2.4. Một số nh ận xét
2.4.2. Tác động của khủng hoảng đến cấu trúc tài chính các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam.
Sau khủng hoảng các ngân hàng gánh thiệt hại nhiều từ khoản đầu tư tài chính, sụt giảm giá trị thậm chí mất trắng, rủi ro nợ xấu do tình hình sản xuất kinh doanh đình đốn. Trong một số trường hợp doanh nghiệp phá sản, khả năng thu hồi nợ rất khó khăn dù có tài sản đảm bảo. Tốn chi phí và thời gian dài mới thu hồi được.
Trong cấu trúc tài chính nợ ngắn hạn chiếm đa số nhưng nguồn vốn này được đầu tư vào tài sản trung dài hạn. Sự đáo hạn liên tục của các khoản nợ ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản.
Sau khủng hoảng Chính phủ các nước quản lý chặt chẽ nhằm tăng sức đề kháng cho các ngân hàng, như gia tăng dự trữ bắt buộc, kiểm soát chặt chẽ các chứng khoán phái sinh. Hiệp định Basel quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc 7% nhưng chia ra nhiều giai đoạn theo lộ trình đến năm 2019 các ngân hàng trong khối phải đạt 7%. Ở nước ta tăng hệ số an toàn vốn tối thiểu lên 9% ngay trong năm 2010 nhưng vẫn cịn thấp hơn mức chung của khu vực Đơng Á.
Bảng 2.23. Hệ số CAR của các ngân hàng cùng nhóm giai đọan 2006 – 2009.
Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 Vietcombank 9,3 9,2 8,9 8,1 Vietinbank 5,2 11,6 11 8,1 Sacombank 11,8 11,1 12,2 11,4 Á châu 10,9 16,2 12,4 9,9 Eximbank 15,9 27 45,9 26,8
(Nguồn báo cáo thường niên các ngân hàng có liên quan) Từ một số vấn đề trên tái cấu trúc tài chính các ngân hàng thương mại trở nên cấp bách. Ngồi ra việc tăng vốn để các ngân hàng có quy mơ hơn tăng sức mạnh rất cần, nhưng không thể dùng dùng một size áo giáp khoác lên các cơ thể khác nhau. Có những ngân hàng quy mơ nhỏ hoạt động rất hiệu quả kiểm soát được rủi ro. Khi tăng quy mô vấn đề trở nên phức tạp vượt quá tầm kiểm soát sẽ rất nguy hiểm. Vậy tăng vốn điều lệ chưa phải là cách tốt nhất trong điều kiện hiện nay. Nên áp dụng với mức vốn điều lệ đó ngân hàng được phép kinh doanh ở lĩnh vực nào là phù hợp nhất.