Các thách thức đặt ra đối với chinh sách ty giá thông qua phân tich

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 61)

thái của nền kinh tế Việt Nam qua sơ đồ Swan

Đạt được đồng thời cân bằng bên trong (cân bằng nội) và cân bằng bên ngoài (cân bằng ngoại) là một mục tiêu trọng tâm của các chính sách kinh tế vĩ mô. Cả cân bằng nội và cân bằng ngoại đều dựa vào hai biến số nền tảng: mức cầu nội địa và tỷ giá thực hiệu lực (REER). Đến lượt mình, cả hai biến số này phản ảnh các điều kiện và chính sách kinh tế vĩ mơ. Thâm hụt cán cân vãng lai xảy ra khi REER bị định giá cao, và/hoặc có mức cầu nội địa thực cao quá mức. Biểu đồ Swan là một trong những công cụ có thể sử dụng để phân tích trạng thái của nền kinh tế, điểm đạt được trạng thái cân bằng nội và cân bằng ngoại, cũng như các vùng mất cân bằng khác nhau. Đề tài sẽ phân tích nền kinh tế Việt Nam theo sơ đồ Swan:

Hình 2.1: Trạng thái kinh tế Việt Nam theo sơ đồ Swan

Tỷ giá

2

Giảm phát – Thâm hụt EB

tài khoản vãng lai

1 REER =1 3 Giảm phát – A Thặng dư tài khoản vãng lai Lạm phát – Thâm hụt tài khoản vãng lai 4 Lạm phát – Thặng dư IB

tài khoản vãng lai

Chi tiêu trong nước

Theo đồ thị, tại trạng thái cân bằng đối nội và đối ngoại thì REER = 1. Trục trung của đồ thị biểu diễn tỷ giá. Trục hoành biểu diễn chi tiêu trong nước, bao gồm: tiêu dùng (C), đầu tư (I), và chi tiêu của chính phủ (G).

P h á gi N ân g gi

Bảng 2.3 Cán cân vãng lai va lạm phát của Việt nam giai đoạn 1999-2009 va Sơ đồ Swan Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Cán cân vãng lai (tỷ USD) 1,177 1,106 0,682 -0,604 -1,931 -1,591 -0,56 -0,164 -6,992 -10,706 -8,868 Lạm phát (%) -0,307 -0,632 0,925 4,119 3,083 9,822 8,819 6,699 12,631 19,891 6,52 Trạng thái nền kinh tế trên Sơ đồ Swan 3 3 4 1 1 1 1 1 1 1 1

Nguồn: IMF - World Economic Outlook Database, October 2009

Theo cách tính REER của đề tài, thì REER của Việt Nam năm 2009 giảm xuống còn 80,61%, tức là đang bị định giá cao hơn 19,39%. Thâm hụt cán cân vãng lai kéo dài dai dẵng từ năm 2002 đến năm 2009, đưa nền kinh tế Việt Nam nằm bên phải đường cân bằng ngoại EB.

Lạm phát liên tục cao trong các năm gần đây có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam đang nằm bên trái đường cân bằng nội IB. Do đó, đề tài cho rằng trạng thái nền kinh tế Việt Nam nằm tại điểm B là phù hợp nhất trong năm 2008 và 2009. Vậy nền kinh tế Việt Nam đối diện với lạm phát cao và thâm hụt cán cân vãng lai nên nằm ở vùng số (1).

Để nền kinh tế Việt Nam trở về trạng thái cân bằng đối nội và đối ngoại, tức tại điểm A, đề tài tiến hành phân tích các yếu tố đối nội và đối ngoại của kinh tế Việt Nam

2.3.1 Phân tich các yếu tố kinh tế vĩ mô đối nội

Một trong những nội dung quan trọng của quan niệm “phát triển bền vững” là phát triển của năm trước, thời kỳ trước phải tạo tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của năm kế tiếp, thời kỳ kế tiếp. Kết quả đạt được của năm 2009 cho thấy chưa tạo điều kiện tốt hơn cho phát triển trong năm 2010, năm cuối cùng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2006-2010 và cũng là năm cuối cùng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010. Các vấn đề có thể gây bất ổn nhất đối với kinh

Tốc độ tăng trưởng GDP Lạm phát

tế vĩ mô cho năm tới, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh, nổi bật là vấn đề tỷ giá hối đoái và lạm phát.

Nguồn: Asian Development Outlook – Update 2009.

Đồ thị 2.2 Tăng trưởng GDP va lạm phát khu vực Đông Nam Á

Qua đồ thị 2.2 ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2 năm chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vẫn ở mức cao so với các nước khu vực Đông Nam Á nhưng lạm phát cũng rất cao khiến kinh tế Việt Nam khó có thể mà phát triển bền vững trong tương lai. Trong năm 2008, cùng chịu chung số phận với việc giá xăng và giá nguyên liệu tăng cao nhưng chỉ số CPI của các nước khác thì thấp hơn Việt Nam, do đó yếu tố lạm phát Việt Nam tăng nhanh trong năm 2008 không đơn thuần chỉ là yếu tố khách quan, mà quan trọng hơn là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại nền kinh tế Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho lạm phát Việt Nam tăng cao

trong thời gian qua. Thứ nhất, là do Việt Nam có tỷ lệ đầu tư/GDP cao kỷ lục, tín dụng tăng trưởng rất nhanh, trong đó một tỷ lệ lớn dành cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả. Thứ hai, Chính phủ chưa nhận thức đúng hoặc cố tình phủ nhận những nguyên nhân dẫn đến lạm phát, nên đã đưa ra những chính sách khơng nhất quán. Ở lĩnh vực tiền tệ, đó là răng cung tiền và tín dụng. Trong thời gian qua, dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam nhiều thông qua các nguồn vốn FDI, đầu tư gián tiếp, ODA, kiều hối,..gây sức ép lên việc tăng giá VND, do đó co nguy cơ làm giảm nhập khẩu, tăng xuất khẩu và làm cho cán cân thương mại càng thâm hụt hơn nữa. Do lo ngại điều này, Chính phủ đã cố giữ tỷ giá VND/USD ổn định bằng cách tung tiền ra để mua USD. Ở lĩnh vực tín dụng, nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8-8,5%/năm, Chính phủ liên tục thúc đẩy tăng tín dụng, đặc biệt là tín dụng của các doanh nghiệp nhà nước, nơi mà sử dụng nguồn vốn khơng hiệu quả. Với tốc độ tăng tín dụng cao nhiều năm liền, đồng thời tăng cung tiền đột biến, lạm phát xảy ra là điều tất yếu.

Năm 2009 thì mức độ lạm phát đã được kiềm chế dưới 2 con số, đạt mức 6,52% do giá nguyên liệu trên thị trường thế giới hạ nhiệt, việc giá dầu mỏ thế giới liên tục giảm buộc giá trong nước và giá những hàng hoá và dịch vụ có liên quan giảm theo. Bên cạnh những tác động rất mạnh của việc giá cả thế giới rơi tự do như vậy, xuất khẩu hàng hoá trong năm 2009 gặp những khó khăn gay gắt hơn nhiều, cho nên cũng sẽ góp phần tạo ra sức ép giảm giá trong nước. Chúng ta đã thành cơng trong việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế 5,32% năm 2009, nhưng đây cũng sẽ vẫn là năm thứ hai tụt dốc, cho nên lạm phát do cầu kéo sẽ tiếp tục suy yếu thêm. Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, nếu như trong tám năm 2000-2007, việc hầu như liên tục duy trì được đà tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước đồng nghĩa với tốc độ tăng thu nhập của quảng đại các tầng lớp dân cư ngày càng tăng cao, sức mua của thị trường trong nước ngày càng mạnh, thì ngược lại, sự suy giảm tốc độ tăng liên tiếp trong hai năm 2008-2009 lại đồng nghĩa với tốc độ tăng thu nhập giảm, sức mua giảm khiến giá cả không thể tăng mạnh. Không những vậy, việc giá cả khơng thể tăng mạnh cịn bắt nguồn từ ngun nhân “kép” khác. Đó là, sau một khoảng thời gian lạm phát phi mã quá dài, sức mua của một bộ phận không nhỏ dân cư đã bị suy kiệt và khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển khó khăn, công ăn việc

làm của bộ phận dân cư này trở nên khó khăn hơn, thu nhập giảm sẽ khiến sức mua giảm. Tiếp theo, trong điều kiện xu thế giá cả giảm ngày càng mạnh và kéo dài, tâm lý “thắt lưng buộc bụng” của một bộ phận rất lớn dân cư sẽ mạnh hơn và điều này cũng khiến sức mua xã hội giảm.

Bước sang năm 2009, tuy chỉ số giá thị trường đầu năm 2010 còn ở mức thấp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trong năm 2010 do nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, tiền tệ, tín dụng năm 2009 tăng trưởng cao. Tín dụng cả năm 2009 ước tăng gần 38% so với cuối năm 2008, trong khi GDP tăng 5,32%. Như vậy, tỷ lệ giữa nhịp tăng tín dụng và nhịp tăng GDP lên đến 7 là con số khá cao.

Thứ hai, tăng chi tiêu của nhà nước, bao gồm cả tăng đầu tư kinh tế, xã hội; tăng lương cơ bản cho bộ máy công quyền, người về hưu... lên 12,3%, áp dụng từ 1/5/2010, cho dù dự kiến bội chi ngân sách Nhà nước có thấp hơn 2009 (6,9% GDP), nhưng vẫn còn khá cao (6,2% GDP).

Thứ ba, đặc biệt, xu hướng phục hồi kinh tế thế giới dẫn đến tăng giá nhiều nguyên liệu, nhiên liệu quan trọng.

Có 2 vấn đề đáng lo đối với kinh tế Việt Nam khi lạm phát cao. Thứ nhất, CPI tăng nhanh là một thứ “thuế lạm phát” làm giảm mức sống của đại bộ phận người tiêu dùng, đặc biệt là những người hưởng lương cố định và có thu nhập thấp. Thứ hai, vì mức lạm phát cao hơn lãi suất tiết kiệm (tức lãi suất thực bị âm) nên dòng tiền nhàn rỗi chảy vào những khoảng đầu tư có tỷ suất sinh lợi cao hơn như chứng khoán và bất động sản. Việc đầu cơ quá mức vào bất động sản và chứng khoán làm xuất hiện hiện tượng bong bóng tài sản, sẽ gây ra những bất ổn cho nền kinh tế.

Chất lượng tăng trưởng thấp của Việt Nam : đang đe doạ đến tính ổn định và sự bền vững phát triển kinh tế trong tương lai. Tăng trưởng thấp thể hiện qua các chỉ số sau:

Hệ số ICOR cao:

Chỉ số ICOR đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng vốn cần tăng thêm để đạt mức gia tăng một đơn vị sản lượng, chính là thơng số biểu hiện cụ thể nhất của thể trạng sức khỏe nền kinh tế. Chỉ số ICOR cao đồng nghĩa với hiệu suất kinh tế

thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế.

Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Tính trung bình từ năm 2007-2009 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 39%.

Bảng 2.4 Số liệu ty lệ đầu tư/GDP

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Tỷ lệ đầu tư/GDP (%) 33,2 35,4 35,7 35,6 36,8 41,6 41,5 33,2

Nguồn : IMF Country Report No.09/110

Dù đầu tư cao nhưng tốc độ tăng trưởng GDP chỉ từ 6-8.5% nên hệ số ICOR luôn ở mức cao. ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề để gây lạm phát, khủng hoảng và suy giảm kinh tế.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Đồ thị 2.3 ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn

Tăng trưởng nhân tố:

Một phương pháp phổ biến dùng để đánh giá đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng GDP là sử dụng hàm sản xuất Solow, với hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn và lao động. Theo đó, sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế là do hai phần chính: (1) sự gia tăng của các yếu tố đầu vào; (2) sự gia tăng về năng suất được đo bằng hệ số năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).

Năng suất thể hiện những tiến bộ về hiệu quả của nền kinh tế như công nghệ, phương pháp quản lý… Về cơ bản, nó thể hiện chất lượng tăng trưởng. Một nền kinh tế có chất lượng tăng trưởng tốt là một nền kinh tế có năng suất tăng trưởng cao, tăng dần theo thời gian thay vì dựa vào sự tăng trưởng của vốn và lao động.

Đóng góp của vốn, lao động và năng suất nhân tố tổng hợp TFP vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2003 – 2008 và 2004 – 2009 như sau.

Bảng 2.5 Mức đóng góp một số nhân tố vao tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP Tốc động tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) Đóng góp của vốn Đóng góp của lao động 2003 – 2008 45,72 7,55 31,43 6,74

Phần trăm đóng góp 100% 16,51% 68,75% 14,74%

Bình quân TFP hàng năm 1,50

2004 – 2009 42,22 6,92 30,25 5,04

Phần trăm đóng góp 100% 16,40% 71,66% 11,93%

Bình quân TFP hàng năm 1,47

Nguồn: www.sgtt.com.vn

Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư quá mức và dàn trải. Theo tính tốn trong bảng trên, đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP chỉ là 16,51%. Giờ thì tỷ lệ này lại đang có xu hướng giảm dần, trong khi đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng chiếm đến 68,75% trong giai đoạn năm năm 2003 – 2008 và tăng lên đến 71,66% trong năm năm 2004 – 2009. Đây là một tỷ lệ cao hiếm thấy trên thế giới. Nếu chỉ xét giai đoạn 2007 – 2009 thì chất lượng tăng trưởng đã ở mức báo động. Trong giai đoạn này, năng suất các nhân tố tổng hợp chỉ đóng góp vào tăng trưởng 7,29% trong khi tăng trưởng do đóng góp của vốn vào khoảng 83,2%. Năng suất các nhân tố tổng hợp trong giai đoạn 2004 – 2008 cũng chỉ tăng bình quân khoảng 1,5% nhưng mức tăng này ngày càng giảm dần. Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, năng suất nhân tố tổng hợp chỉ tăng xấp xỉ 1%. Điều này cũng đặc biệt ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2009 – 2010 (Global Competitiveness Report 2009-2010). Theo báo cáo này, Việt Nam xếp hạng 75 trong tổng số 133 nền kinh tế, giảm 5 bậc so với hạng 70/134 của năm ngối.

2.3. 2 Phân tich yếu tố kinh tế vĩ mơ đối ngoại (cán cân vãng lai)

Xuất khẩu năm 2009 giảm nhiều so với năm 2008; năm 2010 dự kiến kim ngạch xuất khẩu tăng 6% so năm 2009, nhưng vẫn chưa đạt mức năm 2008 (62,7 tỷ USD năm 2008 so với 60 tỷ USD dự kiến cho năm 2010), ảnh hưởng đến nguồn thu ngoại tệ và gây khó khăn cho cán cân thanh toán quốc tế.

Lần đầu tiên trong nhiều năm, cán cân thanh toán năm 2009 và dự báo cho cả năm 2010, tuy chưa vượt quá tầm kiểm soát, đã bị thâm hụt. Hậu quả là khó khăn trong ổn định tỷ giá hối đoái.

Cán cân vãng lai một trong 2 thành phần chính của cán cân thanh tốn, đặc biệt là thâm hụt cán cân vãng lai, là một chỉ số vĩ mô quan trọng của các nền kinh tế chuyển đổi. Theo kinh nghiệm quốc tế cũng như lý thuyết kinh tế, khi thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kéo dài mà không có biện pháp cần thiết (như tăng lãi suất, phá giá đồng tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ) thì nền kinh tế có thể sẽ gặp phải nguy cơ khủng hoảng tiền tệ. Khi một quốc gia có thâm hụt thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai, thì để có tiền (ngoại tệ) trả cho các khoản nhập khẩu và thâm hụt này, cần có dòng vốn chảy vào (FDI, FPI, vay ngắn hạn, dài hạn, kiều hối, ODA). Nên thông thường, thâm hụt thương mại (tài khoản vãng lai) thường đi cùng với thặng dự trên tài khoản vốn. Nếu không có thặng dư trên tài khoản vốn, thì nước nhập siêu buộc phải sử dụng đến dự trữ ngoại hối để đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu của mình. Nếu dự trữ khơng đủ đáp ứng, thì chắc chắn sẽ dẫn tới việc đồng tiền buộc phải mất giá.

Theo lý thuyết kinh tế, thâm hụt tài khoản vãng lai là do sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm. Mối quan hệ giữa mức tiết kiệm và đầu tư như sau:

CA = S – I

Trong đó: CA (current account) là mức thâm hụt/thặng dư của tài khoản vãng lai, S (domestic savings) là mức tiết kiệm trong nền kinh tế và I (investment) là đầu tư. Đẳng thức này cho biết, vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai khơng nằm ở chính sách thương mại, mà có nguồn gốc ở các vấn đề kinh tế vĩ mô.

Nguyên nhân d ẫ n đế n thâm h ụ t cán cân vãng lai Vi ệ t Nam:

Th

Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư tăng cao thì thâm hụt khơng phải là vấn đề nghiêm

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w