II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương.
biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương.
2.1. Nhân tố khách quan.
2.1.1. Tình hình quốc tế.
Trong xu thế toàn cầu hóa thì phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vì vậy mà sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế nói chung và giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói riêng là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu, tình hính lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng và suy thoái kinh tế… của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm mức tăng trưởng của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty chỉ đạt mức 17.11% và 19.75% trong khi mức tăng trưởng bình quân qua các năm là khoảng trên 20%.
Một yếu tố khách quan khác là giá dầu: Giá dầu thế giới tăng không ngừng trong khoảng 10 năm qua đã ảnh hưởng đến lợi nhuận, doanh thu từ hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty. Ta có thể thấy tình hình biến động giá dầu thế giới trong 10 năm qua thông qua biểu đồ sau:
Nguồn: http://mongabay.com/images/commodities/charts/crude_oil.html (Ngày truy cập: 12.4.2011).
Quan trọng nhất phải kể đến tình hình tự do hóa dịch vụ vận tải biển trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đặc biệt là khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của tổ chức này. Trong hợp tác đa phương dịch vụ, vận tải biển là một trong những ngành dịch vụ nhạy cảm và được các quốc gia rất quan tâm vì vận tải biển được thống kê và cho là vận tải phổ biến, thuận tiện và rẻ nhất trong thương mại quốc tế khi mà biển chiếm phần lớn diện tích trái đất, vận tải biển chiếm tới hơn 80% lượng hàng buôn bán quốc tế, nhưng tiến trình tự do hóa ngành dịch vụ này lại gặp nhiều khó khăn do một số nước đưa ra ý kiến phản đối để đưa ra luật riêng nhằm bảo hộ ngành vận tải biển của nước mình. Các nỗ lực để tự do hóa ngành dịch vụ này đã bị đổ vỡ vào phiên đàm phán vào năm 1996 và bị ngừng lại vào năm 1997. Tuy nhiên các nước đã đạt được cam kết là không áp dụng thêm các hạn chế mới đối với ngành dịch vụ này.
Trên thực tế, môi trường kinh doanh của ngành dịch vụ này vẫn tiếp tục được cải thiện và tự do hóa đáng kể. Lý do chính là những ủng hộ tự do hóa vẫn tiếp tục kiên trì tiến hành tự do hóa đơn phương hoặc tham gia đàm phán trong khuôn khổ các diễn đàn hợp tác kinh tế khác như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Nhờ vậy mà những người làm giao nhận mới có điều kiện tin tưởng vào sự phát triển trong thời gian tới.
2.1.2. Các chính sách và quy định của nhà nước.
Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao nhận hang hóa quốc tế bằng đường biển.
Các chính sách khác của Nhà nước như chính sách tỷ giá hối đoái, xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụng xuất nhập khẩu ... cũng góp phần to lớn tác động tới tình hình xuất nhập khẩu của một quốc gia. Tuỳ theo mức độ can thiệp, tính chất và phương pháp sử dụng các chính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó tới lĩnh vực giao nhận hang hóa quốc tế bằng đường biển sẽ như thế nào. Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính sách hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính cũng là một trong các nhân tố tác động trực tiếp tới hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty.
Những thay đổi cơ bản trong quản lý quá trình xuất nhập khẩu của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt là từ khi ra đời Nghị định 57/1998NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành thì quyền tự do kinh doanh của thương nhân được mở rộng tạo ra một bước tiến mới, họ được quyền kinh doanh tất cả những gì mà pháp luật cho phép, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Thủ tục xin phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với những điều kiện ràng buộc về vốn, tiêu chuẩn, nghiệp vụ ... đối với doanh nghiệp đã được dỡ bỏ. Từ khi thi hành nghị định này ( 1/9/1998 ) nước ta đã có hơn 30.000 doanh nghiệp được quyền tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, sự tăng lên về con số này khó tránh khỏi tình trạng tranh mua, tranh bán, giá cả cạnh tranh, ép giá, dìm giá , làm cho nhiều doanh nghiệp bước đầu chưa tìm được lối thoát nên hiệu quả kinh doanh giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển còn thấp.
Ngoài ra, chính sách hạn chế nhập khẩu như đánh thuế hàng nhập khẩu cao khiến lượng hàng hóa nhập khẩu giảm, dẫn đến hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu cũng giảm đi.
Đối với chính sách về hải quan, nếu như trước đây, bên hải quan sẽ giúp chủ hàng khai hải quan, thì bây giờ trách nhiệm khai hải quan thuộc về chủ hàng. Điều này
khiến dịch vụ khai thuê hải quan rất phát triển, mà người thành thạo trong lĩnh vực này không ai khác là người giao nhận. Từ đó vị trí của người giao nhận càng được nâng cao.
2.1.3. Biến động thời tiết.
Ảnh hưởng của thời tiết đến hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đường biển bao gồm các yếu tố như thiên tai (động đất, núi lửa…) , sự thay đổi thời tiết, khí hậu giữa cảng đến, cảng đi cũng như trên hành trình vận chuyển.
2.2. Nhân tố chủ quan.
Các nhân tố chủ quan là các nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được, bao gồm: chiến lược, mục tiêu của công ty; bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính; nguồn nhân lực; mạng lưới kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
2.2.1. Chiến lược, mục tiêu của công ty.
Công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương chỉ thực hiện giao, nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển theo yêu cầu trong hợp đồng kí kết với khách hàng chứ không tự mình đứng ra kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu. Chính đặc điểm chiến lược kinh doanh này đã làm cho hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty càng thêm thụ động hơn so với đặc điểm vốn có của ngành. Những tháng trong năm không có nhiều đơn đặt hàng, doanh thu của công ty rất thấp, lãng phí về nhân lực, cơ sở vật chất; nếu như công ty tự mình đứng ra kinh doanh một số mặt hàng xuất nhập khẩu thì sẽ giảm tính thụ động đồng thời tăng thêm thu nhập.
2.2.2. Bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính.
Yếu tố này là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống cán bộ công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động, Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của một bộ máy doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, cách điều hành sáng suốt sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngược lại nếu cơ cấu tổ chức không khoa học, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp trong hoạt động kinh doanh.
2.2.3. Nguồn nhân lực.
Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người vì con người là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động. Yếu tố này được thể hiện thông qua hai chỉ tiêu: tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc được thể hiện thông qua không khí trong doanh nghiệp, tinh thần đoàn kết và ý chí phấn đấu vì mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên lại thể hiện thông qua kỹ năng điều hành, công tác nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả của hoạt động. Để nâng cao vai trò của nhân tố con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác phải quan tâm đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần.
2.2.4. Mạng lưới kinh doanh của công ty.
Kết quả kinh doanh của các công ty xuất nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào mạng lưới kinh doanh của nó. Một mạng lưới kinh doanh rộng lớn, với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động vận chuyển, làm đại lý xuất nhập khẩu… một cách thuận tiện hơn và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa. Nếu mạng lưới kinh doanh là quá thiếu, hoặc bố trí ở các điểm không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành.
2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty như vốn cố định bao gồm hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận chuyển, đại lý, chi nhánh và trang thiết bị của nó cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các yếu tố này quy định quy mô, tính chất của lĩnh vực hoạt động giao nhận, và vì vậy cũng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN