Giả
thuyết Nội dung Kết luận
H1
Có mối quan hệ dương giữa ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng lưới và xu hướng khởi nghiệp kinh doanh.
Chấp nhận
H2 Có mối quan hệ dương giữa sự sắc sảo xã hội
và xu hướng khởi nghiệp kinh doanh. Bác bỏ H3 Có mối quan hệ dương giữa sự chân thành rõ
ràng và xu hướng khởi nghiệp kinh doanh. Chấp nhận
4.5. Tóm tắt
Mục đích chính của chương 4 là trình bày kết quả nghiên cứu kể cả nghiên cứu sơ bộ - định tính và nghiên cứu chính thức định lượng. Kết quả nghiên cứu
định lượng giúp tác giả giải thích mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị và xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên ngành quản trị kinh .
Kết quả định lượng cho thấy, các thang đo sử dụng trong mơ hình nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy ở mức cao. Kết luận qua phân tích nhân tố khám phá là các biến quan sát thật sự cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đảm bảo tính sát thực trong thực tế.
Phần quan trọng nhất và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đặt ra là kiểm định giả thuyết và mơ hình nghiên cứu cũng được thể hiện trong chương 4. Kết quả cuối cùng cho thấy, mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hướng đến xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên gồm 2 yếu tố. Mức độ tác động của các yếu tố theo thứ tự từ tác động mạnh nhất đến tác động yếu hơn gồm (1) ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng quan hệ và (2) sự chân thật rõ ràng.
CHƯƠNG 5. Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN
5.1. Giới thiệu
Chương 4 giới thiệu kết quả đánh giá thang đo và kiểm định mơ hình hồi quy. Kết quả cho thấy mơ hình có mức ý nghĩa cao và có 2 giả thuyết được chấp nhận và 1 giả thuyết bị bác bỏ. Mục đích chính của chương 5 này là tóm tắt lại tồn bộ báo cáo kết quả nghiên cứu, các hàm ý cho nhà quản trị, những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .
5.2. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu
Về mặt đo lường các khái niệm, nghiên cứu này có khái niệm được đo lường, đó là, kỹ năng chính trị và xu hướng khởi nghiệp kinh doanh. Các thang đo đo lường các khái niệm này đã được thiết kế và kiểm định trên thị trường thế giới. Sau khi điều chỉnh tại thị trường Việt Nam, các thang đo này đều đạt được độ tin cậy và giá trị. Kết quả này có ý nghĩa rất nhiều. Thông thường, khái niệm tiềm ẩn nếu được đo bằng nhiều biến quan sát sẽ làm tăng giá trị và độ tin cậy của đo lường. Nhưng trong trường hợp nghiên cứu này, nếu sử dụng thang đo xu hướng khởi nghiệp của sinh viên được đo bằng 11 biến quan sát (Zaidatol, 2009) thì quá trình thu thập dữ liệu sẽ tiến hành lâu hơn, nhưng quan trọng là đối tượng nghiên cứu khơng thích thú trong việc trả lời nhiều. Do đó, khái niệm “xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên” được tác giả đo bằng 3 biến quan sát, nhưng kết quả vẫn đạt được độ tin cậy rất cao.
Kết quả chính đạt được thơng qua nghiên cứu này trước hết cho ta kết luận rằng sinh viên quản trị kinh doanh có nhận thức về kỹ năng chính trị, và nhận thức về xu hướng khởi nghiệp kinh doanh ở mức độ không cao (giá trị trung bình hơn 4 là chủ yếu). Điều này chỉ ra rằng một nhóm sinh viên này có thể có sự ưa thích cơng việc đi làm tại một tổ chức hơn và một nhóm sinh viên thì nhận thức tinh thần tự kinh doanh chưa phải là một nghề thú vị. Qua kết quả này, ta có thể suy nghĩ thêm về cải thiện việc thực hiện tinh thần giáo dục khởi nghiệp kinh doanh tại
trường để thông qua hệ thống giáo dục đào tạo là sẽ làm cho tinh thần khởi nghiệp kinh doanh tăng lên, và nó như là một u thích nghề nghiệp của các sinh viên.
Kết quả trên góp phần bổ sung vào yếu tố giải thích cho yếu tố xu hướng khởi nghiệp kinh doanh. Hay nói cách khác, nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng lưới (do thành phần năng lực mạng lưới và ảnh hưởng cá nhân lẫn nhau chập lại) là một trong những nguyên nhân làm gia tăng xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Vì vậy, mức độ ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng lưới của cá nhân sinh viên đóng vai trị quan trọng trong việc khởi nghiệp kinh doanh của họ. Các mối liên kết giữa con người với con người trong nhiều tổ chức đem lại lợi ích cụ thể cho cả hai phía: họ có thể cùng chia sẻ thơng tin độc quyền quan trọng và thúc đẩy con người và nguồn tài nguyên để phục vụ nhu cầu kinh doanh, hoặc đơn giản là trao đổi ý tưởng kinh doanh lẫn nhau. Ngoài ra, những người của các tổ chức khác nhau thỉnh thoảng có thể đóng vai trị như là nhà tư vấn cho tổ chức khác. Khi mối quan hệ giữa tổ chức này với tổ chức khác là mối quan hệ giữa những cá nhân từ mỗi tổ chức thì sự tiếp xúc giữa các cá nhân rất quan trọng, nó là sợi dây liên kết để mở ra các cơ hội hợp tác cùng nhau. Và chính ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng lưới càng lớn mạnh nó nói lên rằng sự sáng tạo của cá nhân càng tăng lên và vốn cá nhân cũng tăng thêm. Thông thường, sinh viên hay trăn trở rằng khởi nghiệp kinh doanh thì thật gian nan bởi vì thiếu vốn. Nhưng thực tế, nếu sinh viên đang sở hữu mức độ ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng lưới là lớn mạnh thì đồng nghĩa với việc sinh viên đang sở hữu cả một kho “tài sản” hấp dẫn. Và giả sử, trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh gặp thất bại thì liệu rằng với số vốn khổng lồ từ ảnh hưởng lẫn nhau trong các mạng lưới khác nhau thì sẽ có bao nhiêu cá nhân giúp mình bắt đầu một cơng việc mới. Chính điều này sẽ thúc đẩy sinh viên có xu hướng khởi nghiệp kinh doanh nhiều.
Ngồi ra, sự chân thật rõ ràng cũng góp phần giải thích cho xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Sự tín nhiệm bắt nguồn từ tính thẳng thắn. Những người thành công biết rằng sự tin tưởng trong công việc cho phép mọi
người thấy được những giá trị, những ngun tắc, những mục đích và tình cảm của đối tác và bằng cách đó họ cũng có những cách đối xử phù hợp. Những người thành cơng cũng dám nhìn thẳng vào sai sót của bản thân và sẵn sàng đối mặt với những người xung quanh về những sai sót đó. Thật sai lầm khi cho rằng mình có thể thành cơng nếu mình lừa được người khác và gây áp lực cho họ làm những gì họ khơng mong muốn. Điều này có thể giúp mình trong ngắn hạn nhưng sẽ làm cơng việc kinh doanh lâu dài của mình bị thiệt hại. Trong quá trình lựa chọn đối tác, như Peter Block (1987) cho rằng mức độ hợp tác được dựa trên hai yếu tố cơ bản, độ tin cậy và sự đồng thuận. Theo đó, độ tin cậy cao và tính đồng thuận cao: họ sẽ là đồng minh và độ tin cậy cao và tính đồng thuận thấp: họ sẽ là người bất đồng ý kiến. Với đồng minh, họ là người mà ta dễ dàng bày tỏ suy nghĩ và hai bên có thể dựa vào nhau, cùng trao đổi thơng tin với nhau. Do vậy ta phải giữ gìn mối quan hệ này bằng cách khẳng định sự nhất trí cao và trân trọng mối giao hảo. Và ta cũng đừng ngần ngại bày tỏ những lo ngại và điểm yếu để nhận sự giúp đỡ từ họ. Thêm vào đó, khi đối tác là những người bất đồng ý kiến, thông thường họ vẫn là những người bạn vì họ sẵn lịng chia sẻ lịng tin với ta. Những quan điểm khác biệt thực sự làm ta lớn mạnh thêm vì buộc ta phải suy nghĩ xem mình đúng sai ở đâu trước khi quyết định làm gì. Chúng gợi ra những cái tốt đẹp nhất của ta khi ta phải đối phó với thử thách từ những người tin cậy. Để gìn giữ tình bạn, ta phải ln khẳng định lịng tin với nhau, bày tỏ rõ ràng ý kiến của mình, xác định ý kiến của họ và đề nghị cùng nhau đối thoại để tìm ra cách giải quyết vấn dề cả hai cùng quan tâm với kết thúc thỏa mãn cả đôi bên. Qua điều này ta nhận thấy thật sự khi có sự chân thật rõ ràng thì ta càng dễ có những đối tác đáng tin cậy, nên ta càng dễ dàng hơn trong xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của riêng mình.
Mặc dù vậy, thành phần sự sắc sảo xã hội là một trong ba thành phần của kỹ năng chính trị, nhưng lại khơng có ý nghĩa giải thích cho xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Lý giải cho điều này, tác giả cho rằng, vì cịn trong giai đoạn sinh viên nên đơi lúc q trình hợp tác với nhau giữa người với người, sinh
viên khá hời hợt, suy nghĩ chưa chính chắn, dễ thay đổi và nghĩ rằng mình mà suy xét kỹ hành vi của một ai đó thì mình mất đi cơ hội làm quen, phối hợp với nhau. Và có lẽ, trong một tập thể mà mình tỏ ra q thơng minh, sắc sảo thì người khác sẽ dễ xa lánh mình. Mặt khác, các tổ chức mà sinh viên hiện đang tham gia vẫn cịn là các tổ chức có những quy định ràng buộc thấp và chưa khắt khe (như trường lớp, tổ chức Đồn Hội, nhóm hay câu lạc bộ), mức độ tham gia địi hỏi tính cam kết trong các tổ chức này chưa cao nên sinh viên cho phép mình lựa chọn nhiều người bạn đồng hành, nhưng chưa chắc người đó phù hợp với mình và cùng tạo ra các giá trị gia tăng.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố ảnh hưởng lẫn nhau trong mạnh lưới và sự chân thực rõ ràng (thành phần của khái niệm kỹ năng chính trị) ảnh hưởng đến xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Vì vậy để gia tăng xu hướng khởi nghiệp trong sinh viên, sinh viên cần tập trung đầu tư vào kiến thức và kỹ năng chính trị của mình bằng cách tự trao dồi hay tìm đến các cơ sở đào tạo để học tập thêm. Henry và ctg (2006) lập luận rằng giáo dục kinh doanh doanh nhân hay tự làm chủ nên được cung cấp cho các cơ hội tự làm chủ đến tất cả sinh viên và Wilson (2007) đề cập rằng trong khi sinh viên – người có thể có nguyện vọng cho việc hình thành xu hướng khởi nghiệp kinh doanh thì nếu tập trung giáo dục tinh thần kinh doanh làm chủ thì sẽ tăng sự sẵn sàng của sinh viên để xem xét tinh thần kinh doanh như là một lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Mặt khác chính việc giáo dục doanh nhân (khởi nghiệp kinh doanh) sẽ mang lại tiềm năng để phát triển kiến thức và kỹ năng cho các doanh nghiệp, điều này sẽ giảm thiểu như hao phí xã hội trong việc tự đào tạo lại, hay trả giá với các kết cục kinh doanh thất bại. Thiết nghĩ, các trường đại học tập trung hơn nữa trong định hướng nghề nghiệp cho sinh viên (cả làm thuê hay việc tự làm chủ) thì càng tạo điều kiện cho các sinh viên mở rộng hơn trong các cơ hội lựa chọn nghề nghiệp cho riêng mình, đặc biệt tự nhìn nhận và đánh giá bản thân chính xác trước việc khởi nghiệp kinh doanh. Và khi nhà trường thực hiện các hoạt động hướng nghiệp chuyên nghiệp,
sinh viên sẽ càng đánh giá cao cơ sở đào tạo của mình. Điều này sẽ mang lại thêm nhiều lợi ích gia tăng khác cho các trường đại học: chẳng hạn như là uy tín thương hiệu của trường đào tạo doanh nhân sẽ được tăng thêm, chất lượng cảm nhận của cộng đồng về đào tạo khởi nghiệp kinh doanh là cao. Bên cạnh đó, các trường đào tạo theo khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh hiện nay đều phải tuân thủ theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo, do vậy các chương trình đào tạo cơ bản giống nhau 70 - 80%. Quyết định này sẽ khiến cho quá trình đào tạo phải tuân thủ một chuẩn mực nhât định và sinh viên có nhiều cơ hội trong việc chọn các trường khác nhau để học tập. Nhưng với gần 40 trường đại học9, cao đẳng có đào tạo ngành quản trị kinh doanh tại địa bàn TP.HCM với các chuyên ngành đào tạo: QTKD tổng hợp, QTKD thương mại, QTKD du lịch, QTKD chất lượng, QTKD Bất Động sản, QTKD quốc tế, QTKD marketing, QTKD vận hành …, thì đơn vị đào tạo nào sẽ cung cấp sản phẩm đào tạo doanh nhân đáp ứng được nguyện vọng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên hay được chính các sinh viên và cộng đồng đánh giá cao. Do vậy, việc các trường đại học có thể chủ động hơn trong việc xây dựng chương trình đào tạo hay các khóa ngắn hạn để bồi dưỡng thêm cho sinh viên phát triển kỹ năng này. Việc làm này sẽ góp phần làm tăng xu hướng khởi nghiệp kinh doanh trong sinh viên, càng làm tăng mức độ thỏa mãn của sinh viên khi tốt nghiệp thì có kể thực hiện ước mơ mở cơng ty riêng cho mình.
Ở khía cạnh, giới trẻ ngày nay là những doanh nhân tiềm năng của tương lai, đặc biệt là các sinh viên đang học tập ngành kinh doanh. Việc tìm hiểu sự cảm nhận hiểu biết của họ về các yếu tố ảnh hưởng xu hướng khởi nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các kỹ năng chính trị là một đóng góp vào sự phát triển của lý thuyết về xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên và còn là một bước quan trọng trong việc thiết kế một cơ chế chính sách thúc đẩy tinh thần doanh nhân hiệu quả hơn.
9 Website của Lê Thị Thanh Mai (2009), http://aad.vnuhcm.edu.vn/huongnghiep/chitietstlv1.aspx?id=34
Tóm lại, tầm quan trọng của kỹ năng chính trị ảnh hưởng thuận đến xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên là có. Vậy việc phát triển kỹ năng này ở các cơ sở đào tạo sẽ được áp dụng cụ thể hơn như sau:
- Hình thành mơn học độc lập – Mơn kỹ năng chính trị, nhằm trang bị thêm cho sinh viên phát triển lần lượt các kỹ năng ảnh hưởng lẫn nhau trong mạng lưới, sự sắc sảo xã hội, sự chân thật rõ ràng. Và việc thiết kế môn học này lại cần tiếp tục nghiên cứu các hình thức đào tạo sao cho phù hợp với mơi trường đào tạo của Việt Nam và như gợi ý của Ferris và ctg (2005): áp dụng phương pháp huấn luyện dựa trên đóng kịch (drama – based trainning), qua đó phối hợp các phương pháp phù hợp (đóng kịch, nhập vai, trò chơi) nhằm phát triển từng thành phần của kỹ năng chính trị.
- Thơng qua các mơn học chuyên ngành (đặc biệt là các môn học quản trị học, nghệ thuật lãnh đạo, quản trị nhân sự, quản trị dự án, quản trị chiến lược) để phát triển kỹ năng chính trị trong sinh viên. Tuy nhiên , nếu với hình thức này thì cần có sự theo dõi chặt chẽ và kiểm soát sự thay đổi và phát triển kỹ năng này ở sinh viên một cách nghiêm túc để có thể đánh giá được hiệu quả của việc trang bị kỹ năng này trong sinh viên.
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Cũng như nhiều nghiên cứu khác, dù rất cố gắng, nghiên cứu này cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tuy vậy, xét trên khía cạnh tích cực, những hạn chế trong nghiên cứu này cũng mở ra thêm các hướng nghiên cứu tiếp theo cho những đề tài tương tự được thực hiện một cách hoàn thiện và toàn diện hơn. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của báo cáo này tập trung vào các điểm sau đây:
Một là, nghiên cứu này chỉ tập trung tại Tp.HCM với phương pháp chọn
mẫu thuận tiện. Nghiên cứu này sử dụng sinh viên làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, việc chọn đối tượng nghiên cứu này là có nhiều tranh luận vì tính tổng qt hóa của nó cho thị trường là khơng cao (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai