Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ tác động đến quan hệ kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu BIẾN đổi KHÍ hậu AN NINH LƯƠNG THỰC (Trang 25 - 27)

QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

I) Khái niệm

- Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá đồng nhân dân tệ là Trung Quốc giảm giá đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác, ở đây là Trung Quốc giảm giá đồng CNY so với đồng USD.

II) Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ tác động đến quan hệ kinh tế quốc tế quốc tế

của Việt Nam

1. Nguyên nhân

- 2019, do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Mỹ áp thuế quan 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, chủ yếu là hàng điện tử, công nghệ cao khiến Trung Quốc một lần nữa phá giá tiền tệ. Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ giúp tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc và giảm tác động của việc Mỹ tăng thuế đối với hàng Trung Quốc.

- 2020, Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã hạ nhiệt, tháng 6/2020, đồng nhân dân tệ đã mạnh lên. Ngoại hối, giá NDT lên 6,5361 đổi 1 USD. Hiện tại tỷ giá USD/CNY đang quanh vùng 6,76.

2. Thực trạng:

Ảnh hưởng của việc phá giá đồng nhân dân tệ đến quan hệ kinh tế Việt Nam

- Đối với xuất nhập khẩu:

+ Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), đồng NDT liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của đồng VND trước đồng USD, sẽ tạo ra chênh lệch mất giá giữa đồng NDT so với VND là rất lớn. Vì thế, giá trị của VND so với NDT tăng lên.

+ Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam nói chung, các mặt hàng thủy sản sang Trung Quốc nói riêng sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam, hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam nhiều gây cạnh tranh cho

hàng nội địa, dẫn đến nhập siêu.. VASEP ( Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt

Nam) cho hay, nước cạnh tranh xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung

Quốc (là Ấn Độ hiện đang có nguồn cung tơm giá rẻ hơn, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn.

+Chun gia tài chính Trần Đình Phương nhận định, đồng Nhân dân tệ yếu sẽ giúp hàng hóa Trung Quốc rẻ đi khi xuất khẩu, chiếm lợi thế cạnh tranh với hàng nội địa. Việt Nam là một quốc gia có giao dịch thương mại khá lớn với Trung Quốc. Do vậy, việc đồng tiền Trung Quốc mất giá, đồng Việt Nam tăng giá so với Nhân dân tệ thì hàng hóa Trung Quốc có thể sẽ tràn vào Việt nam nhiều hơn, gây áp lực lên hàng nội địa vẫn còn đang yếu ớt trong giai đoạn hậu COVID. Tuy vậy một số ngành được hưởng lợi vì giá nguyên liệu đầu vào giảm.

(Theo Bloomberg/CNBC/ Pháp luật TP.HCM)

Một phần của tài liệu BIẾN đổi KHÍ hậu AN NINH LƯƠNG THỰC (Trang 25 - 27)