GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ PCI ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 55 - 60)

V. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ PCI ĐỂ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

KINH DOANH

Như kết quả nghiên cứu của PCI, chỉ số Chính sách phát triển kinh tế tư nhân đã giảm liên tục trong 3 năm, chi phí thời gian của doanh nghiệp tăng, nguồn nhân lực còn yếu kém chưa đáp ứng đủ nhu cầu doanh nghiệp, tuy có những nguyên nhân khách quan từ tình hình chung trong nước, nhưng về mặt chủ quan đã phản ảnh nổ lực và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong cơng tác hỗ trợ doanh nghiệp phát triển còn nhiều mặt hạn chế. Chính vì vậy, từ những ngun nhân dẫn đến sự sụt giảm chỉ số PCI, các địa phương cần nghiên cứu, tham khảo các tỉnh, thành lân cận để cải thiện các mặt hạn chế của mình.

4.1.1 Chính sách hỗ trợ tín dụng

Trước thực trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các địa phương cần xác lập và triển khai chương trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân. Đối với vốn đầu tư ban đầu, địa phương nên hỗ trợ vốn cho chủ doanh nghiệp với điều kiện phải có dự án đầu tư khả thi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Đối với doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, các địa phương thông qua các quỹ hỗ trợ phát triển, các ngân hàng sẽ cấp vốn với lãi suất thấp cho doanh nghiệp.

Cần phải có sự thay đổi trong tư tưởng, cách thức hoạt động của ngân hàng, kiên quyết xóa bỏ việc phân biệt đối xử trong vay vốn giữa khu vực kinh tế tư nhân và khu vực nhà nước, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp cùng tháo gỡ khó

khăn, nâng cao khả năng vay vốn cho doanh nghiệp; tháo bỏ những thủ tục vay vốn rườm rà; tích cực mở rộng những tài sản có thể thế chấp; tạo điều kiện cho vay vốn mà không cần thế chấp đối với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm và làm ăn uy tín trên thương trường. Để giúp các doanh nghiệp dễ tiếp cận tín dụng, các giải pháp cần thực hiện:

- Dự báo nhu cầu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp nhằm cung cấp đầu vào cho các nhà

chính sách, nhà tài trợ, các ngân hàng thương mại. Hồn thiện và cơng khai bộ chỉ số đánh giá mức độ tín nhiệm tín dụng, trên cơ sở đó xác định các điều kiện tín dụng đối với từng doanh nghiệp;

- Khuyến khích các ngân hàng thương mại hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng phương án vay vốn và quản lý sổ sách kế toán để đáp ứng yêu cầu tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp địa phương cần tiến hành điều tra cơ bản về các doanh nghiệp trên địa bàn để Ngân hàng thương mại có đầy đủ thông tin hơn về hoạt động của doanh nghiệp;

- Hỗ trợ các ngân hàng thương mại tổ chức các khóa đào tạo cho các doanh

nghiệp về quy trình, thủ tục vay vốn, các kiến thức, kỹ năng xây dựng các dự án đầu tư để các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhận tài trợ vốn;

- Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực kế tốn, minh bạch hóa các thơng tin tài chính và kiểm tốn tài chính.

Phát triển mơ hình cơng ty cho th tài chính để doanh nghiệp dễ dàng mua sắm các thiết bị, máy móc phục vụ q trình sản xuất kinh doanh mà khơng cần thế chấp tài sản.

Nâng cao trách nhiệm, trình độ thẩm định dự án của các cán bộ tín dụng để thẩm định nhanh các dự án phát triển sản xuất doanh nghiệp để vay vốn thuận lợi. Xây dựng quy trình, thủ tục chặt chẽ, khoa học phù hợp đối với việc đánh giá tài sản thế chấp của doanh nghiệp nhằm xác định khách quan, đúng giá trị tài sản thế chấp để doanh nghiệp vay vốn nhanh với tỷ lệ tương xứng với tài sản.

4.1.2 Phát triển hạ tầng cơ sở

Việc phát triển cơ sở hạ tầng nhiều khi vượt quá thẩm quyền của lãnh đạo địa phương, phần lớn cơ sở hạ tầng hiện hành đã được xây dựng và phát triển rất lâu. Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng là do Trung ương quyết định. Các địa phương cần cân đối, bổ sung hoặc huy động nguồn lực địa phương để cải thiện thêm hạ tầng giao thơng vận tải hàng hóa liên tỉnh, nâng cấp đường xá đến tận vùng nông thôn.

4.1.3 Tăng cường thực hiện cải cách hành chính

Trước hết cần thực hiện đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện các hoạt động cải cách hành chính ở tất cả các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, nhất là các Sở, ban, ngành và các huyện, thị. Từ đó tiếp tục thực hiện cải cách hành chính ở tất cả các cấp. Cần tập trung vào việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” cho các cơ quan liên quan nhiều đến doanh nghiệp như Hải quan, cơ quan Thuế, Ban Quản lý khu Cơng nghiệp,… Bên cạnh đó cần đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 – 2001 trong hoạt động của các cơ quan hành chính.

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm cắt giảm thời gian và chi phí (gánh nặng hành chính) cho doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc mang lại hiệu quả

thiết thực cho doanh nghiệp nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu của quản lý nhà nước. Để làm được điều này cần làm theo trình tự như sau:

- Xác định những vấn đề bất cập hiện nay về thủ tục hành chính trên cơ sở lấy ý kiến của các doanh nghiệp địa phương;

- Xác định thứ tự ưu tiên cải cách thủ tục hành chính (lĩnh vực thuế, xuất nhập khẩu, đất đai,…);

- Xác định mục tiêu cải cách hành chính và xây dựng cơ chế giám sát hoạt

động này;

- Thực hiện cải cách hành chính và đánh giá hiệu quả của các quy trình;

-Điều chỉnh các nội dung và hoạt động cải cách hành chính phù hợp với thực

tiễn và yêu cầu của từng giai đoạn.

4.1.4 Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

Lao động hiện nay ở các địa phương ĐBSCL chưa đáp ứng chất lượng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là lao động lành nghề và lao động quản lý trong các doanh nghiệp. Mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp còn lỏng lẻo, đào tạo chưa gắn với nhu cầu doanh nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới cần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo những nghề chuyên sâu, phù hợp nhu cầu thực tế của doanh nghiệp; phát triển hình thức đào tạo lao động quản lý cùng với việc thu hút lao động quản lý có trình độ cao. Như vậy, chúng ta phải thực hiện các giải pháp sau:

- Dự báo nhu cầu lao động cho doanh nghiệp trong thời gian tới, làm cơ sở hoạch định các chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho doanh nghiệp khu vực ĐBSCL;

- Tiến hành khảo sát từ doanh nghiệp, xác định nhu cầu về đào tạo, bồi

dưỡng doanh nhân, nhu cầu về đào tạo công nhân kỹ thuật các loại;

- Tiến hành lập kế hoạch hàng năm và xây dựng chương trình đào tạo phù

hợp cho từng đối tượng, doanh nghiệp;

-Đào tạo kỹ năng quản lý cho đội ngũ lao động quản lý trong doanh nghiệp

thơng qua các chương trình đào tạo thiết kế phù hợp với từng đối tượng;

- Nâng cao hiệu quả của các Trung tâm dịch vụ việc làm; xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động làm cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo;

- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho các cán bộ chuyên môn, tư vấn phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này nhằm hỗ trợ tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp;

- Có chính sách thu hút và giữ chân lao động có trình độ cao làm việc cho các doanh nghiệp ở địa phương.

4.1.5 Phát huy vai trò hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của các Hiệp hội doanh nghiệp

Tăng cường hoạt động của các Hiệp hội doanh nghiệp theo hướng cung cấp thông tin và các dịch vụ cho các doanh nghiệp thành viên:

- Hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức và đổi mới hoạt động của các Hiệp hội

doanh nghiệp các địa phương;

- Củng cố và tăng cường các mối liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau;

-59-

- Hỗ trợ một phần kinh phí cho các Hiệp hội triển khai các hoạt động gặp gỡ,

tọa đàm trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp thành viên; - Cung cấp thông tin và các dịch vụ tư vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp;

khuyến khích doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng chuyên ngành.

Một phần của tài liệu Môi trường kinh doanh cho sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở đồng bằng sông cửu long (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w