Các giải pháp

Một phần của tài liệu Kiểm toán hải quan (kiểm tra sau thông quan) trong tiến trỉnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 94)

1. 9 Những kinh nghiệm rút ra cho hoạt động

3.3. Các giải pháp

trình hội nhập kinh tế Quốc tế.

Cơng tác KTSTQ thực hiện thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu thực sự của Luật hải quan, vẫn còn nhiều doanh nghiệp lợi dụng gian lận thương mại, trốn thuế như tác giả đã phân tích ở chương II. Phải khẳng định lại KTSTQ của Hải quan Việt Nam là một công tác nghiệp vụ còn nhiều mới mẻ và còn gặp nhiều khó khăn, hiện đang trong q trình vừa triển khai, vừa làm, vừa nghiên cứu học hỏi để hoàn thiện. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về cơng tác KTSTQ; phân tích thực trạng tình hình KTSTQ của Hải quan Việt Nam trong thời gian từ năm 2005 -2009, tác giả đề suất một số giải pháp cơ bản cần được triển khai đồng bộ nhằm nâng cao vai trò KTSTQ trong hoạt động của Ngành hải quan, với mong muốn hoạt động KTSTQ thực sự có hiệu quả trong thời kỳ ngành Hải quan đang cải cách và hiện đại hóa nhằm hội nhập khu vực và thế giới.

Hoàn thiện hệ thống tổ chức của lực lượng KTSTQ từ cấp Tổng cục tới Chi cục Hải quan, Cửa khẩu. Cán bộ lãnh đạo, nhân viên KTSTQ phải đảm bảo có năng lực thực sự thực hiện công tác KTSTQ ( đưa vào những người đạt tiêu chuẩn và kịp thời đưa ra những người không đáp ứng được yêu cầu). Những cán bộ, nhân viên KTSTQ đã có kinh nghiệm và nghiệp vụ khơng nên luân chuyển theo định kỳ của ngành qui định, như vậy sẽ khó khăn trong việc đào tạo nghiệp vụ chun mơn kiểm tốn hải quan.

Về số lượng cán bộ kiểm tốn hải quan phải đạt tỷ lệ ít nhất là 10% tồn ngành. Theo tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và trên thế giới, thì tỷ lệ nhân viên kiểm tốn hải quan phải đạt từ (10% -25%) trong tổng số cán bộ công chức hải quan. Như vậy bộ phận KTSTQ mới thực sự phát huy được vai trò “hậu kiểm”, tăng tỷ lệ kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp XNK , từ đó đảm bảo tính tn thủ pháp luật của các Doanh nghiệp và kịp thời phát hiện hành vi gian lận trốn thuế của những doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

cấp Tổng cục :

- Cục kiểm tra sau thơng quan cần được bố trí, sắp xếp đầy đủ số lượng Cán bộ lãnh đạo cục, lãnh đạo phòng và nhân viên các phòng chức năng đi vào hoạt động.

- Lãnh đạo Cục, Phòng và nhân viên trong Cục kiểm tra sau thơng quan tự hồn thiện mình, khơng ngừng học tập và thông qua hoạt động thực tiễn để nâng cao năng lực công tác.

Tăng cường, quán triệt nhận thức của các cấp lãnh đạo trong lĩnh vực KTSTQ. Đối với cán bộ lãnh đạo phải thực sự nhận thức được vai trị của cơng tác KTSTQ.

- Mọi hoạt động của Cục kiểm tra sau thông quan phải hướng về cơ sở, tăng cường ciông tác kiểm tra , hướng dẫn hỗ trợ hoạt động của các địa phương.

cấp Cục hải quan thành phố, tỉnh:

- Lãnh đạo Cục hải quan Tỉnh, Thành phố cần quan tâm hơn đối với công tác kiểm tốn hải quan, xác định đúng vị trí, vai trị của cơng tác kiểm tốn sau thơng quan trong nghiệp vụ hải quan.

- Tất cả các địa phương cần triển khai tổ chức kiểm toán theo qui định, lựa chọng những cán bộ có năng lực, kinh nghiệm cơng tác, phẩm chất đạo đức cho công

tác này. Tăng cường cán bộ công chức kiểm tra sau cho các Chi cục hải quan, đào tạo nghiệp vụ theo hướng chuyên sâu theo từng lĩnh vực cho cán bộ kiểm tra sau như lĩnh vực trị giá, xuất xứ, phân loại hàng hóa, gia cơng, sản xuất-xuất khẩu, đầu tư.

cấp Chi cục Hải quan

Cấp Chi cục Hải quan không thực hiện quyết định kiểm tra sau thông quan nhưng đây là nơi cung cấp nguồn thông tin rồi rào và đáng tin cậy ở khâu phúc tập hồ sơ phục vụ cho cơng tác KTSTQ. Vì vậy phải tổ chức phúc tập 100% hồ sơ đã thông quan. Nâng cao chất lượng công tác phúc tập hồ sơ nhằm phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan từ đây.

Như vậy để Ngành hải quan nâng cao được hiệu quả của cơng tác KTSTQ thì việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức của lực lượng kiểm tốn sau thơng quan, nâng cao năng lực cán bộ kiểm toán hải quan là giải pháp hàng đầu và khi bố trí cơng chức kiểm tốn hải quan phải có đủ một sồ điều kiện như: Tốt nghiệp Đại học tài chính, kế tốn, ngoại thương, luật. Trong đó số cán bộ kiểm toán hải quan được đào tạo chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán ( chủ yếu là kế tốn doanh nghiệp) chiếm khoảng 60%, đồng thời phải có kiến thức về nghiệp vụ hải quan như: thủ tục hải quan, áp mã tính thuế, trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa. Được đào tạo thêm về các kỹ năng như điều tra, am hiểu kiến thức về luật, ngoại ngữ, tin học. Đặc biệt, cán bộ kiểm toán hải quan phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, bản lĩnh nghiệp vụ vững vàng, không vi phạm kỷ luật liên quan đến tiêu cực tham nhũng.

3.3.2 Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hiệu quả, chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ

- Hệ thống văn bản pháp lý như Luật hải quan, Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật quản lý thuế … tương đối đầy đủ để hoạt động KTSTQ được phát huy tốt, nhưng bên cạnh đó cần phải có hệ thống pháp luật đồng bộ trong công tác xử lý vi phạm hành chính để tạo điều kiện cho cơng tác kiểm tốn sau thông quan. Các biện pháp cưỡng chế hành chính theo trình tự đạt hiệu quả không cao dẫn tới nợ đọng thuế lớn. Do các quy định tại Luật hải quan, Luật quản lý thuế và các văn bản dưới Luật chưa thống nhất hoặc chưa rõ ràng; thẩm quyền của các cơ quan quản lý thuế chưa đủ mạnh; Nội hàm của các quy phạm pháp luật cịn chồng chéo…

Vì vậy, cần ban hành văn bản quy định chi tiết về KTSTQ có nghiên cứu thật kỹ kinh nghiệm của Hải quan các nước trên thế giới, đối chiếu với thực tiễn ở Việt Nam, tiến hành dự thảo, lấy ý kiến góp ý kiến trong và ngồi ngành để khi ban hành văn bản có tính khả thi cao.

- Trong tương lại việc kiểm tốn sau thơng quan sẽ có nhiều cuộc kiểm tra tại doanh nghiệp, cũng như theo kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới ngành Hải quan Việt Nam cần thiết phải nhanh chóng xây dựng hệ thống “chuẩn mực

kiểm tra sau thơng quan” với mục đích ngăn ngừa các trường hợp có thể dẫn đến tha

hóa đội ngũ kiểm toán viên Hải quan trong quá trình tác nghiệp tại trụ sở doanh nghiệp.

3.3.3 Nhóm giải pháp hồn thiện nghiệp vụ, phục vụ cho hoạt động kiểm tốn hải quan

(1) Cần thiết hồn thành và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong khâu kiểm tốn sau thơng quan

Mục tiêu chiến lược phát triển của ngành Hải quan đến năm 2010, Hải quan Việt Nam phấn đấu trở thành Hải quan tiên tiến trong khu vực ASEAN, hiện đại theo tiêu chuẩn Quốc tế.

Tầm nhìn 2020: Quản lý hải quan theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư và du lịch; thực hiện hải quan điện tử; cơ quan Hải quan hoạt động có tính chun nghiệp, minh bạch và liêm chính.

Ngành Hải quan sẽ dần từng bước chuyển đổi phương pháp quản lý nghiệp vụ thủ công, truyền thống, sang thực hiện kỹ thuật quản lý rủi ro theo phương pháp quản lý hiện đại. KTSTQ là một trong những biện pháp được áp dụng trong công tác quản lý hải quan hiện đại. Nó chỉ thực sự phát huy vai trị và hiệu quả khi ngành Hải quan đã áp dụng đồng bộ nguyên tắc quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của quy trình thủ tục hải quan, từ khâu kiểm tra trước thông quan (Điều tra chống buôn lậu) đến khâu kiểm tra trong thông quan (tiếp nhận khai báo, giám sát, kiểm hóa, tính thuế) và đến khâu KTSTQ.

Hiện nay, Hải quan các nước trên thế giới khi áp dụng hệ thống quản lý rủi ro trong khâu kiểm tốn sau thơng quan đều hồn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Việt

Nam đã có mối quan hệ thương mại với hàng trăm nước trên thế giới và khu vực, như vậy tốc độ lưu chuyển hàng hóa qua các cửa khẩu là rất cao. Một yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải hỗ trợ cho quy trình KTSTQ mảng kỹ thuật quản lý rủi ro thiết kế trên phần mềm, kết hợp với chương trình xử lý thơng tin tự động tích hợp. Ưu điểm nổi bật của hệ thống sẽ giúp nhanh chóng xác định một cách khoa học và linh hoạt các khu vực rủi ro cao và trình tự kiểm tra doanh nghiệp sẽ được thiết lập cụ thể, hợp lý, tạo thuận lợi cho việc lập kế hoạch KTSTQ trong những thời đoạn khác nhau.

(2) Về mặt thơng tin doanh nghiệp

Trong q trình thu thập, phân tích thơng tin phục vụ cho cơng việc kiểm tốn sau thơng quan, cần có một trung tâm dữ liệu tổng hợp về doanh nghiệp như: ngành nghề kinh doanh chính, lịch sử hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình nộp thuế, vi phạm của doanh nghiệp có hay khơng?…để cán bộ kiểm tốn khai thác phân tích phục vụ cho nghiệp vụ kiểm tra của mình.

(3) Về qui trình và chất lượng phúc tập hồ sơ

Để đánh giá được doanh nghiệp một cách sâu hơn, quản lý có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở lý thuyết về quản lý rủi ro trong cơng tác hải quan thì phải quan tâm tới hiệu quả của công tác phúc tập hồ sơ XNK trong khâu thơng quan. Bởi vì phúc tập hồ sơ là việc sẽ phát hiện ra sai sót từ cả hai phía Hải quan và Doanh nghiệp, từ đó sửa chữa bổ sung hồn thiện . Đồng thời phúc tập hồ sơ cũng là nơi cung cấp nguồn thông tin quan trọng về hoạt động XNK của các doanh nghiệp cho hoạt động kiểm tra sau, là nơi phát hiện những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan. Như vậy theo tôi cần phải :

+ Phúc tập phải có trọng điểm

Hiện nay, việc phúc tập theo báo cáo thì 100% tờ khai XNK được phúc tập, nhưng chất lượng cơng tác phúc tập khơng cao, mang nặng hình thức, ngại va chạm khi phát hiện sai sót, chạy theo số lượng tờ khai, số lượng cán bộ phúc tập hồ sơ cịn ít so với khối lượng cơng việc thực tế. Để khắc phục được thực tế này có một số biện pháp cụ thể như:

* Đối với các tờ khai thuộc loại hình gia cơng, sản xuất - xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất – tái nhập, các Chi cục hải quan nên thực hiện việc phúc tập khi

làm công tác thanh khoản thuế, thanh khoản hợp đồng gia công. Nếu các doanh nghiệp không thanh khoản tờ khai theo đúng thời hạn qui định thì cần kiểm tra và phúc tập tồn bộ các tờ khai XNK của doanh nghiệp.

* Đối với các tờ khai thuộc loại hình ưu đãi đầu tư, hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu cần kiểm tra kỹ về giấy phép cấp ưu đãi, mặt hàng đầu tư làm rõ chế độ ưu đãi theo văn bản hiện hành.

* Đối với nhhững mặt hàng, nhạy cảm thuế suất cao như ôtô, sắt thép, mỹ phẩm …cần phải nắm bắt được giá tính thuế qua tham khảo giá nhập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.

+ Trang bị kiến thức và thông tin cho cán bộ phúc tập.

Để công tác phúc tập hồ sơ có hiệu quả cao, cán bộ phúc tập phải nắm bắt được các qui trình các khâu nghiệp vụ trước, trong khâu thông quan như: đăng ký tờ khai, kiểm tra giá tính thuế, kiểm hóa áp mã hàng hóa. Cán bộ phúc tập khơng được tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa nên yêu cầu bộ phận kiểm hóa phải lưu trữ đầy đủ hồ sơ về các bằng chứng mơ tả đúng bản chất hàng hóa như: Catalogue, hồ sơ kỹ thuật, chứng thư giám định... để lấy cơ sở so sánh với các lô hàng giống hệt hoặc tương tự trước đây từ đó phát hiện sai sót.

Cán bộ phúc tập hồ sơ phải có kiến thức về tin học, ngoại ngữ thành thạo để đọc được chứng từ thương mại, tra cứu dữ liệu trên hệ thống phần mềm quản lý rủi ro ở khâu thông quan. Nắm bắt kịp thời các chế độ chính sách ban hành một cách thường xuyên.

3.3.4 Giải pháp về đào tạo

Con người là yếu tố quan trọng quyết định cho mọi sự thành công, do vậy ngành Hải quan nói chung và bộ phận kiểm tra sau thơng quan nói riêng, muốn thực hiện được nhiệm vụ tăng cường kiểm tốn sau thơng quan thì phải thực sự chú ý tới việc đào tạo trang bị kiến thức tổng hợp cho cán bộ kiểm toán hải quan một cách chuyên nghiệp, bản lĩnh vững vàng, giàu kinh nghiệm để thực hiện công việc chuyên môn. Do vậy cần thiết phải :

Thứ

nhất : Chuẩn hóa chương trình đào tạo nghiệp vụ KTSTQ gắn liền với đội ngũ cán bộ KTSTQ. Cần quy định chế độ học tập bắt buộc đối với cán bộ nghiệp vụ KTSTQ về nghiệp vụ cơ bản và hàng năm bồi dưỡng cập nhật kiến thức. Thông qua tài

liệu KTSTQ, kinh nghiệm thực tiễn của các nước đã thực hiện tốt nghiệp vụ KTSTQ, sổ tay nghiệp vụ KTSTQ ASEAN kết hợp với Luật hải quan, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn nghiệp vụ KTSTQ và thực tiễn KTSTQ, ngành Hải quan phải xây dựng bộ giáo trình chuẩn phục vụ cơng tác giảng dạy KTSTQ. Một chương trình đào tạo khoa học, hợp lý phải đồng nghĩa với sự thống nhất trong tồn ngành. Tính thống nhất trong quá trình đào tạo sẽ dẫn đến sự thống nhất về nhận thức, về phương pháp tư duy và phong cách làm việc thực tế của nhân viên KTSTQ.

Thứ

hai : Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ kiểm tốn hải quan

Tiếp tục mở các lớp đào tạo KTSTQ có chun gia nước ngồi hướng dẫn; cử cán bộ đi học ở nước ngồi bằng nguồn tài trợ. Kết thúc mỗi khóa học, mỗi học viên cần có nhận xét thật khách quan, minh bạch điểm mạnh và điểm yếu về nội dung, phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của chuyên gia trong thời gian tới.

- Cử một số cán bộ có trình độ đi thực tế học tập kinh nghiệm KTSTQ tại các nước đã thực hiện tốt nghiệp vụ này. Tuy nhiên, cán bộ tham gia cần phải đúc kết bài học ngay sau chuyến đi, báo cáo trước Lãnh đạo TCHQ và các tổ chức có liên quan để rút ra bài học, kinh nghiệm và phương hướng áp dụng vào điều kiện thực tế của Hải quan Việt Nam.

- Tiếp tục tập trung và mở rộng thêm đào tạo đội ngũ chuyên viên hàng đầu về KTSTQ do JICA đào tạo nhằm tăng thêm đội ngũ vừa là chun gia có trình độ chun mơn cao vừa là giáo viên kiêm chức về KTSTQ, có khả năng sư phạm tốt.

- Thực tế việc kiểm tra chứng từ trong thương mại, kế tốn, hải quan trong tình hình thực tế cơng nghệ thơng tin phát triển rất khó phát hiện chứng từ giả, nên phải mở lớp đào tạo kỹ năng phát hiện chứng từ giả và trang thiết bị máy móc kỹ thuật hiện đại phục vụ công việc này.

Thứ

ba : hàng năm nên tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề về kiểm tra sau thơng

quan, để từ đó cán bộ kiểm tốn hải quan có điều kiện trao đổi kinh nghiệm trong chuyên môn, phát huy tối đa những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm trong hoạt động tác nghiệp của mình.

3.3.5 Giải pháp tăng cường mối quan hệ kết hợp giữa Hải quan với các Ngành chức năng như: Ngân hàng, Thuế nội địa, Hãng vận chuyển, Cơ quan giám định… bằng việc tạo lập kênh thông tin giữa các cơ quan

Hoạt động XNK và thanh toán quốc tế có mối quan hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển thương mại quốc tế. Việc thanh toán tiền hàng XNK thông qua ngân hàng là thông tin thực sự cần thiết đối với cơ quan hải quan, khi thẩm định về việc xác định trị giá tính thuế cho một lơ hàng XNK. Bằng các phương thức thanh toán như L/C ( Letter of credit – tín dụng chứng từ), T/T ( Telegraphic Transfer - chuyển tiền bằng điện, D/P (Document Against Payment - nhờ

Một phần của tài liệu Kiểm toán hải quan (kiểm tra sau thông quan) trong tiến trỉnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w