Bộ quá nhiệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống phát điện tận dụng nhiệt thừa tại nhà máy xi măng (Trang 35 - 37)

Vai trò của bộ quá nhiệt

Bộ quá nhiệt là bộ phận để sấy khơ hơi, biến hơi bão hịa thành hơi q nhiệt. Hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao hơn, do đó nhiệt lượng tích lũy trong một đơn vị khối lượng hơi quá nhiệt cao hơn nhiều so với hơi bão hòa ở cùng áp suất. Bởi vậy khi công suất máy giống nhau nếu dùng hơi q nhiệt thì kích thước máy sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với máy dùng hơi bão hòa.

Cấu tạo của bộ quá nhiệt

Bộ quá nhiệt thường được chế tạo gồm những ống xoắn nối vào các ống góp. ống xoắn bộ quá nhiệt là những ống thép uốn gấp khúc có đường kính từ 32-45 mm, được biểu diễn trên hình 2.3.

Hình 2.3: Nguyên lý cấu tạo của nồi hơi

Để nhận được hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao (có thể đến 560oC), cần phải đặt bộ quá nhiệt ở vùng khói có nhiệt độ cao (trên 700oC). Khi đó nhiệt độ hơi trong ống và nhiệt độ khói ngồi ống của bộ quá nhiệt đều cao, yêu cầu các ống thép của bộ quá nhiệt phải được làm bằng thép hợp kim. Kích thước bộ quá nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ hơi quá nhiệt. Về cấu tạo, có thể chia thành 3 loại:

- Bộ quá nhiệt đối lưu: Bộ quá nhiệt đối lưu nhận nhiệt chủ yếu bằng đối lưu của dịng khói, đặt trên đoạn đường khói nằm ngang phía sau cụm pheston. Bộ q nhiệt đối lưu dùng cho các nồi hơi có nhiệt độ hơi q nhiệt khơng vượt quá 510oC. Cấu tạo của bộ quá nhiệt đối lưu được biểu diễn trên hình 2.5.

- Bộ quá nhiệt nửa bức xạ: Bộ quá nhiệt nửa bức xạ nhận nhiệt cả bức xạ từ ngọn lửa lẫn đối lưu từ khói, được đặt ở cửa ra buồng lửa, phía trước cụm pheston và thường được dùng ở những lị có nhiệt độ hơi q nhiệt khoảng 530 - 560oC.

- Bộ quá nhiệt bức xạ: Bộ quá nhiệt bức xạ nhận nhiệt chủ yếu bằng bức xạ trực tiếp của ngọn lửa, được đặt ngay trong buồng lửa xen kẽ với dàn ống sinh hơi của hai tường bên. Đối với những lị có thơng số cao, nhiệt độ hơi trên 560 oC thì tỷ lệ nhiệt lượng dùng để quá nhiệt hơi rất lớn, nhất là lị có q nhiệt trung gian hơi, khiến cho kích thước bộ q nhiệt rất lớn. Vì vậy phải đặt một phần bộ quá nhiệt vào trong buồng lửa để hấp thu nhiệt bức xạ nhằm giảm bớt kích thước bộ quá nhiệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống phát điện tận dụng nhiệt thừa tại nhà máy xi măng (Trang 35 - 37)