a) Thống nhất hệ thống quản lý các khu RPH và củng cố bộ máy các BQL quản lý
Thống nhất củng cố hệ thống tổ chức bộ máy quản lý RPH trên cả nước. Đề nghị về quản lý nhà nước, các BQL RPH thống nhất là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT.
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 sẽ được xây dựng và ban hành, UBND các tỉnh xây dựng Đề án tổ chức quản lý RPH trên địa bàn, trong đó cần sáp nhập hoặc thành lập mới các BQL RPH theo quy định tại Điều 17 của của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018. Trong một số trường hợp cụ thể, có thể xem xét giảm tiêu chí điều kiện quy mơ diện tích xuống khoảng 3.000 ha để thành lập BQL RPH. Các tỉnh ven biển, do tính đặc thù của RPH, có thể thành lập riêng BQL RPH ven biển. Các BQL RPH có thể thống nhất quản lý chung tất cả các diện tích RPH nhỏ lẻ trong tồn tỉnh. Đề án sẽ xem xét nghiên cứu xây dựng tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách hoặc phương án bố trí đủ biên chế kiểm lâm cho các BQL RPH, RĐD đúng định mức 500 ha/một cán bộ kiểm lâm.
b) Xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức quản lý RĐD, RPH
Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong quản lý RĐD, RPH từ quy hoạch sử dụng đất đến tổ chức chỉ đạo thực hiện các dự án trên các vùng đất lâm nghiệp, đặc biệt là diện tích đất gần các khu RPH, để giảm mâu thuẫn, tránh xung đột lợi ích. Xây dựng Quy chế đồng quản lý RĐD, RPH giữa các BQL rừng với Chính quyền, cộng đồng dân cư và các bên liên quan, các tổ chức đồn thể chính trị, xã hội tại địa phương, cơ sở.
Đối với các khu RĐD, RPH ven biển, cần bổ sung những quy định chi tiết, cụ thể, phù hợp thực tế về tổ chức quản lý, BV&PTR, bảo vệ tài nguyên rừng trong Quy chế quản lý rừng. Đối với những khu rừng ngập mặn có nguồn lợi thủy sản phong phú là sinh kế của cư dân trong vùng, cần xây dựng Quy hoạch hợp lý, thiết lập các khu vực, nơi cộng đồng cư dân địa phương được phép khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.