THUỶ SẢN CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.5.1. Thuỷ sản Trung Quốc
Sự phát triển của Trung Quốc, nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới đã ảnh hưởng đến tương lai của nhiều ngành cơng nghiệp trên tồn cầu. Nước này cũng có vai trị quan trọng trong ngành thủy sản thế giới. Hiện nay, Trung Quốc là nhà xuất khẩu thuỷ sản đứng đầu thế giới, vượt xa các cường quốc khác như Pêru, Na Uy, Liên bang Nga, Mỹ, Thái Lan, Chi Lê…
Với chi phí nhân cơng rẻ, các DN thuỷ sản Trung Quốc chú trọng gia công, nhập khẩu nguyên liệu để chế biến tái xuất khẩu. Một số nhà nhập khẩu cá ngun liệu lớn nhất khơng có nhà máy chế biến mà là những cơng ty XNK tổng hợp, thường cung cấp hay phân phối thủy sản dưới danh nghĩa các nhà tái chế biến. Việc này tạo ra sự linh hoạt trong hệ thống phân phối cá nguyên liệu, nhưng tiềm ẩn rủi ro là :
- Khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc thủy sản trong toàn bộ chuỗi quản lý, do nguyên liệu được chuyển qua tay nhiều thành phần khác trước khi đến các nhà máy chế biến.
- Khó khăn trong việc lập chứng từ cho việc sử dụng từng phần khối lượng trong cùng một chứng nhận sản lượng gốc khi các lô hàng bị chia ra để chế biến ở các nhà máy khác nhau.
Thêm vào đó, cơng tác quản trị rủi ro chưa được chú trọng trong cơ cấu các DN thuỷ sản Trung Quốc. Do đó, trong khoảng thời gian năm 2007, các DN thuỷ sản Trung Quốc hầu hết thiệt hại lớn, xuất khẩu giảm đáng kể do sản phẩm Trung Quốc bị nhiều tai tiếng về chất lượng và VSATTP, khiến cho các nước nhập khẩu e ngại. Tại Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm
Mỹ (FDA) liên tục thu giữ, cấm hoặc thu hồi hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Bao gồm các mặt hàng cá da trơn, cá basa, tơm, cá chình và cá chầy của Trung Quốc, sau nhiều lần phát hiện dư lượng hóa chất mà Mỹ đã cấm sử dụng trong thủy sản ni.
Ngồi ra, trong chính sách quản lý ngoại tệ, Trung Quốc khơng cho thanh tốn hàng nhập khẩu bằng đồng USD và thu phí rất cao khi chuyển tiền thanh tốn. Đó là những yếu tố cản trở rất lớn hoạt động phòng ngừa rủi ro bằng các công cụ phái sinh đối với các DN thuỷ sản đa quốc gia của Trung Quốc.
1.5.2. Thuỷ sản Na uy (Norway)
Na Uy cũng là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú về thủy sản. Ngoài ra, quốc gia này cũng có thế mạnh đặc biệt trong ngành cơng nghiệp đóng tàu và vận tải biển, hiện Na Uy là nhà cung cấp công nghệ đánh bắt xa bờ lớn thứ 2 thế giới. Các công ty thuỷ sản Na Uy đang chiếm lĩnh hầu hết thị trường với các thương hiệu lớn tầm cỡ thế giới như Marine Harvest, Leroy Seafood Group, Mainstream, SalMar, ...
Hoạt động quản trị rủi ro luôn được các công ty thuỷ sản Na Uy chú trọng, điều này thể hiện ở sự tồn tại của các bộ phận quản trị rủi ro trong mỗi bộ máy tổ chức doanh nghiệp này. Do đó, trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp này đã tạo được chỗ đứng vững chắc và phát triển mạnh. Chính sách quản trị rủi ro của các DN này tập trung ở các điểm sau:
- Rủi ro hoạt động: bao gồm các rủi ro về giá nguyên liệu đầu vào (cá giống, thức ăn, an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh, …) Các DN trên đã thực hiện nghiên cứu và ứng dụng các quy trình cơng nghệ xử lý, ni trồng từ khâu con giống, kết hợp với việc sử dụng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại nhằm ổn định mơi trường nước, nhiệt độ …
Cũng nhờ đó, các sản phẩm của các DN này đều đạt tiêu chuẩn của các tổ chức kiểm định về VSATTP, môi trường,… của châu Âu nên ngăn ngừa được hầu hết các rủi ro về chất lượng, môi trường, rào cản thương mại …
- Rủi ro tài chính: là những DN lớn, hoạt động xuất khẩu trên nhiều quốc gia nên các DN này có lợi thế là thu về nhiều loại tiền tệ khác nhau nên tận dụng các đồng tiền phát sinh trong giao dịch kết hợp với tiền cọc, thu hồi ở các tài khoản khác nhau để giảm thiểu rủi ro giao dịch (currency risk) thông qua thị trường tiền tệ. Ngoài ra, đối với các hợp đồng nợ dài hạn thì các DN này thoả thuận ưu tiên bằng tiền cơ bản (USD, EUR, GBP), giới hạn ở một tỉ lệ nhất định đối với khách hàng mới, và mua bảo hiểm hoặc sử dụng các công cụ trên thị trường phái sinh.
Nhờ những nỗ lực trong việc xác lập mục tiêu, kế hoạch cụ thể và chú trọng cơng tác phịng ngừa rủi ro, các DN thuỷ sản Na Uy luôn phát triển thương hiệu, mở rộng mạng lưới bán hàng trên thế giới.
1.5.3. Thuỷ sản Thái Lan
Trên thị trường nông sản thế giới, Thái Lan là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam ở rất nhiều mặt hàng. Riêng đối với các mặt hàng thủy sản, Thái Lan đã duy trì vị thế là nhà cung cấp lớn một số mặt hàng như tôm thẻ và cá ngừ, cùng với kinh nghiệm tham gia thị trường trong nhiều năm liền. Do vậy, mặc dù gần đây, Việt Nam nổi lên là một nhà cung cấp có sức cạnh tranh trên thị trường thủy sản với mặt hàng tôm, những chiến lược tham gia thị trường cùng với những động thái mới từ các đối thủ Thái Lan sẽ là những thơng tin vơ cùng hữu ích cho con đường kinh doanh của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.
Công ty Sản Phẩm Đông lạnh Thai Union (TUF) là một trong những DN thuỷ sản lớn của Thái Lan. Công ty cũng rất chú trọng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động của mình, thể hiện qua những đặc điểm sau:
- Thành lập một Uỷ ban quản trị rủi ro (Risk Management Comittee) trong bộ máy tổ chức DN. Uỷ ban này có nhiệm vụ thường xuyên thực hiện nhận diện các yếu tố gây rủi ro bên trong và bên ngồi DN, phân tích, đo lường các rủi ro và đưa ra các giải pháp nhằm tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại từ các rủi ro đó.
- Rủi ro hoạt động: Cơng ty ln duy trì vị thế là nhà cung cấp lớn các sản phẩm đảm bảo chất lượng, sạch từ khâu con giống đến chế biến xuất khẩu do ứng dụng máy móc thiết bị, cơng nghệ ni trồng hiện đại. Ngoài ra, các sản phẩm giá trị gia tăng của DN cũng ln có được chỗ đứng trên các thị trường mới nhờ uy tín đảm bảo và các chương trình tiếp thị.
- Rủi ro tài chính: Cơng ty sử dụng USD làm tiền tệ quy đổi, thực hiện đo lường rủi ro và sử dụng hợp đồng kỳ hạn kết hợp các quyền chọn trên thị trường phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động tỉ giá. Đối với rủi ro lãi suất, cơng ty cố gắng duy trì cấu trúc nợ tối ưu nhất bằng các khoản vay lãi suất cố định và thả nổi. Cấu trúc nợ này cũng có thể được điều chỉnh bằng rất nhiều cơng cụ khác như Swap lãi suất, … Một vấn đề khác mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu kêu ca là việc thống nhất giữa các nước về các Hiệp định chung về kiểm dịch đối với động vật và thực vật. Thái Lan đã giải quyết rất tốt vấn đề này bằng các văn bản ký kết song phương giữa Chính phủ Thái Lan và nước nhập khẩu.
1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho các DN thuỷ sản VN
Cần tập trung phát triển các loại hình sản xuất thủy sản sạch từ khâu con giống đến chế biến xuất khẩu, từ ao nuôi đến bàn ăn. Bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thủy sản sạch từ nuôi trồng và khai thác. Tăng cường năng lực chế biến nhằm đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng ATVSTP.
Chú trọng phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản ổn định, có khả năng cung cấp kịp thời nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Các DN thuỷ sản cần thiết lập các chuẩn quản lý nguyên liệu hiệu quả, giảm thiểu chi phí kho bãi, tăng cường quản lý các cơ sở dữ liệu về nhà cung cấp, có chính sách duy trì một cách hiệu quả các mối quan hệ này để bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào ln sẵn có với giá phí hợp lý, ít biến động nhất trong khoảng thời gian một năm.
Theo xu thế phát triển chung của thế giới rõ ràng nhu cầu hàng thủy sản từ khai thác biển, nhất là từ biển sâu, từ nghề nuôi trên biển sẽ được ưa chuộng và có giá trị lớn hơn nhiều so với các sản phẩm thủy sản từ nghề nuôi nội địa. Cho nên, ngành thủy sản tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giữa khai thác, nuôi trồng và chế biến. Phát huy mạnh mẽ “yếu tố biển” trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản trong thời gian tới.
Không “dàn hàng ngang” đối với tất cả các sản phẩm thủy sản mà phải lựa chọn sản phẩm có tính khả thi cao, đặc trưng cho thương hiệu thủy sản Việt Nam. Cá tra – sản phẩm độc đáo và độc quyền của Việt Nam ở các thị trường tiêu thụ, nhiều nhà chế biến đã làm ra những sản phẩm giá trị gia tăng và bán với giá cao hơn gấp 3-4 lần. Nhiều DN Việt Nam đã nhận thấy điều đó và cố gắng nâng cao chất lượng, bảo đảm VSATTP cho sản phẩm, và tìm cách đa dạng hóa, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, nhưng
người sản xuất và DN Việt Nam còn cần làm nhiều hơn nữa để giành lấy tỷ suất cao hơn trong sự phân phối lợi ích này.
Đa số các DN thuỷ sản Việt Nam có tầm cỡ vừa và nhỏ, thiếu vốn để mở rộng đầu tư, vì vậy nên sáp nhập để hình thành các tập đồn lớn, có thế mạnh hơn về vốn, nâng cao năng lực tài chính nhằm triển khai các chương trình dự án mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản trị, chú trọng quản trị rủi ro phù hợp với đặc trưng ngành …từ đó ổn định, tập trung phát triển.
Về phía Chính phủ, để hưởng các lợi thế về xuất khẩu thuỷ sản, cần tích cực trong ký kết các Hiệp định song phương, các thỏa thuận về kiểm dịch và giám sát vệ sinh với các nước xuất khẩu, đồng thời nhanh chóng hướng dẫn, phổ biến để các doanh nghiệp thực hiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu khoa học cả trong nước và ngoài nước, tác giả đã tổng hợp và trình bày khái quát những lý luận cơ bản về: Rủi ro và quản trị rủi ro; phân tích và chỉ rõ trong hoạt động của DN phải đối diện với nhiều loại rủi ro; phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và hoạt động của doanh nghiệp; nghiên cứu và giới thiệu về chương trình quản trị rủi ro, phương thức quản trị rủi ro và các công cụ phịng ngừa rủi ro.
Tác giả cũng đã trình bày kinh nghiệm quản trị rủi ro trong ngành thuỷ sản của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho ngành thuỷ sản Việt Nam.
Các vấn đề lý luận trên sẽ tiếp tục được đối chiếu, so sánh với thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro trong các DN thuỷ sản ở Việt Nam, sẽ được trình bày trong Chương 2 của luận văn.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DN THUỶ SẢN VN
2.1. TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN VN
Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn1998-2008 đạt 18%/năm.
Đánh bắt hải sản: đã phát triển nhanh chóng từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ, đồng nghĩa với sự chuyển dịch từ đánh bắt với giá trị thấp sang đánh bắt với giá trị cao.
Nuôi trồng thủy sản: đã thực sự phát triển mạnh cả về diện tích ni trồng và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Năm 2009, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam là 2,57 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ, và với tốc độ tăng trưởng hiện nay. Chính sự tăng trưởng của sản lượng ni trồng thủy sản, trong đó 2 lồi chính là tơm và cá tra, là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Chế biến thủy sản đã phát triển mạnh mẽ cả về công suất lẫn công nghệ chế
biến. Đến năm 2010, ngành đã có trên 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mơ cơng nghiệp, trong đó có 80% nhà máy đạt tiêu chuẩn VSATTP, giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm của EU và của Mỹ.
Xuất khẩu của thủy sản Việt Nam: đã và đang trực tiếp cũng như gián tiếp
đóng góp vào sự phát triển năng động của ngành; góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp vùng ven biển, đảm bảo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho hàng triệu người lao động. Hơn nữa, xuất khẩu thuỷ sản là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam và là nguồn thu ngoại tệ lớn cho công cuộc CNH, HĐH đất nước.
2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ SẢN
2.2.1. Bảo hộ của Nhà nước
Trong thời gian qua, đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước đã đổi thay nhanh chóng, ngày càng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Các chương trình, chính sách hỗ trợ: Chương trình đánh bắt xa bờ, hỗ trợ vay vốn …
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đại diện cho phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu và chế biến thủy sản Việt Nam. Hiệp hội này đang bảo vệ cho sản lượng trị giá hàng triệu đôla của các nhà nuôi trồng thủy sản. Hiệp hội đã trở nên rất nổi tiếng trong thời gian gần đây khơng chỉ bởi vai trị xúc tiến xuất khẩu thủy sản, mà còn bởi những hoạt động xung quanh vụ kiện chống bán phá giá cá Tra và Ba sa, và vụ kiện chống bán phá giá tôm do các nhà sản xuất của Mỹ khởi kiện.
2.2.2. Các quy định về xuất nhập khẩu
Theo các quy định trong ngành thuỷ sản, hiện nay việc xuất nhập khẩu thủy sản được tự do hố, trừ các lồi thủy sản q hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cấm xuất khẩu; cịn các lồi thủy sản có giá trị kinh tế có khả năng bị cạn kiệt thì được phép xuất khẩu nếu thoả mãn các điều kiện theo quy định nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản. Khi nhập khẩu các loại giống, thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học, hoá chất xử lý môi trường nuôi thủy sản phải xin phép nhập thử nghiệm. Việc nhập khẩu thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn nuôi thủy sản; một số loại hoá chất, chế phẩm sinh học thông dụng dùng trong nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định, không phải xin phép. Ngoài ra, nhằm bảo vệ sức khoẻ cho con người và động thực vật, tránh lan
truyền các bệnh truyền nhiễm trong nuôi trồng thủy sản, phải thực hiện đúng các quy định về kiểm dịch và kiểm tra chất lượng.
2.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH THUỶ SẢN VN
2.3.1. Thuận lợi
Việt Nam có bờ biển dài 3260 km, với 112 cửa sông, trên 3000 đảo lớn nhỏ, nhiều eo biển, hồ, đầm lầy, phá, trên 1 triệu km2 diện tích vùng đặc quyền kinh tế. Hơn nữa, do Việt Nam nằm trong khu vực sinh thái nhiệt đới, ít bị ơ nhiễm, nên nguồn lợi thuỷ sản rất đa dạng, phong phú, và có khả năng tự hồi sinh cao.
Nguồn nhân công dồi dào với chi phí tương đối rẻ là một ưu thế cho