.12 Tương quan điện áp – dịng điện trong mơ hình kiểm chứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống điện mặt trời làm việc trong điều kiện có bóng che tức thời, không đồng đều (Trang 67 - 87)

4.2 Kết quả mô phỏng

Để đánh giá tổng quan hiệu quả của phương pháp dị tìm điểm GMPP trong điều kiện bóng che một phần được đề xuất qua luận văn, nhiều trường hợp mô phỏng khác nhau được thực hiện nhằm bao quát các điều kiện có khả năng trong quá trình hoạt động được thực hiện và các kết quả thu nhận được sẽ được trình bày chi tiết trong các phần dưới đây.

Trong mỗi trường hợp mô phỏng, mức bức xạ ban đầu được giữ bằng nhau tại tất cả các tấm pin, sau thời gian 0.5s sẽ xuất hiện hiện tượng bóng che một phần trên hệ thống pin này. Lúc này lượng bức xạ mặt trời mỗi tấm pin thu được có sự thay đổi khơng giống nhau và lần lượt nhận các mức bức xạ khác nhau. Khi đó giải thuật dị tìm MPPT trong điều kiện bóng che được đề xuất sẽ được dùng để xác định vị trí GMPP trên hệ thống pin này. Nhiều mức bức xạ mặt trời khác nhau được đưa ra với vị trí GMPP thay đổi khác nhau khi so với vị trí các LMPP sẽ được dùng để đánh giá khả năng dị tìm được điểm GMPP của hệ thống trong giải thuật được đề xuất. Các kết

quả qua quá trình mơ phỏng được ghi nhận trong từng trường hợp cụ thể như bên dưới.

4.2.1 Khi BXMT trên các tấm pin lần lượt là 1000, 1000, 1000, 400 W/m2

Trong trường hợp bức xạ mặt trời trên mỗi tấm pin lần lượt là 1000, 1000, 1000, 400 W/m2, kết quả thực thi mối liên hệ giữa công suất ngõ ra và điện áp trên các tấm pin được thể hiện như trong Hình 4.13. Qua hình có thể nhận thấy điểm GMPP đạt được tại mức điện áp 50.38V và có cơng suất cực đại lúc này là 3484.5W

Hình 4. 13 Mối tương quan P-V của hệ thống PV khi tại các mức bức xạ mặt trời lần lượt là 1000, 1000, 1000, 400 W/m2

Trong trường hợp này, để kiểm chứng chương trình tìm GMPPT bức xạ mặt trời ban đầu được chọn là 1000 W/m2, sau 0.5s thì bức xạ mặt trời trên mỗi tấm pin sẽ lần lượt là 1000, 1000, 1000, 400 W/m2. Kết quả đạt được trong mô phỏng được thể hiện như trong Hình 4.14. Qua kết quả này nhận thấy khi có sự thay đổi cường độ bức xạ mặt trời tại thời điểm 0.5s, hệ thống đã nhanh chóng điều chỉnh điện áp ngõ ra hệ thống PV nhằm đưa điểm hoạt động về điểm MPP mới. Tuy nhiên, do chưa có sự tham gia của giải thuật tìm kiếm GMPP nên hệ thống khơng thể xác định điểm công suất cực đại mới này có phải là điểm GMPP hay khơng. Lúc này giải thuật tìm kiếm GMPP được khởi động sau khi có sự thay đổi điểm là việc của hệ thống pin. Sau quá trình tìm kiếm khoảng 0.8s (tại thời điểm 1.4s), hệ thống đã xác định đúng được điểm GMPP với các thông số được đưa ra đúng như trên.

Hình 4. 14 Cơng suất và điện áp ngõ ra hệ thống pin NLMT trong thời gian mơ phỏng với chương trình tìm điểm GMPP ở mức BXMT từ 1000W/m2 sang 1000, 1000,

1000, 400 W/m2

4.2.2 Khi BXMT trên các tấm pin lần lượt là 1000, 400, 400, 400 W/m2

Trong trường hợp bức xạ mặt trời trên mỗi tấm pin lần lượt là 1000, 400, 400, 400 W/m2, kết quả thực thi mối liên hệ giữa công suất ngõ ra và điện áp trên các tấm pin được thể hiện như trong Hình 4.15. Qua hình có thể nhận thấy điểm GMPP đạt được tại mức điện áp 71.4V và có cơng suất cực đại lúc này là 2015.3W

Hình 4. 15 Mối tương quan P-V của hệ thống PV khi tại các mức bức xạ mặt trời lần lượt là 1000, 400, 400, 400 W/m2

Trong trường hợp này, để kiểm chứng chương trình tìm GMPPT bức xạ mặt trời ban đầu được chọn là 1000 W/m2, sau 0.5s thì bức xạ mặt trời trên mỗi tấm pin sẽ lần lượt là 1000, 400, 400, 400 W/m2. Kết quả đạt được trong mô phỏng được thể hiện như trong Hình 4.16. Qua kết quả này nhận thấy khi có sự thay đổi cường độ bức xạ mặt trời tại thời điểm 0.5s, hệ thống đã nhanh chóng điều chỉnh điện áp ngõ ra hệ thống PV nhằm đưa điểm hoạt động về điểm MPP mới. Tuy nhiên, do chưa có sự tham gia của giải thuật tìm kiếm GMPP nên hệ thống không thể xác định điểm công suất cực đại mới này có phải là điểm GMPP hay khơng. Lúc này giải thuật tìm kiếm GMPP được khởi động sau khi có sự thay đổi điểm là việc của hệ thống pin. Sau quá trình tìm kiếm khoảng 0.6s (tại thời điểm 1.1s), hệ thống đã xác định đúng được điểm GMPP với các thông số được đưa ra đúng như trên.

Hình 4. 16 Cơng suất và điện áp ngõ ra hệ thống pin NLMT trong thời gian mơ phỏng với chương trình tìm điểm GMPP ở mức BXMT từ 1000W/m2 sang 1000, 400, 400,

400 W/m2

4.2.3 Khi BXMT trên các tấm pin lần lượt là 1000, 1000, 700, 400 W/m2

Trong trường hợp bức xạ mặt trời trên mỗi tấm pin lần lượt là 1000, 1000, 700, 400 W/m2, kết quả thực thi mối liên hệ giữa công suất ngõ ra và điện áp trên các tấm pin được thể hiện như trong Hình 4.17. Qua hình có thể nhận thấy điểm GMPP đạt được tại mức điện áp 53.6V và có cơng suất cực đại lúc này là 2696.6W

Hình 4. 17 Mối tương quan P-V của hệ thống PV khi tại các mức bức xạ mặt trời lần lượt là 1000, 1000, 700, 400 W/m2

Trong trường hợp này, để kiểm chứng chương trình tìm GMPPT bức xạ mặt trời ban đầu được chọn là 1000 W/m2, sau 0.5s thì bức xạ mặt trời trên mỗi tấm pin sẽ lần lượt là 1000, 1000, 700, 400 W/m2. Kết quả đạt được trong mô phỏng được thể hiện như trong Hình 4.18. Qua kết quả này nhận thấy khi có sự thay đổi cường độ bức xạ mặt trời tại thời điểm 0.5s, hệ thống đã nhanh chóng điều chỉnh điện áp ngõ ra hệ thống PV nhằm đưa điểm hoạt động về điểm MPP mới. Tuy nhiên, do chưa có sự tham gia của giải thuật tìm kiếm GMPP nên hệ thống khơng thể xác định điểm công suất cực đại mới này có phải là điểm GMPP hay khơng. Lúc này giải thuật tìm kiếm GMPP được khởi động sau khi có sự thay đổi điểm là việc của hệ thống pin. Sau quá trình tìm kiếm khoảng 0.8s (tại thời điểm 1.4s), hệ thống đã xác định đúng được điểm GMPP với các thông số được đưa ra đúng như trên.

Hình 4. 18 Cơng suất và điện áp ngõ ra hệ thống pin NLMT trong thời gian mơ phỏng với chương trình tìm điểm GMPP ở mức BXMT từ 1000W/m2 sang 1000, 1000, 700,

400 W/m2

4.2.4 Khi BXMT trên các tấm pin lần lượt là 400, 500, 600, 1000 W/m2

Trong trường hợp bức xạ mặt trời trên mỗi tấm pin lần lượt là 400, 500, 600, 1000 W/m2, kết quả thực thi mối liên hệ giữa công suất ngõ ra và điện áp trên các tấm pin được thể hiện như trong Hình 4.19. Qua hình có thể nhận thấy điểm GMPP đạt được tại mức điện áp 74.35V và có cơng suất cực đại lúc này là 2152.85W

Hình 4. 19 Mối tương quan P-V của hệ thống PV khi tại các mức bức xạ mặt trời lần lượt là 400, 500, 600, 1000 W/m2

Trong trường hợp thứ nhất, bức xạ mặt trời ban đầu được chọn là 1000 W/m2, sau 0.5s thì bức xạ mặt trời trên mỗi tấm pin sẽ lần lượt là 400, 500, 600, 1000 W/m2. Kết quả đạt được trong mô phỏng được thể hiện như trong Hình 4.20. Qua kết quả này nhận thấy khi có sự thay đổi cường độ bức xạ mặt trời tại thời điểm 0.5s, hệ thống đã nhanh chóng điều chỉnh điện áp ngõ ra hệ thống PV nhằm đưa điểm hoạt động về điểm MPP mới. Tuy nhiên, do chưa có sự tham gia của giải thuật tìm kiếm GMPP nên hệ thống không thể xác định điểm công suất cực đại mới này có phải là điểm GMPP hay khơng. Lúc này giải thuật tìm kiếm GMPP được khởi động sau khi có sự thay đổi điểm là việc của hệ thống pin. Sau quá trình tìm kiếm khoảng 0.8s (tại thời điểm 1.3s), hệ thống đã xác định đúng được điểm GMPP với các thông số được đưa ra như trên.

Hình 4. 20 Cơng suất và điện áp ngõ ra hệ thống pin NLMT trong thời gian mô phỏng với mức BXMT từ 1000W/m2 sang 400, 500, 600, 1000 W/m2

Trong trường hợp thứ hai, bức xạ mặt trời ban đầu được chọn là 500 W/m2, sau 0.5s thì bức xạ mặt trời trên mỗi tấm pin sẽ lần lượt là 400, 500, 600, 1000 W/m2. Kết quả đạt được trong mô phỏng được thể hiện như trong Hình 4.21. Qua kết quả này nhận thấy khi có sự thay đổi cường độ bức xạ mặt trời tại thời điểm 0.5s, hệ thống đã nhanh chóng điều chỉnh điện áp ngõ ra hệ thống PV nhằm đưa điểm hoạt động về điểm MPP mới. Tuy nhiên, do chưa có sự tham gia của giải thuật tìm kiếm GMPP nên hệ thống không thể xác định điểm cơng suất cực đại mới này có phải là điểm GMPP hay khơng. Lúc này giải thuật tìm kiếm GMPP được khởi động sau khi có sự thay đổi

điểm là việc của hệ thống pin. Sau quá trình tìm kiếm khoảng 0.8s (tại thời điểm 1.3s), hệ thống đã xác định đúng được điểm GMPP với các thông số được đưa ra như trên.

Hình 4. 21 Cơng suất và điện áp ngõ ra hệ thống pin NLMT trong thời gian mô phỏng với mức BXMT từ 500W/m2 sang 400, 500, 600, 1000 W/m2

4.2.5 Nhận xét

Qua các kết quả thu được trong phần mô phỏng, nhận thấy trong khoảng thời gian ngắn, dưới 1s tính từ thời điểm xuất hiện sự thay đổi bức xạ mặt trời, thì giải thuật dị tìm điểm cơng suất cực đại tồn cục trong trường hợp bóng che một phần đã thực hiện xong. Việc rút ngắn thời gian tìm kiếm đã góp phần giảm thiểu tổn thất cơng suất trong q trình dị tìm điểm cơng suất cực đại, góp phần nâng cao hiệu quả của phương pháp dị tìm được đề xuất.

Qua các kết quả thu được, cho thấy giải thuật được đề xuất luôn xác định đúng điểm cơng suất cực đại tồn cục trong các trường hợp tiêu biểu khác nhau được thực hiện trong luận văn. Điều này cho thấy độ chính xác cao trong phương pháp dị tìm điểm cơng suất cực đại, góp phần nâng cao hiệu quả của phương pháp dị tìm được đề xuất.

Các giải thuật P&O truyền thống, INC truyền thống khơng có khả năng tìm đúng điểm GMPP mà chúng chỉ nhảy đến điểm MPP gần nhất khi có hiện tượng thay đổi

điểm MPP xuất hiện. Do đó, khi so sánh các giải thuật này với giải thuật được đề xuất trong luận văn ta có hai trường hợp rút ra như sau

Trường hợp 1: Nếu điểm GMPP gần điểm làm việc trước đó. Lúc này các giải thuật truyền thống đều có thể tiến đến điểm GMPP để tiếp tục làm việc. Lúc này sẽ khơng có tổn thất cơng suất do làm việc sai điểm công suất cực đại gây ra. Ví dụ ở Hình 4.22 giả sử điểm làm việc ban đầu là điểm C thì các giải thuật phổ biến như P&O, INC có nhảy đến điểm D là điểm làm việc cực đại

Trường hợp 2: Khi điểm làm việc trước đó nằm gần điểm LMPP. Lúc này, các giải thuật truyền thống sẽ tiến đến điểm làm việc mới là điểm LMPP thay vì điểm GMPP. Ví dụ ở Hình 4.22 điểm làm việc ban đầu là điểm B giả sử các giải thuật phổ biến như INC, P&O nhảy đến điểm mới là C hoặc A thì ta thấy có một sự chênh lệch rất lớn về cơng suất sẽ xảy ra vì điểm làm việc lớn nhất lúc này là điểm D chứ không phải là điểm A.Tại điểm C : VC = 54.08 ; PC =1830W

Tại điểm D: VD = 74.35 (V) ; PD = 2152.85 (W)

Chênh lệch công suất lúc này: [(2152.85 – 1830)/2152.85]100 = 15% Lúc này, do không thu được công suất cực đại nên hệ thống sẽ bị tổn thất công suất lớn nhất có thể có. Sự tổn thất cơng suất phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa điểm GMPP và LMPP này. Có thể thấy chúng thay đổi rất lớn, từ vài phần trăm đến vài chục phần trăm. Đối với các hệ thống lớn, tổn thất này khá lớn và cần phải khắc phục.

Hình 4. 22 Cơng suất và điện áp ngõ ra hệ thống pin NLMT với mức BXMT từ 400, 500, 600, 1000 W/m2

Ta có Bảng 4.3 tổng hợp so sánh giữa lý thuyết và thuật tốn tìm GMPPT được đề xuất trong luận văn:

STT Trường hợp Lý thuyết GMPPT đề xuất Vmax (V) Pmax (W) Vmax (V) Pmax (W) 01 Bức xạ từ 1000W/m2 sang 1000-1000-1000-400W/m2 50.38 3484.5 50.38 3484.5 02 Bức xạ từ 1000W/m2 sang 1000-400-400-400W/m2 71.4 2015.3 71.4 2015.3 03 Bức xạ từ 1000W/m2 sang 1000-1000-700-400W/m2 53.6 2696.6 53.6 2696.6 04 Bức xạ từ 1000W/m2 sang 400-500-600-400W/m2 74.35 2152.85 74.35 2152.85 05 Bức xạ từ 500W/m2 sang 400-500-600-400W/m2 74.35 2152.85 74.35 2152.85

Như vậy qua bảng 4.3 trên ta thấy được giải thuật tìm điểm GMPPT trên là phù hợp và cho kết quả chính xác

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI 5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

Qua các kết quả đạt được trong mơ hình mơ phỏng hệ thống pin năng lượng mặt trời cũng như trong q trình nghiên cứu các thơng số và yếu tố liên quan đến vấn đề xác định điểm công suất cực đại tồn cục trong trường hợp bóng che một phần được trình bày trong luận văn, một số các kết luận được đưa ra như sau:

− Đã tìm hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào quan điện

− Đã trình bày được các phương trình tính tốn dịng điện ngõ ra của tế bào quan điện trong mối liên hệ với các yếu tố cơ bản như cấu trúc pin mặt trời, điện áp trên hai đầu tế bào quan điện, nhiệt độ vận hành của pin và cường độ bức xạ mặt trời chiếu vào tấm pin.

− Đã nghiên cứu được các phương pháp xác định điểm công suất cực đại trong một hệ thống pin NLMT trong điều kiện vận hành bình thường với cường độ bức xạ mặt trời đồng nhất chiếu vào tấm pin.

− Đã nghiên cứu được tổng quan các giải pháp xác định điểm công suất cực đại toàn cục trong một dãy pin NLMT trong điều kiện bị bóng che một phần hiện nay.

− Đã đề xuất được một phương pháp xác định điểm cơng suất tồn cục của một dãy pin NLMT trong điều kiện bóng che một phần có hiệu quả và có tính khả thi cao.

− Đã xây dựng được một mơ hình hóa mơ phỏng hệ thống pin NLMT nhằm phục vụ u cầu chứng minh giải thuật dị tìm được điểm cơng suất tồn cục của một dãy pin NLMT trong điều kiện bóng che một phần được đề xuất trong luận văn.

5.2 Hướng phát triển.

Tuy nhiên, trong q trình thực hiện, do cịn nhiều hạn chế về thời gian, trình độ và năng lực tài chính, luận văn vẫn cịn nhiều thiếu sót và hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Các vấn đề được nêu cũng chính là các cơng việc được kiến nghị thực

hiện trong thời gian tiếp theo để phát triển hoàn thiện hơn hướng nghiên cứu này. Các vấn đề đó bao gồm:

− Thực hiện một mơ hình vật lý để kiểm tra kết quả đạt được trong thực tiễn vận hành hệ thống pin năng lượng mặt trời. Đây là việc làm cần thiết để đánh giá toàn diện các kết quả đạt được trong thực nghiệm.

− Áp dụng các thuật tốn thơng minh, điều khiển tối ưu trong vấn đề điều khiển các hệ thống điện tử công suất nhằm nâng cao chất lượng điều khiển hệ thống để thay thế bộ chuyển đổi DC/DC hiện tại.

− Phát triển chức năng hòa lưới điện nhằm nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống pin trong điều kiện có các hệ thống điện lưới quốc gia bên cạnh. Với tính năng hịa đồng bộ lưới điện, hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ có tính linh hoạt cao hơn, nâng cao tính thực tiễn và khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống điện mặt trời làm việc trong điều kiện có bóng che tức thời, không đồng đều (Trang 67 - 87)