Tổng quan các kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sa thải phụ tải áp dụng mạng nơron, thuật toán AHP và fuzzy logic (Trang 32 - 34)

Chất lượng điện năng và độ tin cậy là điều kiện tiên quyết trong việc cung cấp điện cho Khách hàng. Hiện nay, yêu cầu từ phía Khách hàng ngày càng cao nên mức độ đòi hỏi hệ thống không những đủ cơng suất mà cịn phải đảm bảo độ ổn định, tin cậy trong vận hành. Khả năng phát của nguồn sẽ tỷ lệ thuận với số lượng tải trong hệ thống.

Bên cạnh đó, ngành Điện cũng phải dự trữ một lượng công suất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu khi có sự dao động về tải, nhưng yêu cầu đó hiện nay vẫn chưa đảm bảo được do hệ thống điện vẫn cịn có nhiều nhiễu loạn và gây nên tình trạng mất điện.

Thơng thường, các sự cố hay các sự nhiễu loạn của hệ thống điện là phần lớn do sự cố mất điện của máy phát điện, hoặc do tải thay đổi bất ngờ (tăng thêm tải). Tại thời điểm xảy ra các sự cố, hệ thống dễ xảy ra tình trạng mất ổn định. Mức độ của sự mất ổn định tùy thuộc vào thời gian và tính chất của các sự nhiễu loạn.

Tiêu chuẩn đánh giá ổn định chất lượng điện năng trong hệ thống là giá trị tần số và điện áp. Nếu một trong hai thông số thay đổi sẽ dẫn đến sự mất cân bằng công suất trong hệ thống và gây nên sự nhiễu loạn.

và nếu kéo dài sẽ dẫn đến tan rã hệ thống.

Sau khi xảy ra các trường hợp nhiễu loạn, việc nhanh chóng đưa các thơng số về thông số ban đầu hoặc đưa hệ thống về điểm ổn định mới là điều hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa việc sụp đổ hệ thống. Vì vậy, sa thải phụ tải là một trong các phương án bắt buộc phải lựa chọn. Tuy nhiên, số lượng tải cần ngắt và thời gian cắt cũng được xem là yếu tố quan trọng quyết định trong việc ổn định hệ thống. Chính vì thế, việc lựa chọn phương pháp sa thải phụ tải tối ưu cũng là vấn đề cần thiết và cấp bách.

Hiện nay, trong lĩnh vực vận hành HTĐ có nhiều phương pháp khác nhau để sa thải phụ tải và phục hồi hệ thống. Các phương pháp này đã được phát triển bởi các nhà nghiên cứu và đã được sử dụng trong ngành công nghiệp năng lượng trên toàn thế giới. Phần lớn các phương pháp này đều có nguyên tắc chung là dựa trên sự suy giảm tần số trong hệ thống.

Việc sa thải tải quá mức cần thiết đã không được ưa chuộng vì nó gây ra sự khơng hài lịng từ phía Khách hàng. Các cải tiến đối với các phương pháp truyền thống đã dẫn đến sự phát triển của phương pháp sa thải phụ tải dựa trên tần số cũng như tốc độ thay đổi của tần số. Điều này cho phép dự đoán tốt hơn lượng phụ tải sẽ phải sa thải, và nâng cao độ chính xác của phương pháp.

Gần đây, việc mất điện đã gây sự chú ý tới các vấn đề của sự ổn định điện áp trong hệ thống. Giảm điện áp có thể là một kết quả của một sự nhiễu loạn. Đó là ngun nhân chính, tuy nhiên, cịn có thể do cung cấp không đủ công suất phản kháng. Điều này hướng các nhà nghiên cứu tập trung vào phương pháp để duy trì sự ổn định điện áp của hệ thống.

Sau khi xem xét các thông số cho sa thải tải, cần thiết phải có các thiết bị phù hợp cho việc thu thập dữ liệu hệ thống để các dữ liệu đưa vào cho chương trình sa thải được chính xác như các giá trị thực tế. Thông thường, các bộ phận đo lường pha được sử dụng để thu thập dữ liệu thời gian thực (các đại lượng P, Q, U, I, f, …).

trọng về an ninh, chính trị, quốc phịng, đặc tính dây chuyền cơng nghệ, khả năng bị thiệt hại về kinh tế khi có sự cố mất điện,... Tùy theo tính chất quan trọng này mà phụ tải được sắp xếp thứ tự ưu tiên nhất định khi áp dụng sa thải. Đảm bảo sao cho trong q trình sa thải có mức thiệt hại thấp nhất mà vẫn duy trì được sự cân bằng của hệ thống.

Khi có tình huống khẩn cấp, việc sa thải tải được dựa trên thứ ưu tiên đó, nghĩa là sa thải những phụ tải ít quan trọng trước, những tải quan trọng sẽ được sa thải sau cùng (hoặc không sa thải). Vì vậy, phương diện kinh tế đóng một phần quan trọng trong các kế hoạch sa thải tải. Thông thường, một phương pháp tiếp cận thông minh sẽ được sử dụng kết hợp. Tổng số lượng của tải phải sa thải được chia thành nhiều bước riêng biệt, nó được sa thải tương ứng theo sự suy giảm của tần số.

Ví dụ, khi tần số giảm đến điểm nhận đầu tiên chắc chắn được xác định trước phần trăm của tổng phụ tải được sa thải. Nếu có một sự giảm tiếp trong tần số và nó đạt đến điểm nhận thứ hai, tỷ lệ phần của tải cịn lại được sa thải. Q trình này sẽ diễn ra cho đến khi tần số tăng trên giới hạn dưới của nó. Số lượng tải bị sa thải trong mỗi bước là một yếu tố quan trọng về hiệu quả của chương trình.

Bằng cách giảm tải trong mỗi bước, khả năng sa thải tải quá mức sẽ được giảm thiểu. Trong khi xem xét số lượng tải được sa thải và lượng tải sa thải mỗi bước, cần tính đến u cầu cơng suất phản kháng của mỗi tải. Thông thường, những nhiễu loạn như mất một máy phát điện gây ra điện áp giảm. Một cách hiệu quả để khôi phục lại điện áp là giảm phụ tải cơng suất phản kháng. Do đó, khi tải tiêu thụ một lượng cao cơng suất phản kháng, nó sẽ được cắt giảm đầu tiên; biên độ điện áp có thể được cải thiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sa thải phụ tải áp dụng mạng nơron, thuật toán AHP và fuzzy logic (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)