Vài nét về các điểm HotSpot

Một phần của tài liệu Tổng quan mạng wlan (Trang 68)

CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ TRIỂN KHA I SỬ DỤNG MẠNG WLAN

4.5 Vài nét về các điểm HotSpot

4.5.1 HotSpot là gì?

HotSpot là một địa điểm mà tại đó có cung cấp các dịch vụ kết nối không dây và dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao, thông qua hoạt động của các thiết bị thu phát không dây (Wireless Access Point). Nếu ta đang ở trong một điểm HotSpot và máy tính của ta đã có trang bị sẵn Card mạng khơng dây, khi đó ta hồn tồn có thể tham gia vào hệ thống mạng ở đó và truy cập vào Internet. Số lượng các điểm HotSpot đang tăng nhanh theo thời gian và bây giờ ta có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở các khu vực như Nhà hàng, quán Cafe, Sân bay…

Hình 25 : Mơ hình Hospot

4.5.2 Để tham gia vào một điểm HotSpot thì ta cần có những gì ?

Đơn giản ta chỉ cần có máy tính hoặc máy PDA có trang bị tính năng khơng dây. Cịn nếu máy tính hoặc máy PDA của ta chưa có tính năng đó thì truớc hết ta cần mua thêm các loại Card mạng không dây phù hợp để lắp vào chúng.

4.5.3 Làm thế nào để tìm thấy các điểm HotSpot?

Ta có thể gọi điện trực tiếp đến các nhà cung cấp dịch vụ để hỏi thăm về địa chỉ cụ thể của các điểm HotSpot của họ, hoặc ta cũng có thể truy cập vào Website : www.wifi-zone.org để tìm hiểu về các điểm HotSpot trên tồn thế giới.

4.5.4 Làm thế nào để tham gia vào một HotSpot ?

Đối với các điểm HotSpot khơng thu phí, để tham gia vào đó ta cần được cung cấp các thông tin về SSID của hệ thông mạng hay đơn giản là tên của hệ thống mạng. Còn đối với các điểm HotSpot thương mại, ta cần thiết lập một Account trước khi tham gia lần đầu tiên, account này sẽ được cung cấp bởi những người chủ của điểm HotSpot đó.

4.5.5 Vấn đề bảo mật tại các điểm HotSpot

Đối với các điểm HotSpot cơng cộng, vì mụch đích đơn giản hố q trình tham gia của người dùng nên hầu hết các tính năng bảo mật đều khơng được kích hoạt hoặc được dùng rất hạn chế, vì thế nếu ta có nhu cầu sử dụng bảo mật tại những địa điểm này thì cần tìm hiểu xem điểm HotSpot mà ta đang tham gia có hỗ trợ tính năng VPN Pass-through hay khơng ?

4.6 Khắc phục một số khó khăn khi sử dụng mạng không dây

Mạng không dây hấp dẫn thế, nhưng khơng phải lúc nào nó cũng hoạt động sn sẻ. Chẳng hạn, người dùng có thể gặp trường hợp khó chịu thế này: mạng đang hoạt động, bỗng dưng cứ khoảng 5 phút lại mất tín hiệu! Ngun nhân? Có thể do chính phần cứng của thiết bị khơng dây, có thể do phần mềm như xung đột dịch vụ Wireless Zero Configuration trong Windows XP...

Những rắc rối mà người dùng thường gặp được Liên Hiệp Wi-Fi xác minh trong các thử nghiệm của họ. Họ thử nghiệm sản phẩm mạng không dây trong phịng thí nghiệm để đảm bảo chúng hoạt động tốt với nhau. C. Brian Grimm, một phát ngôn viên của Liên Hiệp Wi-Fi cho biết: 'Khoảng 25% sản phẩm chúng tôi thử nghiệm không qua được lần thử đầu tiên, từ các lỗi nghiêm trọng đến các lỗi về hiệu năng hoạt động. Mà đấy là những sản phẩm đã được chuẩn bị để thử nghiệm!'.

Sau đây là một số cách làm tăng độ ổn định cho mạng không dây. Dưới đây là năm rắc rối mà ta có khả năng thường gặp: vùng chết, Windows kết nối lúc được lúc khơng, tầm phủ sóng, nhiễu và bảo mật.

Hình 26: Khắc phục lỗ đen Wifi b) Loại bỏ các lỗ đen WI-FI

Qua thử nghiệm, Liên Hiệp Wi-Fi xác nhận rằng card mạng khơng dây có thể kết nối với gateway ở cách nó từ 13-20m ở mơi trường gia đình và từ 20-30m ở mơi trường văn phịng. Khoảng cách này ngắn hơn so với lý thuyết mà nhiều nhà sản xuất công bố - bán kính phủ sóng 50m.

Các tác nhân ảnh hưởng là tường ngăn cách, sàn nhà, và cả người đi lại, vì thế ta khơng thể làm được gì để cải thiện. Ngồi ra, chính anten của gateway cũng có thể gây rắc rối. Ngay cả anten tốt nhất cũng khơng thể phát tín hiệu đều khắp ở mọi vị trí quanh nó.

Trong những trường hợp này, ta có thể di chuyển gateway hoặc chỉnh lại hướng của anten, hay mua thêm một hoặc nhiều anten mới. Tuy nhiên, trước khi quyết định làm gì ta cần phải đo độ mạnh của tín hiệu quanh “điểm chết” là vị trí ta muốn đặt máy tính nhưng lại khơng thu được tín hiệu. Bởi vì, đơi khi chỉ cần chỉnh lại vị trí bàn ghế hay tủ kệ là xử lý được.

Để đo độ mạnh của tín hiệu ta có thể dùng tiện ích đi kèm card mạng khơng dây, nhưng thường nó khơng cung cấp đủ thông tin để giúp ta gỡ rối. Netstumbler là phần mềm miễn phí chạy được trên laptop hoặc Pocket PC, sau khi cài đặt ta có thể

dùng laptop như một thiết bị phân tích tín hiệu Wi-Fi để quét các tần số mà thiết bị khơng dây sử dụng. NetStumbler dị được các thiết bị không dây xung quanh và cho biết độ mạnh của tín hiệu. Tuy nhiên, NetStumbler khơng hoạt động với mọi card mạng không dây và ta phải mất thời gian để học cách sử dụng. Ngoài ra, NetStumbler cũng khơng dị được các thiết bị không thuộc họ Wi-Fi hoạt động ở dãy tần 2,4GHz, như lị vi sóng hay điện thoại vô tuyến... Những thiết bị này cũng gây nhiễu cho mạng không dây.

Một khi đã loại trừ các nguồn gây nhiễu, bước kế tiếp là di chuyển gateway, nếu có thể và lý tưởng nhất là đến gần 'điểm chết'. Đặc biệt lưu ý hướng của anten, bởi vì thực tế các anten được quảng cáo là đẳng hướng cũng không phát tín hiệu như nhau ở mọi phương. Mỗi lần thay đổi vị trí gateway hoặc anten, hãy kiểm tra lại độ mạnh tín hiệu ở những vị trí mà ta muốn nhận tín hiệu.

Nếu di chuyển hoặc định hướng lại gateway hoặc anten khơng giải quyết được vấn đề, có thể ta cần dùng một anten khác. Giá của anten lắp ngoài khoảng từ 60- 250USD, tùy loại lắp trong nhà hay ngồi trời và tầm phủ sóng xa hay gần.

c) Tránh lỗi của Wi-Fi trong windows XP

Thuật ngữ “zero configuration” ngụ ý thiết lập rất dễ dàng, nhưng đối với dịch vụ Wireless Zero Configuration (WZC) của Windows XP thì thường không phải thế.

Rắc rối thường gặp: Cứ mỗi lần lắp card mạng vào (hoặc khởi động máy) thì Windows XP không kết nối vào mạng được. Như minh họa ở hình trên, triệu chứng thường gặp nhất là nút Connect trong hộp thoại kết nối mạng bị mờ đi, không nhấn vào được. Trong khi đó, đèn LED trên card mạng vẫn nhấp nháy và trong Device Manager cũng thông báo thiết bị đã được cài đặt đúng.

Trong một số trường hợp, lỗi này luôn xuất hiện mỗi khi mở máy, một số trường hợp khác thì khoảng 5 hoặc 6 lần mở máy mới bị một lần, cịn có người dùng chẳng bao giờ gặp lỗi này. Nhưng nếu gặp lỗi này thì thật sự rất khó chịu.

Trên các diễn đàn thảo luận, một số người dùng (không phải tất cả) cho biết, cài đặt 'Wireless Update Rollup Package' của Microsoft có thể giải quyết được các rắc rối của Wi-Fi

Nếu đã cài bản sửa lỗi mà rắc rối vẫn còn, ta thử tắt rồi khởi động lại dịch vụ WZC để 'ép' Windows XP khởi động lại trình điều khiển thiết bị của card mạng. Cịn nếu khởi động lại dịch vụ WZC vẫn khơng có tác dụng thì ta cần phải cập nhật 'firmware' cho card mạng Wi-Fi của máy tính xách tay, hoặc cập nhật trình điều khiển thiết bị lên phiên bản được chứng nhận cho Windows XP. Trường hợp tệ nhất, khi WZC hầu như không hoạt động, hãy thực hiện theo hướng dẫn trên để tắt dịch vụ này, rồi sau đó chỉ dùng phần mềm đi kèm với card mạng để thiết lập kết nối vào mạng cục bộ.

d) Mở rộng tầm phủ sóng

Khi muốn mở rộng vùng phủ sóng của mạng khơng dây, ta có nhiều lựa chọn. Cách tốt nhất là mua thêm một gateway hoặc Access Point (AP) không dây (80 - 200 USD). Các AP chỉ là thiết bị thu/nhận sóng radio nên cài đặt và gỡ rối đơn giản hơn gateway.

Kết nối các gateway/AP lại thế nào? Nếu có thể được thì đi cáp xun tường hoặc tầng để kết nối các gateway. Lựa chọn khác là kết nối không dây các gateway Wi-Fi liên tục với nhau, hệ thống này được gọi là WDS (Wireless Distribution System). Ví dụ một mơ hình WDS gồm một gateway đặt trong phòng làm việc kết nối với một gateway đặt giữa nhà, rồi gateway này lại kết nối với một gateway khác ở nhà trước hoặc nhà sau.

WDS cịn được gọi là cầu nối khơng dây, bởi vì lưu thơng từ gateway này được nối đến một gateway khác. Nhưng vì WDS khơng phải là chuẩn nên không phải gateway nào cũng hỗ trợ WDS và gateway/AP của các nhà sản xuất khác nhau lại thường hoạt động khác nhau. Cho nên, nếu muốn xây dựng hệ thống WDS, tốt nhất là mua các gateway của cùng một nhà sản xuất.

Cho dù dùng gateway hay AP, nếu thiết lập các cầu WDS không đúng ta có thể gây thêm phiền phức. Chẳng hạn, các gateway/AP cứ gửi tín hiệu cho nhau, thay vì phải ra Internet!

Trong mơi trường gia đình hoặc văn phịng, ta nên thiết lập một gateway không dây “thông minh” để kết nối mạng có dây và mạng khơng dây, nó đóng vai trị một tường lửa và có thể chạy thêm dịch vụ DHCP để cấp phát địa chỉ IP cho bất cứ máy tính nào kết nối vào mạng. Gateway này vừa làm rào cản vừa liên kết giữa Internet và mạng bên trong.

Còn ở các gateway khác, ta chỉ nên để chúng hoạt động như một AP khơng dây, tắt tất cả tính năng. Để tránh phát sinh rắc rối ta chỉ nên kích hoạt dịch vụ DHCP ở gateway kết nối trực tiếp ra Internet.

Một cách khác để mở rộng tầm phủ sóng của mạng khơng dây là sử dụng thiết bị họ HomePlug, dùng đường dây điện để kết nối mạng. Ta có thể kết nối hai gateway cách nhau khá xa trong cùng một tịa nhà nhằm phủ sóng các “điểm chết”.

e) Nhiễu phát sinh từ người sử dụng khác

Ngay cả khi mạng không dây của ta đang hoạt động rất tốt, nó vẫn có thể gặp rắc rối nếu như người khác chạy các thiết bị không dây dùng công nghệ Wi-Fi gây ảnh hưởng đến thiết bị của ta.

Tất cả thiết bị hoạt động ở băng tần 2,4GHz (trong đó có thiết bị Wi-Fi) được thiết kế để không gây nhiễu cho các thiết bị khác trong cùng băng tần, chẳng hạn điện thoại vô tuyến. Nhưng một vài chipset Wi-Fi lại không đáp ứng với các thiết bị khác.

Trong bất kỳ trường hợp nào, ta có thể loại bỏ nhiễu nếu ta và người sử dụng khác đồng ý thiết lập gateway sử dụng các kênh truyền khác nhau. Nhưng nếu ta khơng thể tìm ra người sử dụng gây nhiễu và thay đổi cả kênh truyền cũng không giải quyết được, ta nên xem xét mua anten đơn hướng. Một anten đơn hướng đặt đúng vị trí và hướng đúng nơi cần có tín hiệu sẽ lấn át được nhiễu mà không ảnh hưởng đến bất cứ ai xung quanh.

4.7 Tình hình sử dụng WLAN & WiMax

4.7.1 Trên thế giới

Trung tuần tháng 9/2006, Norwich ở Anh đã trở thành thành phố đầu tiên ở Anh Quốc được phủ sóng mạng Internet khơng dây WiFi trên tồn thành phố. Dự án phủ sóng WiFi này được đầu tư gần 2 triệu USD, sẽ được thử nghiệm trong 18 tháng, cung cấp Internet miễn phí cho người dân Sóng WiFi phủ khắp thành phố nhờ hệ

thống hơn 200 ăng-ten, đa số được lắp theo các cột đèn chiếu sáng. Hệ thống này biến thành phố Norwich thành một điểm truy cập Internet không dây khổng lồ (megahotspot). Do sóng WiFi phủ như sóng điện thoại di động nên người dân trong thành phố Norwich có thể truy cập Internet bất kỳ nơi đâu, từ trong nhà ra đến ngoài đường. Hệ thống này cịn ứng dụng cơng nghệ cho phép bù đắp sóng, tức nếu một điểm phát sóng (hotspot) nào đó bị trục trặc, các điểm lân cận sẽ tăng cơng suất phát lên để lấp sóng vào khu vực mất sóng.

Các lợi ích do mạng WiFi này mang lại. Ông Paul Adams, một quan chức Tại khu vực trung tâm thành phố, tịa thị chính và các trường học là khu vực được phủ sóng tốt nhất. Các nhân viên khu vực hành chính, dịch vụ cơng ích sẽ được tiếp cận và tận dụng được thành phố, cho rằng mạng Internet không dây trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động chính quyền thành phố, mang lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực như phát triển kinh tế và các hoạt động cơng ích.

Dịch vụ WiFi miễn phí này được dân chúng hưởng ứng rất nhanh. Ngay trong tuần đầu tiên có 1.800 người đăng ký sử dụng, sau 3 tuần con số này lên đến 3.000 người. Hệ thống WiFi này có hai loại đường truyền: tốc độ 256Kbps dành cho công chúng và 1Mbps dành cho nhân viên khu vực dịch vụ công cộng.

Điểm hạn chế của dịch vụ WiFi miễn phí là tốc độ kết nối còn thấp (256Kbps) và mỗi người chỉ được kết nối tối đa trong một giờ cho mỗi phiên sử dụng. Sau khi hết mỗi phiên kết nối thì phải một giờ sau mới được kết nối trở lại. Người dân có thể dùng nhiều thiết bị khác nhau như máy tính xách tay, máy tính cầm tay, điện thoại di động và cả máy chơi game như Playstation bỏ túi để kết nối vào mạng WiFi này.

Tuy nhiên, chính quyền thành phố cũng lưu ý người dân cần bảo vệ dữ liệu cá nhân khi dùng mạng WiFi này vì đây là một hệ thống mở, khơng có các biện pháp bảo vệ như mạng khơng dây trong gia đình hay doanh nghiệp. Người dân được khuyến cáo phải trang bị các biện pháp bảo vệ như phần mềm tường lửa và chống virus.

Trước đó, tại Mỹ cũng đã có một thành phố cung cấp miễn phí WiFi cho dân chúng là St.Cloud ở bang Florida.

Đến cuối năm 2006 Singapore trở thành quốc gia phủ sóng WiFi 100%, tồn bộ nước này là một megahotspot. Dự án phủ sóng WiFi khắp Singapore do cơng ty viễn thơng Singtel thực hiện với mật độ 1 hotspot/1km2. Trước quốc đảo Singapore với

diện tích khoảng 700 km2, đã có hai quốc gia nhỏ khác phủ sóng trên tồn lãnh thổ là Macedonia và Mauritius. Kế hoạch 10 năm của Singapore về công nghệ thông tin dự kiến, đến năm 2015 Singapore sẽ sử dụng điện thoại di động 4G, công nghệ quang sợi được ứng dụng rộng rãi (Fibre to the Home), tiếp đó là cơng nghệ “Semantic World Wide Web” cho phép tương tác giữa người sử dụng và thông tin mạng được tự do hơn. Singapore đặt mục tiêu trở thành quốc gia ứng dụng tin học để mang lại cuộc sống số cho từng người dân.

4.7.2 Tại Việt Nam

Từ năm 2006, Biên bản ghi nhớ cùng hợp tác thử nghiệm WiMAX tại tỉnh Lào Cai của Việt Nam đã được ký kết giữa Cơng ty Điện tốn và Truyền số liệu (VDC), Tập đoàn Intel và Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Lần đầu tiên được thử nghiệm tại Việt Nam với chuẩn cố định, nhưng WiMAX cũng được đánh giá là một công nghệ mới với những ưu điểm không thể phủ nhận. Tiếp theo thị xã Lào Cai, một năm sau đó WiMAX được đưa đếnxã Tả Van. Do địa hình hiểm trở, việc xây mạng điện thoại qua cáp ở đây không khả thi, nên với sự xuất hiện của WiMAX, những ứng dụng CNTT đã đến được với địa danh du lịch cách Sapa 9km này...

Theo ông Mai Lương Thuấn, Giám đốc VNPT Lào Cai: “WiMAX được thử nghiệm đợt 1 ở thị xã Lào Cai, đợt 2 ở Tả Van - một xã vùng sâu vùng xa của huyện Sapa. Sau khi thử nghiệm xong đánh giá về mặt công nghệ, về mặt kỹ thuật chất lượng là tốt”.

Một địa phương khác hiện đang thử nghiệm WiMAX là Quảng Ninh. Tại những tàu du lịch,khơng chỉ có tiện nghi như bất cứ khách sạn nào trên đất liền - mà

Một phần của tài liệu Tổng quan mạng wlan (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)