Giản đồ chuyển biến đẳng nhiệt Austenit quá nguội (giản đồ T-T-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tôi cảm ứng từ cục bộ CNC cho mặt phẳng (Trang 69 - 71)

2.2. Cơ sở lý thuyết công nghệ nhiệt luyện

2.2.4.1. Giản đồ chuyển biến đẳng nhiệt Austenit quá nguội (giản đồ T-T-

của thép cùng tích

Giản đồ T – T – T của thép cùng tích: Nhiệt độ (T) - thời gian (T) và chuyển biến (T). Vì biểu đồ có dạng chữ "C" nên cịn gọi là đường cong chữ “C”.

Khi γ bị nguội tức thời dưới 727oC nó chưa chuyển biến ngay được nên gọi là γ q nguội có tính chất khơng ổn định [27].

Giản đồ có 5 vùng:

- Trên 727oC là khu vực tồn tại của γ ổn định. - Bên trái chữ "C" đầu tiên là vùng γ quá nguội.

- Giữa hai chữ "C" là pha γ đang chuyển biến (tồn tại cả ba pha γ, F và Xê)

- Bên phải chữ "C" thứ hai là các sản phẩm phân hóa đẳng nhiệt γ quá nguội là hỗn hợp của F - Xê với mức độ nhỏ mịn khác nhau.

- Dưới đường Mđ (200oC - 240oC), Mactenxit + Austenit dư. - Giữ γ quá nguội ở nhiệt độ sát A1:

+ To khoảng 700oC, ΔTo nhỏ, khoảng 25oC: Peclit (tấm), độ cứng 10 - 15 HRC.

+ To khoảng 650oC, ΔTo khoảng 75oC: Xoocbit tôi, độ cứng 25 - 35 HRC.

+ To thấp hơn nữa, ở đỉnh lồi chữ “C” (500oC ÷ 600oC): Trơxtit, độ cứng 40 HRC.

Cả 3 chuyển biến trên đều là chuyển biến Peclit, còn Xoocbit và Troxtit được coi là các dạng phân tán của Peclit.

Khi giữ Austenit quá nguội ở nhiệt độ khoảng 450oC - 250oC nhận được Bainit, độ cứng 50 – 55 HRC. Đây được coi là chuyển biến trung gian vì F hơi q bão hịa cacbon (0,10%), Xê là Fe2,4÷3C, có một lượng nhỏ γ (dư), trung gian (giữa P và M).

Từ Peclit (tấm), Xoocbit, Trôxtit cho tới Bainit độ quá nguội tăng lên → mầm càng nhiều → tấm càng nhỏ mịn hơn và độ cứng càng cao hơn.

Tóm lại: chuyển biến ở sát A1 được Peclit, ở phần lồi được Trôxtit, ở giữa hai mức Xoocbit, phía dưới đựợc Bainit. Làm nguội đẳng nhiệt nhận được tổ chức đồng nhất trên tiết diện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp tôi cảm ứng từ cục bộ CNC cho mặt phẳng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)