Nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 81)

b. Quản lý của Đoàn Luật sư

2.7.5. Nguyên nhân khác

Với tính chất của nghề luật sư là nghề tự do, các luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng để nhận thù lao từ khách hàng, nên sự phát triển về số lượng của luật sư trước hết phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý về xã hội. Do điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta đang phát triển, mức thu nhập của người dân chưa đồng đều, trình độ dân trí chưa cao nên nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý trong xã hội đang ở mức độ thấp. Vì thế, nghề luật sư ở nước ta chưa thực sự có sức hấp dẫn, thu nhập của nhiều luật sư hoạt động nghề nghiệp chưa đủ để bảo đảm cuộc sống, đặc biệt đối với các tỉnh miền núi, khó khăn. Ngồi ra nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vị trí, vai trị của luật sư chưa đầy đủ, chưa toàn diện cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển về số lượng luật sư.

Do nhu cầu của xã hội, nhận thức của người dân vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của luật sư vừa ảnh hưởng đến sự phân bổ luật sư. Bên cạnh đó,

hiện nay Luật Luật sư khơng bắt buộc luật sư phải gia nhập Đoàn Luật sư nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Quy định này phù hợp với tính chất nghề luật sư là nghề tự do, các luật sư có thể tự do lựa chọn nơi hành nghề trong phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến thực tế một số luật sư chuyển về Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố lớn dẫn đến sự cách biệt lớn hơn về số lượng luật sư giữa các vùng miền.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng luật sư và tổ chức hành nghề luật sư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luật sư và tổ chức hành nghề luật sư ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)