Bộ điểu chỉnh tốc độ có sự tham gia của AGC

Một phần của tài liệu Ổn định tần số hệ thống điện trong điều kiện sự cố (Trang 40 - 42)

Sai số khu vực (ACE)

Hệ thống điện được chia nhỏ theo khu vực địa lý, chính trị để dễ dàng điều khiển. Các hệ thống tải, máy phát, đường dây gần nhau với các đặc tính gần giống nhau được gom thành một khu vực riêng để điều khiển và phân tích. Các khu vực khác nhau được kết nối bằng đường dây truyền tải. Mỗi khu vực có độ lệch cơng suất tác dụng khác nhau và bù bằng công suất từ khu vực khác. Độ lệch công suất tác dụng trên đường dây truyền tải kết nối các khu vực điều khiển điện với nhau được gọi là sai số khu vực (ACE: Area Control Error).

Trong trường hợp đơn giản với 2 khu vự điều khiển, độ lệch tần số được tính bởi: = ∆ + ∆ (2.11) = ∆ + ∆ (2.12) Với: 1 R 1 R Turbine Governor Turbine Governor    + Điểm đặt tải - + P'm ∆PL  P"m +  Tổ máy chỉ điều khiển sơ cấp Điều khiển thứ cấp cho tổ máy - - + 

Ổn định tần số hệ thống điện trong điều kiện sự cố

GVHD: TS. Nguyễn Minh Tâm Trang 20

HVTH: Nguyễn Hoàng Nhật

= 1 + (2.13)

= 1 + (2.14)

Trong đó: ACE1, ACE2 là sai số khu vực 1 và 2

P12 là công suất truyền từ vùng 1 sang vùng 2 P21 là công suất truyền từ vùng 2 sang vùng 1 D1, D2 là hệ số giảm chấn của tải vùng 1, tải vùng 2 R1, R2 là hệ số tỉ lệ của vùng 1, vùng 2

∆f là độ lệch tần số

2.3 Điều chỉnh tần số trong hệ thống điện Việt Nam [16]

Theo [16], quy định tần số định mức trong hệ thống điện Việt Nam là 50Hz. Ở các chế độ vận hành khác nhau của hệ thống tần số được phép dao động trong phạm vi quy định. Tần số được phép dao động từ 49,8Hz đến 50,2Hz trong điều kiện vận hành bình thường. Khi sự cố xảy ra, tần số được phép dao động trong khoảng 49,5Hz đến 50,5Hz.

Dựa vào tần số của hệ thống, điều khiển tần số thứ cấp ở Việt Nam được chia làm 03 cấp như sau :

˗ Điều khiển tần số cấp I là đáp ứng của hệ thống AGC nhằm duy trì tần số định mức 50,0Hz với dải dao động cho phép ± 0,2Hz.

˗ Điều khiển tần số cấp II là điều chỉnh tự động hoặc điều chỉnh bằng tay các tổ máy phát điện nhằm đưa tần số nằm ngoài khoảng 50,0 ± 0,5Hz về giới hạn trong khoảng 50,0 ± 0,5Hz.

˗ Điều khiển tần số cấp III (sau đây viết tắt là điều tần cấp III) là điều chỉnh bằng sự can thiệp bởi lệnh điều độ để đưa tần số hệ thống điện vận hành ổn định theo quy định hiện hành và đảm bảo phân bổ kinh tế công suất phát các tổ máy phát.

Bộ điều tốc của tổ máy phát điện của nhà máy điện có cơng suất lắp đặt trên 30 MW phải có khả năng làm việc với các giá trị hệ số tĩnh của đặc tính điều chỉnh nhỏ hơn hoặc bằng 5%.

Các tổ máy phát điện tham gia dịch điều tần phải có khả năng thay đổi ít nhất 4% cơng suất định mức của tổ máy trong vịng 10 giây và có thể duy trì mức thay đổi này tối thiểu trong 10 phút. Đồng thời các tổ máy này phải có khả năng tăng hoặc giảm công suất tự động theo tần số một cách tự động.

Tổ máy cung cấp dịch vụ dự phịng quay phải có khả năng tăng cơng suất trong vịng 25 giây và duy trì ở mức cơng suất đó tối thiểu 30 phút. Đồng thời các tổ máy này phải có khả năng tăng cơng suất theo tần số tự động hoặc bằng tay.

Đối với trường hợp tần số thay đổi nhanh chóng và vượt ra ngồi phạm vi tự điều khiển của các tổ máy phát điện khi mà điều khiển bằng tay không đủ thời gian để điều chỉnh hệ thống thì phương án sa thải tự động được dùng để điều khiển tần số hệ thống điện. Phân cấp điều khiển tần số ở hệ thống điện Việt Nam được thể hiện ở hình 2.13.

Một phần của tài liệu Ổn định tần số hệ thống điện trong điều kiện sự cố (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)