khi việc chuyển giao khoa học, công nghệ, ứng dụng, triển khai các kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất trong các

trang trại ngày càng phổ biến nên lao động của huyện hiện nay cũng khó khăn trong tìm kiếm việc làm ở các trang trại.

2.2.7. Nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của trang trại

Nếu chúng ta chỉ xét cho từng loại hình trang trại thì các trang trại trên địa bàn huyện có quy mô vốn đầu tư khá thấp, chỉ khoảng 50 - 500 triệu đồng, tập trung nhiều nhất là khoảng từ 50 - 250 triệu đồng.

Nguồn vốn đầu tư của các trang trại trên địa bàn huyện Cam Lộ chủ yếu là nguồn vốn tự có, năm 2012 nguồn vốn tự có của các chủ trang trại huy động để đầu tư vào hoạt động sản xuất chiếm 84,2%. Vốn vay ngân hàng và vốn khác chỉ chiếm 15,8%. Điều này chứng tỏ các trang trại đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, chủ yếu là do không có tài sản thế chấp.

Bảng 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn hình thành của trang trại huyện Cam Lộ qua các năm (ĐV: %)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số 100 100 100 100 100

Vốn tự có 92,1 90,3 89,3 84,8 84,2

Vốn vay 4,8 6,8 8,1 12,9 13,7

Vốn khác 3,1 2,9 2,6 2.3 2,1

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Cam Lộ Bảng 2.10: Bình quân vốn sản xuất của trang trại phân theo loại hình năm 2012

(ĐVT: triệu đồng)

Trang trại cây

hàng năm Trang trại cây lâu năm Trang trại chăn nuôi Trang trại lâm nghiệp Trang trại nuôi trồng thủy sản Trang trại tổng hợp

- 104,6 1.197,3 - 520 560

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Cam Lộ

Theo loại hình trang trại thì năm 2012, trang trại chăn nuôi có vốn sản xuất bình quân lớn nhất, đạt 1.197,3 triệu đồng, tiếp theo là trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp bình quân vốn sản xuất lần lượt là 520 triệu đồng, 560 triệu đồng. Còn trang trại cây lâu năm thì chỉ đạt 104,6 triệu đồng.

Các trang trại tuy còn gặp nhiều khó khăn về tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh doanh sản xuất nhưng bằng nỗ lực, các chủ trang trại đã sử dụng triệt để nguồn vốn sẵn có của mình cũng như tranh thủ vay mượn được các tổ chức ngân hàng trong việc

trang bị các yếu tố sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nên kết quả kinh doanh ngày càng cao và nguồn vốn sử dụng có hiệu quả hơn.

2.2.8. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Việc tiêu thụ nông sản chủ yếu thông qua thu mua trực tiếp tại nơi thu hoạch của các trang trại hoặc thông qua các đại lí, các chợ trên địa bàn huyện nên tính tự túc trong trang trại nông nghiệp còn cao. Các trang trại ở đây chưa thiết lập được mối liên hệ lâu dài giữa sản xuất nông sản với lưu thông, giữa bán sỉ và bán lẻ để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá cho nên khả năng tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm của các chủ trang trại còn hạn chế, việc liên kết tiêu thụ còn yếu. Đặc biệt, khó khăn lớn nhất mà các trang trại trong huyện đang phải đối mặt đó là sự bị động, thiếu ổn định trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Do đó, phần lớn sản phẩm nông sản hàng hóa do các trang trại ở huyện Cam Lộ sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho thị trường trong tỉnh và trong nước, thị trường nước ngoài còn hạn chế.

2.2.9. Thu nhập của trang trại

Năm 2010, tổng thu nhập của các trang trại là 7.027 triệu đồng, thu nhập bình quân/trang trại là 101 triệu đồng/trang trại. Qua năm 2012 tổng thu nhập giảm còn 5.540 triệu đồng song thu nhập bình quân/trang trại lại tăng lên 923 triệu đồng/trang trại. Điều này đã lí giải cho việc ở huyện Cam Lộ vào năm 2011, 2012 chỉ có 6 trang trang trại được công nhận đạt loại chuẩn.

Bảng 2.11: Tổng thu nhập, thu nhập bình quân/trang trại năm 2010 và 2012

Năm 2010 Năm 2012 Tổng số trang trại Tổng thu nhập của trang trại (triệu đồng) Thu nhập bình quân / trang trại (triệu đồng/tr.trại) Tổng số trang trại Tổng thu nhập của trang trại (triệu đồng) Thu nhập bình quân / trang trại (triệu đồng/tr.trại) Tổng 70 7027 101 6 5540 923

Trang trại cây hằng năm - - - - - -

Trang trại cây lâu năm 61 5368 88 2 1560 780

Trang trại chăn nuôi 5 905 181 1 1200 1200

Trang trại lâm nghiệp - - - - - -

Trang trại nuôi trồng TS 1 301 301 1 810 810

Trang trại tổng hợp 3 453 151 2 1970 985

5.368 triệu đồng (2010) và 1.560 triệu đồng (2012) so với các loại trang trại khác. Thấp nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản, đạt tổng thu nhập là 301 triệu đồng (2010) và 810 triệu đồng (2012).

Trong tổng thu nhập của các loại hình trang trại, chỉ có trang trại cây lâu năm là giảm tổng thu nhập do số lượng trang trại giảm rất nhanh, chỉ còn 2 trang trại vào năm 2012, trong khi các loại trang trại khác có tổng thu nhập tăng và tăng nhanh như trang trại tổng hợp. Trang trại này giảm số lượng trang trại nhưng tổng thu nhập lại tăng vì được đầu tư để phát triển tổng hợp sản xuất cả về các loại sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và chất lượng sản phẩm được quan tâm nên có thu nhập cao, đồng thời ít chịu rủi ro khi thị trường biến động.

Thu nhập bình quân/trang trại của các loại hình trang trại đều tăng trong giai đoạn 2010 - 2012. Năm 2012, thu nhập bình quân của các trang trại đều trên 700 triệu đồng và có trang trại đạt trên mức thu nhập bình quân của cả huyện, cho thấy các trang trại trong những năm gần đây hoạt động có hiệu quả hơn các năm trước.

2.3. Đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

2.3.1. Kết quả đạt được 2.3.2. Khó khăn, hạn chế

- Nhận thức của một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở và nhân dân về KTTT còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm nên chưa làm tốt công tác quy hoạch phát triển KTTT; việc xây dựng và phát triển trang trại phần lớn là do nhân dân tự phát, do vậy không đủ tiêu chí quy mô về diện tích, số lượng, chất lượng không cao; có một số trang trại chưa nắm vững quy trình kĩ thuật, chu chuyển vòng đời của vật nuôi dẫn đến hạch toán kinh tế sai, đầu tư thua lỗ.

- Khí hậu, thời tiết trong những năm gần đây thay đổi bất thường, tình hình dịch bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi thường xuyên xảy ra, giá cả vật tư nông nghiệp có nhiều biến động tăng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng sản phẩm và sự đầu tư của các chủ trang trại.

- Trình độ của các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại còn thấp, còn thiếu hiểu biết về thị trường và hạn chế về trình độ quản lí, mặt khác lại thiếu vốn

để phát triển sản xuất lâu dài, thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá cả nông sản xuống thấp, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng càng khó khăn.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất và đầu tư thâm canh đã được các chủ trang trại quan tâm, song kết quả vẫn còn nhiều hạn chế, đầu tư còn nhỏ lẻ, dàn trải, thiếu tập trung, chạy theo phong trào, mang tính kinh tế hộ nhiều hơn là KTTT trên cả ba mặt: vốn, trình độ và số lượng lao động.

- Kết cấu hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước... đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ, chủ yếu tập trung các khu dân cư, chưa vươn tới các vùng có nhiều tiềm năng để tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển KTTT; một số công trình chưa thực sự phát huy được hiệu quả khi đưa vào khai thác và sử dụng.

- Tính liên kết giữa chủ trang trạng với các cơ sở chế biến, các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm chưa cao; chưa thực hiện tốt việc tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng dài hạn, có đảm bảo.

- Chính sách ưu đãi đối với KTTT còn hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu mở rộng KTTT như hiện nay; vấn đề cấp, giao quyền sử dụng đất, vốn vay, khuyến nông, bảo hiểm và thị trường chưa đáp ứng kịp thời.

Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại

- Các cơ quan chức năng: nông nghiệp - địa chính, ngân hàng, khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ thực vật, thú y, mặt trận và các đoàn thể nhân dân phối hợp chưa đồng bộ trong việc tạo điều kiện và vận động nhân dân xây dựng và phát triển KTTT. Các trang trại đều thiếu vốn, các trang trại hình thành mới chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, chưa có nhiều trang trại của mô hình hợp tác và hợp tác xã.

- Giá cả, thị trường cho đầu ra sản phẩm thiếu ổn định, nhà nước quản lí thiếu chặt chẽ nên chủ trang trại thường bị ép giá, thua thiệt so với tư thương và một số doanh nghiệp.

- Lao động trong các trang trại và các chủ trang trại chủ yếu chưa qua đào tạo chuyên môn, hợp đồng lao động theo thời vụ, không bền vững, cán bộ kĩ thuật còn thiếu…

- Còn thiếu cơ chế, chính sách đủ mạnh để phối hợp, liên kết các tiểu vùng kinh tế trọng điểm của huyện, chưa phát huy tốt nguồn lực tại chỗ, thiếu sức hấp dẫn để thu hút đầu tư bên ngoài, thị trường đầu ra sản phẩm thiếu ổn định, còn phụ thuộc quá lớn vào các yếu tố bên ngoài. Hệ thống các dịch vụ phục vụ phát triển KTTT còn quá mỏng, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1. Cơ sở định hướng

Xuất phát từ mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Quảng Trị.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thời kì 2011 - 2020 đạt 3,5 - 4%/năm. Trong đó:

- Tăng diện tích vùng lúa chất lượng cao lên khoảng 15.000 ha vào năm 2015 và khoảng 18.000 - 20.000 ha vào năm 2020.

- Tăng tỉ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 35% vào năm 2015 và khoảng 40% vào năm 2020. Trọng tâm là nâng cao chất lương đàn gia súc, gia cầm theo hướng tăng tỉ trọng thông qua mô hình chăn nuôi trang trại tập trung và hộ gia đình.

- Phấn đấu sản lượng thủy sản vào năm 2015 đạt khoảng 32 - 33 ngàn tấn, năm 2020 đạt khoảng 38 ngàn tấn.

- Phấn đấu mỗi năm trồng mới trên 4.500 ha rừng tập trung, nâng độ che phủ của rừng đạt xấp xỉ 50% năm 2015 và trên 60% năm 2020.

Xuất phát từ tiềm năng của huyện có thể khai thác để phát triển KTTT.

- Huyện Cam Lộ có vị trí địa lí thuận lợi, nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Trị và là cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của thị xã Đông Hà - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Quảng Trị.

- Có nhiều dạng địa hình khác nhau như đồi núi, gò đồi và vùng đồng bằng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện cam lộ, tỉnh quảng trị năm 2023 (Trang 33 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w