.THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt nam đến năm 2015 (Trang 28)

VIỆT NAM

2.1. Sự ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam

2.1.1.Cơ sở pháp lý

Xây dựng và phát triển TTCK là một mục tiêu quan trọng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm nhằm xác lập một kênh huy động vốn dài hạn cho mục tiêu đầu tư và phát triển đất nước.

Ngày 29/06/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 361/QĐ- TTg về việc thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK Việt Nam. Ngày 28/11/1996, UBCKNN được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, UBCKNN thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về CK và TTCK. Ngay sau đó, UBCKNN đã xây dựng bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh và bắt tay vào xây dựng khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của TTCK. Kết quả các nỗ lực ban đầu được ghi nhận bằng việc ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về CK và TTCK. Ngày 12/08/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2003-CP thay thế Nghị định số 75/CP đã trao cho UBCKNN đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của một cơ quan quản lý Nhà nước về CK và TTCK.

Sau khi được thành lập, UBCKNN đã thực thi các chức năng, nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả, thể hiện tốt vai trò là cơ quan tổ chức và vận hành TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, nhằm tăng cường hiệu quả nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK, ngày 19/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính. Việc chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam, sẽ tạo thêm sự đồng bộ và gắn kết đảm bảo yếu tố an toàn cho hoạt động của TTCK và các thị trường tài chính khác.

Ngày 11/07/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập TTGDCK TP.HCM và TTGDCK Hà Nội.

Có thể nói, việc thành lập các TTGDCK là một giải pháp cấp bách trước mắt, không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn, thúc đẩy tiến trình đổi mới DN mà còn hướng các hoạt động giao dịch CK đi vào quỹ đạo có tổ chức ngay từ đầu và đây cũng là bước chuẩn bị cho việc thành lập SGDCK sau này. 2.1.2.Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh

TTGDCK TP.HCM chính thức đi vào hoạt động ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch CK đầu tiên vào ngày 28/07/2000 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo thêm một kênh huy động vốn dài hạn phục vụ nhu cầu CNH – HĐH đất nước, là một sản phẩm của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. TTGDCK TP.HCM được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch CK niêm yết tập trung tại Việt Nam. Đó là tổ chức, quản lý và điều hành việc mua - bán CK, quản lý điều hành hệ thống giao dịch, thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ CK và một số hoạt động khác.

Tháng 8/2007 Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM được chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán TP HCM

Chỉ số VN-Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Việt Nam. VN-Index đã khởi đầu với 100 điểm vào ngày 28/07/2000 với chỉ 2 loại chứng khoán REE và SAM được niêm yết. Từ đó đến nay, TTCK Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm.

Với sự lạ lẫm và mới mẽ, nhưng chỉ chưa đầy 1 năm sau vào khoảng tháng 6/2001, VN-Index đã tăng lên tới đỉnh tại 571 điểm, để rồi sau đó bước vào 1 thời kỳ suy thối kéo dài hơn 2 năm sau, giảm xuống cịn 130,9 điểm. Vào những tháng cuối cùng của năm 2003, VNI-Index đã mở ra 1 đợt tăng mạnh lên 279,7 điểm vào ngày 1/4/2004. Từ đỉnh ngắn hạn 279,7 điểm, VN-Index đã rơi trở về mức 213,7 điểm vào ngày 9/8/2004.

Tháng 9/2005, VN-Index đã vượt qua đỉnh ngắn hạn cũ 279,7 điểm để rồi đạt tới 1 đỉnh ngắn hạn mới 322,5 điểm vào ngày 3/11/2005. Sau thời gian này

TTCK đã có thời gian bức phá mạnh mẽ cho đến ngày 25/04/2006, VN-Index đã đóng cửa tại 632,69 điểm, vượt qua đỉnh 571 điểm của năm 2001. Từ ngày 26/04/2006, VN-Index đi vào 1 đợt điều chỉnhs sâu là không thể tránh khỏi với thời gian gần 3 tháng đến ngày 2/8/2006 đóng cửa tại 399,8 điểm. Đầu tháng 11/2006, với hiệu ứng thơng tin Việt Nam chính thức gia nhập WTO, VN-Index đã tăng liên tục trong 5 tháng để đạt tới đỉnh tăng trưởng kỷ lục, đóng cửa tại 1.170,67 điểm vào ngày 12/3/2007, một cái đỉnh sẽ còn được nhắc tới rất nhiều.

Kể từ mốc 1.170 điểm, VN-Index rơi xuống mức điểm 905,5 và sau đó mở ra 1 đợt tăng mới vào tháng 5/2007. Đợt tăng đã dừng lại tại 1.113,19 điểm vào ngày 03/10/2007.

Tuy nhiên, thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chóng điều chỉnh giảm vào 2 tháng cuối năm. Trong giai đoạn này, thị trường thỉnh thoảng cũng có các đợt phục hồi giả với sự tăng lên mạnh mẽ của tất cả các yếu tố. Nhưng sự phục hồi này khơng duy trì được lâu, thậm chí giảm sau 1 phiên tăng điểm. Chính điều này đã dẫn tới việc các nhà đầu tư bị đọng vốn. Trong khi nguồn cầu có xu hướng cạn kiệt, thì nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng. Tương quan cung cầu mất cân bằng khiến thị trường ngày càng tuột dốc cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Vn-index giảm xuống dưới ngưỡng điểm 1.000 điểm và chỉ xoay quanh mốc 900 điểm vào những ngày cuối năm 2007, với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất hạn chế.

Trong năm 2008, lượng cung chứng khoán tiếp tục được bổ sung đáng kể thơng qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ hoá DNNN, đặc biệt là các DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt CP Nhà nước trong các DN đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Cơng ty chứng khốn, doanh nghiệp... phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ thừa "hàng". Bên cạnh đó hiệu ứng từ thơng thư 03 về việc hạn chế cho vay đầu tư chứng khốn khơng những làm giảm nguồn cung tiền đổ vào TTCK mà còn tác động rất xấu đến tâm lý nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2008 Vn-Index đã mất đi gần 60% số điểm, còn lại 370 điểm. Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều hành bắt đầu đưa ra những chủ trương

20

và biện pháp hỗ trợ như: UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch; SCIC tham gia mua vào cổ phiếu; NHTM được vận động ngừng giải chấp; Tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, thị trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lý các nhà đầu tư.

Từ tháng 06 đến đầu tháng 09/2008 TTCK đã có sự phục hồi trong ngắn hạn nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip như STB, FPT, DPM…và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngồi, chứng khốn đã có được những phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này. Vn-index liên tiếp vượt qua các ngưỡng cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có được những chuỗi tăng điểm kéo dài, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch ở mức 16,9 triệu CP&CCQ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên. Vn-index tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52%, đạt khoảng 538 điểm.

Từ tháng 09 tới tháng 12/2008 Thị trường trở lại chu kỳ giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Đây là thời kỳ Vn-index rơi vào xu hướng giảm mạnh, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết cả giai đoạn này, Vn-index mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên. Đáy mới thiết lập trong giai đoạn này là 286,85 điểm vào ngày 10/12/2008.

Bước vào năm 2009 TTCK Việt Nam tiếp tục xuống mạnh. Chỉ số Vn-Index đến ngày 24/02/2009 còn lại 235.5 điểm. Đây có thể được xem là đấy thấp nhất kể từ năm 2005.

Với thơng tin Chính Phủ đưa ra gói kích thích kinh tế bằng việc bù lãi suất 4% cho Doanh nghiệp. TTCK tập trung của Việt Nam phản ứng rất tích cực với tin này, giao dịch trở nên rất sôi động, mở đầu cho một loạt các phiên tăng điểm của TTCK. Bắt đầu từ ngày 11/03/2009, sau gần 8 tháng VN-Index leo thẳng từ đáy 235 điểm lên đỉnh 624 điểm vào 22/10/2009, tăng 393 điểm tương ứng tăng 165,5% so với đáy.

21

mô tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII đã tác động lên thị trường chứng khoán theo từng phiên giao dịch. Cùng với quyết định tăng lãi suất cơ bản, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước cho phù hợp với diễn biến chung của nền kinh tế đã bị thị trường hấp thụ một cách thái quá, khiến VN-Index quay đầu về mốc 434 điểm vào phiên giao dịch ngày 17/12/2009. Trong những ngày còn lại của năm 2009 thị trường đã có những phiên phục hồi liên tục khá ấn tượng, kết thúc 31/12/2009 đạt 494,77 điểm. Năm 2009 là năm báo chí trong lĩnh vực chứng khoán nhắc đến hai từ “kỷ lục” nhiều nhất. Đầu năm liên tiếp các kỷ lục xác lập đáy của VN-Index được phá. Giữa năm các kỷ lục về tính thanh khoản liên tục thay đổi theo đà tăng tưởng chừng khơng có điểm dừng của VN-Index. Cứ “sóng” sau khối lượng và giá trị giao dịch lại cao hơn “sóng” trước.

Năm 2010 chỉ số VN-Index cuối năm đạt 480.93 điểm giảm 2.04% so với đầu năm, 423.89 điểm là mức đáy năm của VN-Index được xác lập ngày 25/08/2010, 549.51 điểm là mức đỉnh của VN-Index trong năm 2010, được xác lập ngày 6/05/2010. Đây là năm đầu tiên mà chỉ số VN-Index đầu năm và cuối năm khơng có sự thay đổi nhiều. Tuy nhiên diển biến của TTCK trong năm là hết sức khó lường và ẩn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn cho nhà đầu tư. Đặc biệt năm 2010 xảy ra nhiều điều bất ngờ đi ngược lại với quy luật của TTCK Việt Nam trong quá khứ.

Bảng 1:Tình hình niêm yết chứng khốn trên Hsx năm (2007-2010)

Năm 2007 2008 2009 2010

SL CK niêm yết 125 158 205 279 KL CK niêm yết (Triệu CK) 3,882 5,948 10,536 13,212 Giá trị niêm yết (Tỷ đồng) 38,820 59,480 105,360 132,120

Biểu đồ 1: Chỉ số VN-Index giai đoạn (2000 – 2010)

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

2.1.3.Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Ngày 05/08/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010. Theo đó, TTGDCK Hà Nội được xác định là thị trường giao dịch cổ phiếu đăng ký giao dịch, chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường giao dịch CK phi tập trung (OTC) của Việt Nam. Ngày 08/03/2005, TTGDCK Hà Nội đã chính thức khai trương hoạt động tại TP.Hà Nội, đánh dấu thêm một bước tiến mới của TTCK Việt Nam.

Bảng 2:Tình hình niêm yết chứng khốn trên Hnx năm (2007-2010)

Năm 2007 2008 2009 2010

SL CK niêm yết 115 175 247 364 KL CK niêm yết (Triệu CK) 2,666 3,652 5,480 7,656 Giá trị niêm yết (Tỷ đồng) 26,660 36,520 54,800 76,560

Biểu đồ 2: Chỉ số Hnx-Index giai đoạn (2006 – 2010)

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Ngày 17/1, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) sẽ trở thành Sở Giao dịch chứng khốn Hà Nội (HNX), hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước, vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

Theo quyết định thành lập của Thủ tướng, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Nguồn vốn 1.000 tỷ đồng bao gồm vốn ngân sách cấp trước đây cho HASTC nay được chuyển giao lại; ngân sách bổ sung trong quá trình hoạt động; lợi nhuận sau thuế và các nguồn khác.

Với chỉ số Chỉ số Hnx-Index là ký hiệu của chỉ số chứng khoán Hà Nội, khởi điểm vào ngày 08/03/2005 với 100 điểm và sau nhiều năm biến động thăng trầm đến ngày 31/12/2010 Hnx-index đứng tại mức 114,24 điểm.

2.2.Kết quả hoạt động

2.2.1.Một số thành tựu đạt đƣợc

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào năm 2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 20/7/2000 và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 8/3/2005.

Đến nay, sau 10 năm đi vào hoạt động và phát triển dựa trên các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển TTCKVN đến năm 2010 và Chiến lược phát triển thị trường vốn đến 2010 và tầm nhìn 2020, hoạt động của TTCK đã đạt được một số kết quả sau:

2.2.1.1.Về khung pháp lý, thể chế chính sách

Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCKVN khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực; tăng cường tính cơng khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước.

2.2.1.2.Về quy mơ và hàng hóa của thị trường

Quy mơ thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trị là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% vào năm 2007. Trước biến động của thị trường tài chính thế giới và những khó khăn của nền kinh tế trong nước, chỉ số giá chứng khoán đã sụt giảm liên tục trong năm 2008 và làm mức vốn hóa thị trường giảm hơn 50%, xuống cịn 18%. Khi nền kinh tế trong nước và thế giới bắt đầu hồi phục nhẹ từ quý II/2009, chỉ số giá chứng khoán đã bắt đầu tăng trở lại cùng với số lượng các công ty niêm yết trên thị trường cũng gia tăng nhanh

chóng. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu tính đến cuối năm 2009 đã đạt 37,71% GDP. Tính đến cuối năm 2010 đạt khoảng gần 38% GDP

Bảng 3: Quy mơ vốn hóa CK niêm yết giai đoạn (2007-2010)

Năm 2007 2008 2009 2010

SL CK niêm yết 240 333 452 643 Giá trị vốn hóa thị trường(tỷ đồng) 491,797 267,307 625,378 752,400 GDP (tỷ đồng) 1,143,715 1,485,038 1,658,389 1,980,000 Giá trị vốn hóa thị trường/GDP 43% 18% 37,71% 38% Giá trị niêm yết (tỷ đồng) 65,480 96,000 160,160 208,680

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt nam đến năm 2015 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w