Do bị thắt lại nên diện tích tiết diện ngang tại chỗ đó giảm, làm mật độ và cường độ của lực từ trường mạnh lên. Mặt khác, tại chỗ thắt do có điện trở cao nên nhiệt sinh ra lớn, làm kim loại nhanh chóng đạt đến trạng thái sơi và tạo ra áp lực lớn đẩy các giọt kim loại lỏng vào bể hàn.
Lực từ trường có khả năng làm chuyển dịch các giọt kim loại lỏng từ đầu que hàn vào bể hàn ở mọi vị trí.
Áp lực khí:
Khi hàn, kim loại lỏng ở đầu que hàn bị quá nhiệt mạnh và sinh ra khí. Ở nhiệt độ cao, thể tích của khí tăng và tạo ra áp lực lớn đủ để đẩy các giọt kim loại.
2.5. Các thông số cơng nghệ hàn:
Dịng điện hàn: phụ thuộc vào đường kính điện cực, dạng truyền của
kim loại lỏng và chiều dày của chi tiết hàn. Khi dịng điện thấp khơng đảm bảo độ ngấu, giảm độ bền của mối hàn, khi dòng điện q cao sẽ làm bắn tóe rỗ khí, mối hàn không đồng đều.
27
Điện áp hồ quang: là thơng số rất quan trọng, nó quyết định dạng truyền
kim loại lỏng. Điện áp hồ quang phụ thuộc vào chiều dày kim loại nền, kiểu liên kết, vị trí hàn. Để có giá trị điện áp hợp lý có thể phải hàn thử hoặc tra bảng sau đó tăng hoặc giảm cho phù hợp.
Tốc độ di chuyển: là tốc độ tuyến tính mà hồ quang dọc theo. Trong
điều kiện tất cả các yếu tố khác giữ nguyên không đổi, chiều sâu của mối hàn là lớn nhất với tốc độ di chuyển trung bình. Khi tốc độ di chuyển giảm đi, sự điền đầy của kim loại một điện cực trên một đơn vị chiều dài sẽ tăng lên. Với những tốc độ di chuyển rất chậm, hồ quang hàn tác động mạnh lên vũng hàn nóng chảy hơn là lên kim loại cơ bản, do đó làm giảm hiệu ứng thâm nhập sâu vào kim loại cơ bản khi đó mối hàn sẽ rộng hơn. Khi tốc độ di chuyển tăng lên, nhiệt lượng cấp trên một đơn vị mối hàn truyền vào kim loại cơ bản từ hồ quang đầu tiên tăng lên, do hồ quang tác dụng trực tiếp hơn vào kim loại cơ bản. Do đó, sự nóng chảy của kim loại cơ bản trước tiên tăng lên rồi giảm đi với tốc độ di chuyển tăng lên. Khi tốc độ di chuyển tăng thêm nữa, sẽ có xu hướng tạo nên sự khoét ngách dọc theo vách của mối hàn và kim loại điền đầy không đủ để điền vào tuyến đường kim loại bị nóng chảy do hồ quang gây nên.
Chiều dài nhô ra của điện cực: Chiều dài nhô ra của điện cực là khoảng
cách giữa đầu của ống tiếp điện và đầu của điện cực như thể hiện trên hình 2.10. Khi chiều dài nhơ ra tăng lên, điện trở của nó sẽ tăng lên. Nhiệt tỏa ra trên phần điện cực đó sẽ tăng lên, làm tăng nhiệt độ của điện cực và làm tăng tốc độ nóng chảy của điện cực. Nói chung, điện trở tăng sẽ tạo ra điện áp lớn hơn từ ống tiếp điện tới vật hàn. Điện áp rơi này sẽ được cảm nhận bởi nguồn điện, mà sẽ tạo ra bù trừ bởi sự giảm cường độ dịng điện. Điều đó sẽ làm giảm ngay lập tức tốc độ nóng cháy của điện cực, dẫn đến chiều dài hồ quang sẽ ngắn lại. Vì vậy, trừ khi có sự tăng điện áp trong máy hàn, kim loại điền đầy sẽ được đưa vào mối hàn như là một mối hàn hẹp có phần trên lồi cao. Chiều dài nhơ ra của điện cực thường t ẳ n ẵ inch (6 n 13 mm) đối với sự chuyển kim loại dạng đoản mạch và ½ đến 1 inch (13mm đến 25mm) đối với những kiểu chuyển kim loại vào mối hàn khác.
28