Nội hàm 2: Diễn giải Hợp đồng tại Điều

Một phần của tài liệu KỶ yếu tọa đàm các QUY ĐỊNH mới của PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG mại tòa án NHÂN dân tối CAO (Trang 72 - 75)

III. Diễn giải một sốn ội dung của Công ước Viên

2. Nội hàm 2: Diễn giải Hợp đồng tại Điều

CISG nói về cách thức giải thích hợp đồng: Khơng được sử dụng pháp luât quốc gia và các kỹ thuật giải thích mang tính quốc gia để giải thích hợp đồng do

Công ước điều chỉnh – điều 8 có hiệu lực cao hơn và thay thế hồn tồn pháp luật

quốc gia khi giải thích hợp đồng.

Vấn đề là liệu Cơng ước CISG có áp dụng cách tiếp cận chủ quan hay khách quan khi giải thích hợp đồng?

Hệ thống dân luật thường áp dụng cách tiếp cận chủ quan trong việc giải thích hợp đồng: hợp đồng là những gì mà các bên giao kết dự định một cách chủ

quan

Hệ thống thông luật áp dụng cách tiếp cận khách quan hơn: hợp đồng khơng phải là những gì các bên chủ định mà là những gì một bên thứ ba bình thường khi

nghe, đọc hợp đồng sẽ hiểu một cách khách quan ý định của các bên là gì.

Tại điểm này, Công ước đưa ra sự thỏa hiệp. Tại Điều 8.1 ghi rõ “Vì các mc

đích của Cơng ước này, các tuyên bố và hành vi của một bên được giải thích theo ý định ca bên đó nếu bên kia biết hoc không th không biết v ýđịnh đó“, có nghĩa

là Cơng ước áp dụng cách tiếp cận chủ quan của hệ thống dân luật khi bên cịn lại biết hoặc khơng thể khơng biết về ý định của bên kia. Bên muốn giải thích theo ý

định chủ quan của mình có trách nhiệm chứng minh bên cịn lại biết hoặc khơng thể khơng biết ý định đó.

Tuy nhiên, Điều 8.2 Nếu khon trên khơng th áp dng, các tuyên b và

hành vi ca mt bên được gii thích theo cách hiu ca mt người bình thường có

cận khách quan của hệ thống thơng luật khi một bên không biết hoặc không thể biết ý định của bên còn lại. Tại các nước dân luật, thơng thường, thay vì tập trung

vào ý nghĩa, nghĩa đen của từ, các nước theo hệ thống dân luật lại đi tìm hiểu ý định thực sự của các bên. Ngược lại, đối với hệ thống thông luật, ý định thực sự

của các bên không quan trọng, mà là sự giải thích ‘khách quan’ của người thứ ba, hoặc cịn gọi là “người bình thường”. Mặc dù khái niệm “người bình thường” quen

thuộc hơn với các luật sư thông luật nhưng khái niệm này cũng không quá khác xa khái niệm “bố mẹ tốt” (bon père de famille) trong luật dân sự Pháp và các trường hợp khác mà pháp luật thông luật sử dụng khái niệm “sự hợp lý”.

Khoản 3 điều 8 quy định những chứng cứ cần xem xét khi giải thích các tuyên bố và hành vi (và hợp đồng): Khi xác định ý định của một bên hoặc cách hiểu của mt người bình thường, cn xem xét đến mi hoàn cnh liên quan, bao gm các cuộc đàm phán, các thói quen do các bên t xác lp vi nhau, các tp quán và các hành vi sau đó của các bên".

Trong thông luật, khi một hợp đồng được giao kết bằng văn bản, có nhiều nguyên tắc về chứng cứ mà theo đó khơng cho phép Tịa án xem xét những nội

dung đàm phán và các hành vi sau này của các bên. Nguyên tắc chứng cứ cam kết (Parol evidence Rule) của thơng luật thậm chí khơng chấp nhận cả nhân chứng nếu hợp đồng được giao kết bằng văn bản – về cơ bản đối với hợp đồng văn bản, thông luật chỉ căn cứ duy nhất vào hợp đồng (ít nhất là theo truyền thống và về mặt nguyên tắc, tuy nhiên cũng có rất nhiều ngoại lệ). Như vậy, “nguyên tắc chứng cứ

cam kết” của thông luật rõ ràng bị từ chối. Vậy trường hợp hợp đồng có “điều khoản hợp nhất” quy định rằng văn bản hợp đồng là thỏa thuận hoàn chỉnh và khơng có hành vi hay tun bốnào trước hoặc sau khi giao kết hợp đồng được xem xét?

Vì quyền tự do hợp đồng của các bên là một nguyên tắc trong Công ước CISG và các bên có quyền tự do loại trừ các quy định của Cơng ước (ví dụ điều 8.3, tham khảo Điều 6), điều khoản hợp nhất sẽ có hiệu lực cao hơn Điều 8.3 và Tịa án sẽ khơng xem xét các nội dung thảo luận và các hành vi sau đó nếu các bên

đã có điều khoản hợp nhất. Khi giải thích điều khoản hợp nhất (ví dụ thỏa thuận áp dụng điều khoản) Tịa án có thể áp dụng Điều 8.3 và xem xét các nội dung thảo luận và các hành vi sau đó, v.v ...

Tham khảo ý kiến số 3 (đoạn 3) của Hội đồng cố vấn Công ước CISG: “3. Điều khoản hợp nhất, cịn được biết đến là Điều khoản thỏa thuận tồn bộ, trong đó một hợp đồng chu s điều chnh của Cơng ước CISG loi tr các tiêu chí gii thích và chng c quy định trong Cơng ước nhằm ngăn một bên vin dn tuyên b

hoc tha thuận không được đưa ra bằng văn bản. Hơn nữa, nếu các bên có cùng

ý định, Điều khon hp nht có th loi tr các chng c v tập quán thương mại.

Tuy nhiên khi xác định hiu qu của Điều khon hp nhất đó, tuyên bố nội dung đàm phán của các bên cũng như các hồn cảnh có liên quan phải được

xem xét.”

Merger Clause: Trong hợp đồng, luật sư Mỹ thường đưa ra câu “khi giải thích hợp đồng này, khơng được tính đến tất cả những gì đàm phán trước đây, những hành vi đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra sau này, mà chỉ được xem xét nội dung của Hợp đồng”.

Tóm lại, cách thức giải thích Hợp đồng phải theo điều 8 của Cơng ước CISG. Nhiều Thẩm phán có thói quen sử dụng luật nội dung và luật tố tụng, dùng kỹ thuật giải thích Hợp đồng nước mình để giải thích Hợp đồng. Cần lưu ý, điều 8 có hiệu lực cao hơn.

Hai ví dụ về án lệ mà Tịa án dùng luật quốc gia giải thích hợp đơng, cho

thấy các hậu quả là khác nhau.

Ví dụ 1: Bị đơn là 1 công ty của Đức, không giao được hàng, đã đưa ra lập luận là cảng giao hàng bị đóng băng vào thời điểm giao hàng, và coi đây là căn cứ

miễn trách nhiệm theo Điều 79 của CƯ Viên. (Ở Việt Nam gọi là “bất khả kháng” “force majeure”, tuy nhiên vì pháp luật các quốc gia hiểu rất khác nhau khái niệm này, nên các nhà soạn thảo không dùng từ ‘bất khả kháng’ [force majeure] mà sử

dụng từ ‘trở ngại’). Tòa án Mỹ khi đó rất cần án lệ cho lĩnh vực này, nhưng chưa

có án lệ giải thích Điều 79 của Cơng ước. Tịa án Mỹ khi đó đã áp dụng một án lệ liên quan đến cảng đóng băng tại sơng Mitsissipi. Trong án lệ này, Tòa án dùng Bộ

luật thương mại thống nhất (Uniform Commercial Code – UCC). Tuy nhiên, UCC

khác CƯ Viên, Điều 79, ở chỗ không nhấn mạnh đến điều kiện thứ 3, là việc mặc

dù đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể khắc phục được. Trong vụ

án này, mặc dù bên bị đơn đã chứng minh được rằng cảng đã đóng băng sớm hơn thông thường, nhưng theo Công ước viên, bên bị đơn cịn phải chứng minh thêm rằng đã tìm cách khắc phục, nhưng khơng được (ví dụ, đóng băng nhưng tàu có

hoạt động được khơng? Có tàu phá băng ởđó khơng?…)

Ví dụ 2: Người mua khiếu nại 16 ngày sau khi nhận hàng. Tòa án Đức bác, cho rằng lỗi này là nhìn thấy được, có thể thấy ngay khi nhận hàng và khi đó đáng

lẽ phải thông báo ngay lập tức cho bên bán. Theo Tòa án, để sau 16 ngày mới khiếu nại là quá dài. Đây là cách giải thích theo luật Đức bởi luật Đức quy định rằng việc kiểm tra hàng hóa phải được tiến hành “ngay lập tức”.

Một phần của tài liệu KỶ yếu tọa đàm các QUY ĐỊNH mới của PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG mại tòa án NHÂN dân tối CAO (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)