Về phương diện thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng hình sự (Trên cơ sở thự tiễn tại tỉnh Yên Bái) (Trang 74 - 78)

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động

3.1.3. Về phương diện thực tiễn

* Trên thế giới

Chế độ TGPL là một loại trợ giúp tư pháp được đại đa số các nước trên thế giới áp dụng (khoảng 150 nước). Nhiều cuộc tranh luận trên thế giới đã đi đến sự khẳng định rằng, TGPL là cần thiết. Nó cần thiết đối với việc củng cố luật pháp, với việc xây dựng nhà nước pháp quyền và có tầm quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của việc thực thi công lý và cũng cần thiết như một bộ phận khơng thể thiếu trong q trình xét xử. Năm 1959, Đại hội với chủ đề “Trật tự luật pháp trong

một xã hội tự do” do Uỷ ban tư pháp quốc tế tổ chức ở New Delhi đã khẳng định: “Việc tiếp cận luật pháp của người giàu cũng như của người nghèo là cần thiết

đối với việc duy trì trật tự pháp luật, do đó, cần phải tư vấn và đại diện pháp lý phù hợp cho những người mà cuộc sống, tài sản, tự do, danh dự bị đe doạ nhưng khơng có khả năng chi trả dịch vụ pháp lý …". Tổ chức và hoạt động TGPL trên

thế giới rất phong phú và đa dạng tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi nước.

Trên thế giới hiện nay tồn tại ba mơ hình tổ chức TGPL phổ biến, đó là:

- Mơ hình từ thiện: Theo mơ hình này, hoạt động TGPL chủ yếu do các luật

sư tư hành nghề tự do thực hiện trên cơ sở tự nguyện, khơng bắt buộc, mang tính chất từ thiện. Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới đều kết hợp duy trì mơ hình này cùng với các hình thức khác, nhưng có tính tổ chức hơn và được pháp luật quy định. Mơ hình này có những đặc điểm sau:

+ Hoạt động TGPL mang tính tự phát, thể hiện ở chỗ hoạt động giúp đỡ xuất phát từ ý chí của mỗi luật sư, do luật sư hành nghề tự do thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật;

+ Phụ thuộc vào lòng từ thiện của luật sư và các tổ chức tư vấn, vì vậy nó mang tính nhân đạo;

+ Hoàn toàn miễn phí;

+ Phần lớn các vụ việc tư vấn đều do luật sư trẻ, luật sư tập sự, chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện.

- Mơ hình luật sư trợ giúp được trả lương từ ngân sách nhà nước:

Trên thế giới, nhiều nước đã áp dụng mơ hình luật sư nhà nước như: Philippines, Israel, Hàn Quốc, bang New South Wales, Queensland (Úc), Mỹ, Anh, Litva, New Zealand, Thụy Điển... Trong mô hình này , hoạt động TGPL được thực hiện miễn phí, toàn bộ chi phí cho hoạt động TGPL do ngân sách nhà nước cấp; đội ngũ luật sư nhà nước và luật sư tư thực hiện TGPL được nhà nước trả lương cố định, mà không hưởng lương theo vụ việc; đương sự không được lựa chọn luật sư do tổ chức TGPL cử.

Mơ hình này có ưu điểm nổi bật là:

- Tiết kiệm chi phí cho nhà nước. Luật sư nhà nước được tuyển dụng vào tổ chức TGPL và là công chức nhà nước, được trả lương cố định hàng tháng, hưởng các chế độ của một công chức và chịu sự điều chỉnh của các quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhất định. Chi phí mà nhà nước đầu tư để duy trì và phát triển đội ngũ luật sư nhà nước là tương đối cố định, bản thân các luật sư nhà nước không tự ý nâng chi phí lên.

- Tạo ra mơi trường cạnh tranh giữa luật sư nhà nước và luật sư tư: Khi trong

xã hội tồn tại song song hai hệ thống cung cấp dịch vụ pháp lý khác nhau thì tất nhiên sẽ có sự cạnh tranh, mỗi hệ thống phải luôn nỗ lực và cải cách để thể hiện những ưu điểm của mình. Và như vậy, vơ hình trung, những người khơng phải là đối tượng TGPL miễn phí của nhà nước cũng sẽ được hưởng lợi từ việc luật sư tư nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Về phía luật sư nhà nước, họ được tuyển dụng làm công chức nhà nước, hưởng lương và các chế độ phúc lợi của nhà nước, một mặt, các luật sư này chịu sự điều chỉnh của pháp luật về cán bộ, công chức, chịu trách nhiệm đối với chất lượng trợ giúp của mình, mặt khác, họ phải tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp của nghề luật sư. Do vậy, họ phải có ý thức về trách nhiệm cơng việc của mình và phải thường xuyên nâng cao nghiệp vụ,

- Tiết kiệm nguồn nhân lực đối với công tác quản lý luật sư, theo dõi hoạt động của các luật sư, kiểm tra tính xác thực của những chứng từ mà luật sư được thuê thực hiện vụ việc.

Tuy nhiên, mô hình này có ha ̣n chế ở chỗ s ố vụ việc trợ giúp hạn chế vì các

vụ việc được trợ giúp hoàn toàn miễn phí, nhà nước phải đảm trách một lượng kinh phí tương đối lớn cho hoạt động này,do đó vào những thời điểm phát sinh nhiều nhu cầu TGPL của nhân dân mà ngân sách nhà nước lại hạn chế thì khơng bảo đảm đáp ứng nhu cầu trợ giúp.

- Mơ hình hỗn hợp: Là mơ hình kết hợp giữa hoạt động TGPL do tổ chức TGPL của nhà nước (luật sư nhà nước) thực hiện và do tổ chức luật sư tư thực hiện, được nhà nước tài trợ hoặc do các luật sư tư thực hiện trên cơ sở tự nguyện (mang

tính từ thiện), nhưng được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Mơ hình này Mơ hình này có đặc điểm sau:

- Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các tổ chức phi chính phủ để giúp đỡ cho các đối tượng được trợ giúp miễn phí;

- Được thu một phần chi phí của đối tượng, nghĩa là đối tượng phải nộp một phần chi phí trợ giúp khoảng 10 - 20 hoặc 30% chi phí, tuỳ theo điều kiện của đối tượng;

- Trợ giúp nhiều loại vụ việc khác nhau;

- Đối tượng được tự do lựa chọn luật sư theo nguyện vọng.

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đang áp dụng mơ hình này. Được áp dụng phổ biến ở các nước như: Anh, Nhật, Hà Lan, Úc, Nam Phi, Thụy Điển...

* Đối với tỉnh Yên Bái

Đối với các tỉnh nghèo như Yên Bái , TGPL trong hoa ̣t đô ̣ng tố tu ̣ng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong khi mà lực lượng đô ̣i ngũ luâ ̣t sư của tỉnh rất mỏng , Đoàn luâ ̣t sư của tỉnh hiê ̣n ta ̣i chỉ có chín người, thì khơng đủ khả năng đáp ứng đươ ̣c nhu cầu của các đối tượng nghèo và chính sách . Theo đi ̣nh hướng phát triển đô ̣i ngũ luâ ̣t sư của tỉnh , đoàn luâ ̣t sư phát triển tăng trong tương lai . Nhưng trên thực tế ở tỉnh Yên Bái rất khó khăn trong viê ̣c phát triển đô ̣i ngũ luâ ̣t sư bởi khơng có nguồn để đào tạo luật sư. Nguyên nhân do:

- Trước hết do điều kiê ̣n kinh tế xã hô ̣i của Yên Bái còn khó khăn , quan hê ̣ kinh tế xã hô ̣i không phát triển ma ̣nh mẽ như các tỉnh vùng xuôi , các khu đô thị lớn, hay các trung tâm kinh tế. Yên Bái không có nhiều các doanh nghiê ̣p lớn, chủ yếu là doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ . Hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là phần lớn . Giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa thấp . Mă ̣t khác, do trình đô ̣ dân trí cũng như trình đô ̣ hiểu biết về pháp luâ ̣t còn hạn chế nên việc sử dụng dịch vụ luật sư với tư cách cố vấn pháp luâ ̣t trong hoa ̣t đô ̣ng sản xuất , kinh doanh ở Yên Bái không phát triển . Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ luật sư chủ yếu khi gặp tranh chấp , kiê ̣n tu ̣ng trong sản xuất , kinh doanh hay trong đời sống xã hô ̣i của mình . Mô ̣t trong những nguyên nhân nữa làm cho viê ̣c sử du ̣ng di ̣ch vu ̣ luâ ̣t sư còn ha ̣n chế đó là điều kiê ̣n

kinh tế của người dân còn ha ̣n chế , ngay cả các đơn vi ̣ sản xuất kinh doanh cũng không phải lúc nào cũng sẵn sàng tiềm lực kinh tế ma ̣nh để có thể thuê luâ ̣t sư cố vấn về pháp luâ ̣t . Do vâ ̣y, đô ̣i ngũ luâ ̣t sư hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i tỉnh không ma ̣nh . Các luật sư trẻ không hoa ̣t đô ̣ng ta ̣i Yên Bái lâu dài mà chuyển đến các đi ̣a phương khác nơi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư cao hơn . Hầu hết các luâ ̣t sư hiê ̣n nay của tỉnh đều là những cán bộ, công chức về hưu, làm thêm về luật sư.

- Nguồn nhân lực để phát triển luâ ̣t sư khó khăn. Do vi ̣ trí, vai trò và tiềm lực của luật sư hiện tại của địa phương chưa đủ mạnh, đủ sức thu hút đối với những người có trình độ luật tham gia đội ngũ luật sư . Ngươ ̣c la ̣i, có những người muốn trở thành luâ ̣t sư nhưng la ̣i không có đủ điều kiê ̣n để được đào ta ̣o nguồn cho đi ̣a phương.

Bên ca ̣nh thực trạng mỏng , yếu của đô ̣i ngũ luâ ̣t sư tỉnh Yên Bái thì với sự phát triển ngày càng mạnh của đội ngũ TGVPL của tỉnh cả về chất và lươ ̣ng làm cho vị trí, vai trò của TGVPL cũng như của Trung tâm TGPL nói chung rất được nâng cao và được ủng hộ . Hiê ̣n nay , tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Yên Bái là 25,38%. Trong khi kinh tế xã hô ̣i còn châ ̣m phát triển , đô ̣i ngũ luâ ̣t sư mỏng với chưa đến 10 luâ ̣t sư của Đoàn luâ ̣t sư tỉnh Yên Bái như hiê ̣n nay thì yêu cầu cần có thêm lực lươ ̣ng tham gia TTHS để bào chữa , bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng là người thuô ̣c diê ̣n TGPL miễn phí là vô cùng thiết thực. Thêm vào đó , với điều kiê ̣n mơ ̣t cịn nghèo, tỷ lệ người nghèo cao , những đối tượng thuô ̣c diê ̣n chính sách , người có công lớn. Do vâ ̣y, phát triển đội ngũ TGVPL là cần thiết để bảo vệ quyền , lợi ích chính đáng của các đới tươ ̣ng trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự là trợ giúp viên pháp lý trong tố tụng hình sự (Trên cơ sở thự tiễn tại tỉnh Yên Bái) (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)