2.4. Đặc tính kênh truyền đƣờng cáp điện
2.4.6. Sự phát xạ sóng điện từ và khả năng gây nhiễu
Khi truyền tín hiệu đi trên đƣờng điện, tín hiệu sẽ đƣợc phát xạ vào khơng gian. Có thể xem lƣới điện là một anten khổng lồ, thu và phát tín hiệu, vì vậy phải
26
làm thế nào hạn chế tín hiệu phát xạ từ lƣới điện, không gây nhiễu đến các hệ thống thông tin khác.
Khi sử dụng dải tần số từ 1 – 20MHz cho truyền thông, sự phát xạ là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi vì nhiều ứng dụng radio khác đƣợc cho phép trong khoảng tần số này. Nó khơng thích hợp cho một hệ thống gây nhiễu với thông tin trên máy bay, thông tin hàng hải, và các hệ thống thông tin quảng bá khác. Những nghiên cứu gần đây về vấn đề này cố gắng thiết đặt mức công suất phát của sự truyền dẫn. Điều rất quan trọng là cơng việc này sẽ đƣợc hồn thành trong tƣơng lai gần, từ đó giới hạn việc sử dụng băng tần này và sự phát triển của hệ thông tin cho kênh truyền là lƣới điện.
Với đƣờng cáp điện đi trên các cột điện đƣợc cắm trên mặt đất thì sự phát xạ rất lớn, đồng thời nhiễu thu vào từ sóng cũng sẽ lớn. Khi đƣờng cáp đƣợc đi ngầm dƣới mặt đất thì sự phát xạ sẽ là nhỏ và ít ảnh hƣởng đến các hệ thống khác. Thay vào đó là sự phát xạ từ các hộ gia đình sẽ trở thành thành phần đóng góp chủ yếu. Các đƣờng dây điện bên trong các hộ gia đình khơng đƣợc che chắn và vì thế sự phát xạ là khá nghiêm trọng. Một giải pháp có thể sử dụng là khối lọc tín hiệu thơng tin từ đầu vào căn nhà. Bên trong nhà, tần số và công suất phát đƣợc lựa chọn sao cho khả năng gây nhiễu là nhỏ nhất, khối lọc tín hiệu thơng tin làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin giữa hai kênh truyền là trong nhà và ngoài nhà.