Các nghiên cứu trong nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị cơ khí thu hồi năng lượng sóng biển (Trang 25 - 30)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.1.1. Các nghiên cứu trong nƣớc

Bài báo: “Nghiên cứu và thử nhiệm thiết bị phát điện từ năng lƣợng sóng biển” của tác giả Nguyễn Đông Anh, Nguyễn Văn Hải – Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam đƣợc đăng trên “Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Biển; Tập 17, Số 1: 2017”. Bài viết đƣa ra các kết quả bƣớc đầu đạt đƣợc trong nghiên cứu và thử nghiệm thiết bị phát điện từ năng lƣợng sóng biển. Trên cơ sở các kết quả phân tích, tính tốn động lực học và mô phỏng số sự hoạt động của thiết bị, thiết bị phát điện đƣợc chế tạo hoạt động theo phƣơng thẳng đứng của sóng biển, phao của thiết bị thả nổi trên mặt biển để truyền năng lƣợng sóng biển đến máy phát điện đƣợc gắn cố định ở đáy biển. Kết quả thử nghiệm ở biển nhận đƣợc với công điện thiết bị phát ra hoạt động ổn định đạt đến 200 W, điện áp phát ra 220 VAC tần số 50 Hz thực sine. Các kết quả nghiên cứu cho thấy thiết bị hoàn toàn phù hợp với các điều kiện thực tế biển Việt Nam.

Hình 1.1: Sơ đồ ngun lý mơ hình của tác giả Nguyễn Đơng Anh và Nguyễn Văn

2

Hình 1.2: Mơ hình của tác giả Nguyễn Đơng Anh và Nguyễn Văn Hải.

Bài báo: “Nghiên cứu thiết bị chuyển đổi năng lƣợng sóng biển thành năng lƣợng điện dạng phao nổi” của các tác giả: ThS. Phùng Văn Ngọc - Viện Khoa học thủy lợi Miền Trung và Tây nguyên, GS.TS Nguyễn Thế Mịch, TS. Lê Vĩnh Cẩn - Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, ThS. Đoàn Thị Vân - Trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn Trung Ƣơng đƣợc đăng ở tạp chí Khoa học và công nghệ thủy lợi số 21 - 2014. Bài báo giới thiệu các kết quả nghiên cứu thiết bị biến đổi năng lƣợng sóng biển thành điện năng sử dụng nguyên lý phao nổi hình hộp chữ nhật. Bài báo cũng đƣa ra một số kết quả tính tốn cho thiết bị biến đổi năng lƣợng sóng biển áp dụng cho vùng có mức năng lƣợng lớn.

3

Hình 1.3: Nguyên lý mơ hình của tác giả ThS. Phùng Văn Ngọc, GS.TS Nguyễn

Thế Mịch, TS. Lê Vĩnh Cẩn và ThS. Đoàn Thị Vân. [2]

Bài báo: “Khảo sát và tính tốn một số đặc tính của thiết bị chuyển đổi năng lƣợng sóng biển” của các tác giả: Phùng Văn Ngọc - Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây nguyên, Nguyễn Thế Mịch - Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, Đặng Thế Ba - Trƣờng Đại học Công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội đƣợc đăng trên tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trƣờng - số 41 (6/2013). Bài báo giới thiệu các nghiên về cứu thiết bị biến đổi năng lƣợng sóng biển thành điện năng sử dụng nguyên lý phao nổi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đi vào khảo sát, phân tích và tính tốn các đặc tính của thiết bị biến đổi năng lƣợng sóng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy đƣợc việc sử dụng thiết bị dao động phao nổi hoàn toàn đáp ứng về mặt chuyển đổi năng lƣợng trong thực tế với điều kiện áp dụng tại vùng biển Việt Nam. Quá trình nghiên cứu đƣa ra một số kết quả tính tốn cho thiết bị biến đổi năng lƣợng sóng biển dạng hình trụ áp dụng cho vùng có mức năng lƣợng lớn.

4

Hình 1.4: Mơ hình của tác giả Phùng Văn Ngọc, Nguyễn Thế Mịch, Đặng Thế Ba

[3]

Bài báo: “Nghiên cứu thiết bị chuyển đổi năng lƣợng sóng đặt ven bờ” của tác giả: Tống Đức Năng, Lê Hồng Chƣơng đƣợc đăng trong tạp chí Khoa học và cơng nghệ xây dựng số 4 – 2017. Trong bài báo này, một mơ hình thiết bị chuyển đổi năng lƣợng sóng biển theo nguyên lý phao nổi đƣợc đề xuất, một số thơng số chính của thiết bị cũng đƣợc tính tốn, khảo sát cho điều kiện Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thiết bị dao động phao nổi chuyển hóa năng lƣợng sóng thành năng lƣợng dịng thủy lực để làm quay tuabin máy phát điện là phù hợp với điều kiện tại một số khu vực.

5

Hình 1.5: Mơ hình của tác giả Tống Đức Năng, Lê Hồng Chƣơng. [4]

Bài báo: “Nghiên cứu hệ thống chuyển đổi năng lƣợng sóng biển thành năng lƣợng điện” của các tác giả Bùi Đăng Linh, Nguyễn Hoàng Quốc Việt, Huỳnh Châu Duy - Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM, Trƣờng ĐH Bách khoa TP. HCM. Bài báo này giới thiệu các nghiên cứu của các bộ biến đổi năng lƣợng sóng biển nhƣ bộ biến đổi năng lƣợng sóng biển chìm Aschimedes Wave Swing (AWS) và bộ biến đổi năng lƣợng sóng biển Wave Dragon (WD). Bên cạnh đó, các nghiên cứu, phân tích và mô phỏng kỹ thuật điều khiển công suất tác dụng và công suất phản kháng cho bộ biến đổi năng lƣợng sóng biển sử dụng máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu cũng đƣợc giới thiệu trong bài báo. Các kết quả mô phỏng bằng phần mềm Simulink/Matlab cho thấy tính hiệu quả của các bộ điều khiển mà đã đƣợc áp dụng cho máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu của hệ thống biến đổi năng lƣợng sóng biển.

6

Hình 1.6: Mơ hình của tác giả Bùi Đăng Linh, Nguyễn Hoàng Quốc Việt và Huỳnh

Châu Duy. [5]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế chế tạo thiết bị cơ khí thu hồi năng lượng sóng biển (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)