Cán cân thương mại quốc tế :

Một phần của tài liệu Thương mại quốc tế (Trang 26 - 31)

Kế hoạch 2006-2010

Căn cứ về các dự báo về hoạt động xuất khẩu, cán cân thương mại trong 5 năm tới (2006-2010) thặng dư khoảng 0,8 tỷ USD do khối lượng nhập khẩu tăng trưởng chậm và những mặt hàng trước đây nhập khẩu sắp tới trong nước sẽ tự sản xuất được.

Một số chỉ tiêu định hướng kế hoạch thương mại quốc tế 2006-2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 5

năm(2001-2005)

Kế hoạch 5 năm (2006-2010) GDP theo giá hiện

hành tỷ USD 53,0 94-98 Tổng kim ngạch xuất khẩu tỷ DSD 110,8 258,7 Tổng kim ngạch nhập khẩu tỷ USD 130,2 286,5 Thâm hụt (NX) tỷ USD 19,4 27,8 NX/GDP % 36,6 28,4-29,6

Tình hình thực hiện kế hoạch trong giai đoạn 2006-2008 chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 9 tháng 2008 ∑kim ngạch xuất khẩu tỷ USD 39,83 48,56 48,7 ∑kim ngạch nhập khẩu tỷ USD 44,89 62,68 64,26 Nhập siêu tỷ USD 5,06 14,12 15,56 Nhập siêu/∑xuất khẩu % 12,7 29,1 31,97

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu 2006-2008 tăng mạnh (bình quân tăng 26,1%/năm). Mặc dù xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhưng cán cân thương mại vẫn lệch do nhập khẩu tăng nhanh gây nên nhập siêu ngày càng lớn. Tỷ lệ nhập

siêu so với xuất khẩu 2 năm 2005-2006 luôn ở dưới 13% nhưng năm 2007 tăng nhanh (29,2%) và năm 2008 khoảng 30%.

Các nguyên nhân khiến cho mức nhập siêu cả năm 2007 tăng cao đó là: - Do nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao và đầu tư nước ngoài tiếp tăng

mạnh. Ngoài ra, việc nhập khẩu máy móc thiệt bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng ở mức cao như máy bay, máy móc cho tổ hợp khí điện đạm Cà Mau, thiết bị dầu khí, thiết bị cho các nhà máy xi măng, đóng tàu.

- Do giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng (giá thép thành phẩn tăng bình quân 93USD/tấn, phôi thép tăng 105 USD/tấn, phân bón tăng 21USD/tấn, chất dẻo tăng 144USD/tấn, sợi các loại tăng 151USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469USD/tấn). Bên cạnh đó, lượng nhập khẩu một số mặt hàng cũng tăng đáng kể như xăng dầu tăng 8%, thép thành phẩm tăng 35,6%, phân bón tăng 12,2%, sợi các loại tăng 26,8%...Nhìn chung, trị giá kim ngạch nhập khẩu tăng đều tập trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Tổng giá trị tăng thêm do giá và lượng ước tính khoảng 7,5 tỷ USD. - Do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng nhập khẩu. Kim

ngạch xuất khẩu năm 2007 tăng 20,5% so với năm 2006 được đánh giá là tốt nhưng mức tăng vẫn thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2006 là 22,8%. Nguyên nhân là do khối lượng và giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực đã có xu hướng chững lại và thậm chí giảm dần do những hạn chế mang tính cơ cấu như diện tích có hạn, năng suất có hạn, thời tiết không thuận lợi, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.

- Do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu trong năm 2007 cũng đã

liệu, dệt may, giày dép, ô tô và linh kiện ô tô, điện tử, nông sản thực phẩm…tăng. Ngoài các nước ASEAN, Việt Nam cũng nhập siêu lớn tờ các nền kinh tế Châu Á, đứng đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.

Từ cuối năm 2007 đến nay, tỷ trọng nhập siêu tăng mạnh dần theo các tháng, bất chấp những nỗ lực kìm chế của chính phủ. Đáng chú ý, có tới 82,4% tổng trị giá nhập siêu nghiêng về khu vực kinh tế trong nước (11,9 tỷ USD) với những phần tăng nổi cộm như ôtô tăng 600%, linh kiện ôtô: 300%, thép các loại: 200%, máy tính và linh kiện tăng 43,1%, máy móc thiết bị tăng: 42,5%, phân bón các loại tăng: 39,5%...

Ngoài ra, trong 5 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã chi ra trên 1 tỷ USD nhập khẩu vàng cũng như khoảng 4 tỷ USD nhập khẩu phôi thép, phân bón, xi măng…mang hơi hướng đầu cơ.Với một nền kinh tế đang trỗi dậy như Việt Nam thì tỷ lệ nhập siêu là khó tránh khỏi. Thực tế, gần 18 năm nhập siêu liên tục của Việt Nam (từ năm 1990 đến nay, trừ năm 1992) cũng cho thấy trên 90% hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu…tóm lại hầu hết là đầu vào phục vụ nhu cầu đầu tư.

Tính đến tháng 5/2008, nhập siêu đã lên đến 14,4 tỷ USD- cao gấp 3,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái và đạt con số đỉnh điểm trong vòng 18 năm trở lại đây. Với nền kinh tế có độ mở vào độ nhất nhì khu vực Châu Á, với tỷ lệ kim ngạch xuất nhập khẩu lên đến gần 70% GDP. Việt Nam không thể không đẩy mạnh nhập khẩu vì nhập khẩu chính là động lực đầu vào cho tăng trưởng xuất khẩu. Càng muốn tăng xuất khẩu, càng phải đẩy mạnh nhập khẩu- không còn cách nào khác.

Nhất là từ năm 2007 đến nay, nguồn cung ngoại tệ thuận lợi cũng là một yếu tố tranh thủ để nhập khẩu đầu tư chiều sâu cho nền kinh tế. Nếu chỉ dừng ở con số và lập luận này thì 14,4 tỷ USD chưa nói lên điều gì. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn

về cơ cấu nhập khẩu mới thấy độ vênh lớn giữa tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu thô, bán thành phẩm với máy móc thiết bị (bình quân 58,5% so với 27,8% trong suốt giai đoạn 1991-2007), chưa kể phần nhập khẩu dịch vụ. Rõ ràng chưa đến 30% nhập khẩu dành cho máy móc thiết bị - nghĩa là khoảng chừng đó được dành cho đầu tư theo chiều sâu. Một tỷ lệ quá thấp để đạt kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hoá vào năm 2020. Đó là chưa tính được bao nhiêu phần trăm trong số 27,8% đó dành cho khu vực sản xuất trong nước, bao nhiêu phần trăm mua máy móc thiết bị để làm hàng sản xuất gia công. Như vậy, với gần 60% tỷ trọng nhập khẩu nguyên nhiên liệu, gần 20 năm qua, Việt Nam vẫn không thoát khỏi vai trò ‘công xưởng gia công’, làm nhiều mà giá trị gia tăng thấp.Thực tế, các mặt hàng được coi là chủ lực đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng chính là ‘thủ phạm’ nhập khẩu nhiều như dệt may, da giầy, đồ gỗ, điện tử, máy tính, sản phẩm nhựa…

Như vậy chúng ta phải tốn rất nhiều mồ hôi để đổi lấy một ít ngoại tệ sau khi đã trừ đầu trừ đuôi.

Một thực tế đáng buồn nữa đó là tỷ trọng nhập siêu và xuất siêu của khu vực kinh tế trong nước với khu vực có vốn nước ngoài quá chênh lệch nhau. Nhìn vào số liệu của Tổng cục Thống kê trong 10 năm liên tục, suốt từ năm 1997-2007 sẽ thấy, trong khi các doanh nghiệp trong nước luôn nhập siêu, liên tục trong suốt 10 năm qua thì khu vực FDI lại liên tục xuất siêu. Như vậy, khối FDI có hiệu quả kinh tế cao hơn. Dĩ nhiên, không thể không nói đến đặc thù của khôi FDI vốn chỉ chọn Việt Nam để tận dụng sức lao động rẻ (và họ đã tận dụng hiệu quả) để tập trung xuất khẩu trong khi khối doanh nghiệp trong nước còn phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Tuy nhiên, nhập siêu không phải hoàn toàn là không tốt. Với quy mô và tính chất nhập siêu của Việt Nam từ trước tới nay có thể nhận định, nhập siêu cũng

có tác động tích cực đến nền kinh tế. Nhập siêu- mặt tốt là để nạp đầu vào, để ‘bơm máu’ cho sự phát triển và cất cánh.

Xăng dầu, sắt thép và phôi thép, ôtô nguyên chiếc là 3 trong số 6 nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất. Nếu kiềm chế được tốc độ nhập khẩu của 3 nhóm hàng này, chắc chắn sẽ kiềm chế được nhập siêu.

Một phần của tài liệu Thương mại quốc tế (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w