1.3.2. iết kế khảo sát thương hiệu Tín Nghĩa Bank
1.3.2.1. Chọn các yếu tố thương hiệu Tín Nghĩa Bank cần khảo sát
Thương hiệu là một vấn đề rộng lớn. Sức mạnh thương hiệu do nhiều yếu tố tạo nên. Do khuôn khổ và điều kiện không cho phép, chúng tôi chỉ khảo sát các yếu tố thương hiệu sau:
1. Sứ mệnh thương hiệu, 2. Tầm nhìn thương hiệu, 3. Định vị thương hiệu, 4. Tên thương hiệu, 5. Logo,
6. Slogan,
7. Và quảng bá thương hiệu Tín Nghĩa Bank.
1.3.2.2. Xác định các biến quan sát và xây dựng bảng hỏi
Căn cứ trên lý thuyết thương hiệu chúng tôi đã xây dựng bộ 71 biến quan sát cho 7 yếu tố cần đo lường trên đây (7 yếu tố cần đánh giá). Sau khi tham khảo ý kiến 10 chuyên gia (bằng phương pháp thảo luận), chúng tơi đã hình thành nên bộ 60 biến quan sát (sau khi tiếp thu ý kiến chuyên gia bỏ bớt 15 biến ban đầu và thêm 4 biến mới). Bộ biến quan sát được trình bày trong bảng 1.2 dưới đây.
Bảng 1.2: Các biến khảo sát về thương hiệu Tín Nghĩa BankThang đo sứ mệnh thương hiệu Thang đo sứ mệnh thương hiệu
1. Thể hiện rõ khách hàng mục tiêu 2. Thể hiện rõ SPDV của TNB 3. Thể hiện rõ thị trường
4. Quan tâm đến sự phát triển và sinh lời 5. Có triết lý tốt
6. Quan tâm đến cộng đồng 7. Quan tâm đến nhân viên 8. Có thể thực hiện được
Thang đo tầm nhìn thương hiệu
9. Có tính dài hạn 10. Dễ hiểu 11. Dễ chia sẻ 12. Có thể thực hiện được 13. Xác định rõ khách hàng 14. Làm rõ sự khác biệt
Thang đo định vị thương hiệu
15. Giá phù hợp 16. Giá thấp 17. Giá linh hoạt
18. Sản phẩm TNB chất lượng tốt 19. Sản phẩm đáp ứng yêu cầu 20. Sản phẩm phong phú 21. Đáng tin cậy
22. Đáp ứng kịp thời
23. Tiện lợi cho khách hàng 24. Nhân viên dễ mến 25. Cơ sở vật chất tốt
26. Thông tin đầy đủ về sản phẩm 27. An tồn
Thang đo tên thương hiệu
28. Độc đáo 29. Có ý nghĩa 30. Dễ phát âm
31. Dễ nhớ 32. Đơn giản
33. Tạo liên tưởng tích cực 34. Dễ dàng nhận biết
Thang đo Logo
35. Hình tượng quen thuộc 36. Có sự khác biệt
37. Dễ tái tạo khi in 38. Sử dụng nhiều màu 39. Dễ nhớ
40. Ấn tượng 41. Có ý nghĩa
Thang đo Slogan
42. Dễ đọc 43. Dễ hiểu
44. Nói lên cơng dụng chính của SP 45. Thể hiện sự khác biệt
46. Gợi nhớ phong cách 47. Mang cảm xúc tích cực 48. Không phản cảm
Thang đo quảng bá thương hiệu
49. Ấn tượng 50. Dễ hiểu
51. Thời điểm phù hợp 52. Hình thức đa dạng 53. Nhiều thông tin
54. Khuyến mãi rất thường xuyên 55. Khuyến mãi hấp dẫn
56. Quan tâm tới lợi ích cộng đồng 57. Thường có hoạt động vì cộng đồng 58. Thường xuất hiện trên báo
59. Công chúng hiểu rõ về TNB 60. Công chúng chia sẻ với TNB
Sau khi khảo sát, chúng tôi sử dụng công cụ Cronbach Alpha để kiểm thang đo, trên cơ sở đó hồn chỉnh thang đo các yếu tố cấu thành thương hiệu Tín Nghĩa Bank.
Trên cơ sở các biến quan sát, một bảng hỏi được xây dựng gồm 3 phần: phần thông tin chung về đối tượng khảo sát, phần thu thập thông tin các biến quan sát và phần câu hỏi mở để thu thập thêm các nhận xét của công chúng. Việc thu thập thông tin các biến quan sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 bậc. Đối tượng được phỏng vấn có thể đánh giá mức độ đồng ý của mình bằng cách cho điểm từ 1: Rất không đồng ý,…..đến 5 - Rất đồng ý (theo phụ lục 4 đính kèm).
1.3.2.3. Triển khai khảo sát
a.Xác định kích thước mẫu
Trong nghiên cứu này kích thước mẫu được tính theo cơng thức: n ≥ 5 * K, trong đó K là số biến quan sát. Kích thước mẫu tính được là 265. Để yên tâm, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn với 285 bảng câu hỏi.
b. Đối tượng khảo sát và phương pháp lấy mẫu
Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, chúng tơi chọn đối tượng để khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nhóm đối tượng là những khách hàng có giao dịch với ngân hàng Tín Nghĩa Bank ở các điểm giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập các bảng trả lời của khách hàng, dữ liệu được kiểm tra, tiến hành nhập liệu trên phần mềm SPSS 11.5. Trên cơ sở dữ liệu, công cụ Cronbach Alpha được sử dụng để kiểm định thang đo. Tiếp theo, việc tính tốn các đại lượng thống kê mơ tả về các yếu tố thương hiệu Tín Nghĩa Bank được thực hiện. Công cụ One-Sample T-test cũng được sử dụng để kiểm định các giá trị trung bình nhằm xem xét khả năng suy rộng cho tổng thể của các trị số trung bình mẫu.
Căn cứ giá trị trung bình điểm đánh giá của chuyên gia cho từng yếu tố có thể xác định sức mạnh thương hiệu thể hiện ở yếu tố đó như thế nào. Theo các chuyên gia thống kê, với thang đo likert 5 bậc, có thể phân chia các yếu tố theo điểm trung bình Ti như sau :
Nếu Ti < 1.5 thì thương hiệu thể hiện qua yếu tố « i » là rất yếu Nếu 1.5 ≤ Ti < 3.0 thì thương hiệu thể hiện qua yếu tố « i » là yếu
Nếu 3.0 ≤ Ti < 3.7 thì thương hiệu thể hiện qua yếu tố « i » là trung bình Nếu 3.7 ≤ Ti < 4.5 thì thương hiệu thể hiện qua yếu tố « i » là khá
Nếu 4.5 ≤ Ti ≤ 5.0 thì thương hiệu thể hiện qua yếu tố « i » là mạnh
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những vấn đề khái quát về thương hiệu như: khái niệm thương hiệu các thành phần thương hiệu, tài sản thương hiệu. Chương 1 cũng chỉ ra những sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Việc xây dựng thương hiệu được tiến hành qua 5 bước công việc quan trọng, từ xác định tầm nhìn và sứ mệnh, đến xây dựng cấu trúc thương hiệu, định vị thương hiệu, thiết kế các yếu tố nhận dạng và quảng bá thương hiệu. Chương 1 cũng nêu kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu của một số ngân hàng nổi tiếng trong nước và thế giới.
Cũng trong chương này, phương pháp nghiên cứu thương hiệu Tín Nghĩa Bank được trình bày với nền tảng là phương pháp chuyên gia. Việc thiết kế khảo sát được thực hiện. Bộ biến quan sát đo lường các yếu tố chính của thương hiệu Tín Nghĩa Bank gồm 60 biến. Cuộc khảo sát tiến hành với kích thước mẫu là 285, phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đối tượng khảo sát là khách hàng giao dịch với Tín Nghĩa Bank trên địa bàn TPHCM. Phần mền SPSS 11.5 được lựa chọn để xử lý dữ liệu.
Những nội dung đã trình bày trong chương 1 đã tạo lập làm cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu để phân tích đánh giá hiện trạng thương hiệu Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (kết quả được trình bày trong chương 2).
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM TÍN NGHĨA
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM TÍN NGHĨA
2.1.1.ơ lược q trình hình thành
Ngân hàng được thành lập năm 1992 mang tên Ngân hàng Thương mại cổ phần Tân Việt với vốn điều lệ 10 tỷ đồng và được đổi tên thành Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Thái Bình Dương vào năm 2006. Năm 2009, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Thái Bình Dương được đổi tên thành Ngân hàng Thương
Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa (sau đây gọi tắt là Tín Nghĩa Bank).
Trong suốt 18 năm xây dựng và phát triển, Việt Nam Tín Nghĩa Ngân Hàng đã vượt qua khơng ít khó khăn. Với sự đồng tâm hiệp sức của toàn thể lãnh đạo và CNV, Tín Nghĩa Bank đã nổ lực từng bước phát triển để đến nay trở thành một ngân hàng có tầm vóc tương đối khá trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Năm 2008 Tín Nghĩa Bank ký thỏa thuận hợp tác với East West Bank (Hoa Kỳ). East West Bank sẽ hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ thông tin, hệ thống quản lý cho Việt Nam Tín Nghĩa Ngân Hàng. Ngược lại, Việt Nam Tín Nghĩa Ngân Hàng sẽ là đối tác chiến lược giúp East West Bank tiếp cận thị trường Việt Nam.
2.1.2. Nguồn lực của Tín Nghĩa Bank
2.1.2.1. Tình hình vốn điều lệ
Vốn điều lệ là yếu tố quan trọng để tăng cường năng lực tài chính, tăng nội lực, là nền tảng để Việt Nam Tín Nghĩa Bank đầu tư và phát triển. Trong q trình hoạt động vốn điều lệ của ngân hàng không ngừng tăng qua từng thời kỳ:
VỐN ĐIỀU LỆ (ĐVT:Tỷ đồng) 3.399 5000,0 553 189 10 60 70 ,0
Năm 1992 Năm 1996 Năm 1997 Năm 2005 Năm 2007 Năm 2009
Biểu đồ 2.1 : Vốn điều lệ của Tín Nghĩa Bank, 1992-2009
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2009)
Sau 17 năm (1992-2009) vốn điều lệ của Tín Nghĩa Bank đã tăng hơn 300 lần. Mặc dù có bao gồm sự trượt giá đồng tiền Việt Nam, nhưng sự tăng trưởng này cũng hết sức ấn tượng.
2.1.2.2.Cơ cấu tổ chức của Tín Nghĩa Bank
Trong Tín Nghĩa Bank có Hội sở chính, các Chi nhánh, các Phòng giao dịch, các Quỹ tiết kiệm. Với mục tiêu hướng tới một ngân hàng hiện đại, mơ hình tổ chức hoạt động của Tín Nghĩa Bank những năm qua đã được thay đổi để hướng tới khách hàng, thúc đẩy cải thiện dịch vụ khách hàng. Việc tái cơ cấu tổ chức đã tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận giúp cho Tín Nghĩa Bank nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động ngân hàng, khả năng hạn chế rủi ro. Cơ cấu tổ chức của Tín Nghĩa Bank được trình bày trong phụ lục số 1.
2.1.2.3. Nguồn nhân lực
Năm 2009, tổng số CB-CNV của Tín Nghĩa Bank là 770 người. Nguồn nhân lực của Tín Nghĩa Bank tăng nhanh trong 5 năm qua cùng với việc mở rộng mạng lưới hoạt động. Năm 2009, Tín Nghĩa Bank đã tuyển dụng mới gần 300
THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ CB CNV
Thời điểm 30/6/2010
Trên Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp K hác 2%
28%
57% 8%
5%
nhân viên, năm 2010 tuyển thêm 115 nhân viên. Trong đội ngũ nhân viên Tín Nghĩa Bank có 15 người trình độ trên đại học, 437 người tốt nghiệp Đại học (xin xem biểu đồ 2.2). Có thể nói Tín Nghĩa Bank đã làm tốt cơng tác tuyển dụng và bước đào tạo theo tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu kinh doanh .
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ của Tín Nghĩa Bank
(Nguồn: Phịng Tổ chức nhân sự - Tín Nghĩa Bank )
2.1.2.4. Cơng nghệ thơng tin (CNTT)
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong việc phát triển Ngân hàng Tín Nghĩa Bank đã triển khai nhiều dự án công nghệ thông tin như. Dự án Core Banking – XBank được khởi động từ năm 2008 bằng giải pháp Xbank của Công ty Phương Bắc. 1/1/2009, Tín Nghĩa Bank đưa Xbank vào vận hành đồng loạt tại các đơn vị. Đồng thời, Tín Nghĩa Bank đã thiết kế và xây dựng hệ thống mạng với tiêu chí hệ thống mở, linh hoạt, dễ mở rộng, độ sẵn sàng và ổn định cao, có thể phát triển đa dịch vụ như SMS Banking, Internet Banking…và đầu tư giải pháp phòng chống virus tin học trong toàn hệ thống mạng. Hiện tại, Tín Nghĩa Bank đang bước đầu triển khai dự án Core- banking mới nhằm hiện đại hóa CNTT và phục vụ trong chun mơn nghiệp vụ hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Tín Nghĩa Bank xây dựng trung tâm dữ liệu nhằm đảm bảo an tồn và mơi trường hoạt động tốt nhất cho các thiết bị công nghệ thơng tin. Ngân hàng cịn thiết kế mạng nội bộ để truyền tải thông tin đến cán bộ, nhân viên trong
ngân hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi
2.1.3. Tổ chức hệ thống của Tín Nghĩa Bank
Tín Nghĩa Bank xác định rằng phát triển mạng lưới là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để gia tăng khả năng cạnh tranh của Tín Nghĩa Bank trên thị trường tài chính tiền tệ. Ban Điều hành đã tập trung và tạo điều kiện để đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội và một số khu vực trọng điểm kinh tế của cả nước như: Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng. Nếu năm 2008 số lượng đơn vị giao dịch của Tín Nghĩa Bank là 15 thì năm 2009 tăng lên 29. Riêng năm 2010 đã khai trương thêm 3 Chi nhánh và 40 Phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm nâng lên tổng số đơn vị giao dịch trong hệ thống Tín Nghĩa Bank là 72, trong đó có 8 Chi nhánh và 64 Phịng giao dịch, quỹ tiết kiệm. Việc phát triển mạng lưới của Tín Nghĩa Bank trong 3 năm qua khơng những góp phần gia tăng nguồn vốn huy động mà cịn góp phần quảng bá thương hiệu của Ngân hàng.
2.1.4. Các sản phẩm, dịch vụ của Tín Nghĩa Bank
2.1.4.1. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: loại tài khoản tiền gửi được sử
dụng với mục đích cung cấp cho khách hàng gửi hoặc rút tiền tại bất kỳ thời điểm nào trong giờ làm việc, tại bất kỳ điểm giao dịch nào thuộc hệ thống và Ngân hàng khơng tính phí đối với sản phẩm này. Các loại tiền gửi của sản phẩm này bao gồm VND và USD.
2.1.4.2. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: loại tài khoản tiền gửi được sử dụng
với mục đích chủ yếu là hưởng lãi căn cứ vào kỳ hạn gửi, bao gồm các loại hình tiết kiệm bằng VND và USD. Đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng VND, kỳ hạn gửi bao gồm 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng,… và 60 tháng. Đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng USD, kỳ hạn gửi bao gồm 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng,… và 24 tháng.
2.1.4.3. Tiền gửi thanh toán: loại tài khoản tiền gửi được sử dụng để thực
hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng, bao gồm các loại hình tiền gửi bằng VND và USD.
2.1.4.4. Dịch vụ chuyển tiền: Dịch vụ này giúp khách hàng chuyển tiền đến người nhận trên tồn lãnh thổ Việt Nam thơng qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ chuyển tiền kiều hối. Dịch vụ này được cung cấp cho tất cả khách hàng, kể cả những khách hàng chưa có tài khoản tại ngân hàng.
2.1.4.5. Sản phẩm tín dụng
Tín Nghĩa Bank cung cấp tín dụng cho các khách hàng là Cá nhân hoặc Doanh nghiệp nhằm phục vụ các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống…Các loại cho vay bao gồm:
< Cho vay sản xuất, thương mại và dịch vụ;
< Cho vay đầu tư dự án xây dựng cao ốc chung cư, văn phòng; < Cho vay mua nhà ở, đất ở;
< Cho vay sửa chữa, xây dựng, trang trí nội thất nhà ở; < Cho vay trả góp, sinh hoạt, tiêu dùng;
< Cho vay sổ tiết kiệm.
2.1.4.6. Thanh tốn quốc tế
Tín Nghĩa Bank cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế bao gồm: < Chuyển tiền thanh tốn điện tử (T/T);
< Phát hành tín dụng thư (L/C);
< Thông báo, chuyển bộ chứng từ, chiết khấu bộ chứng từ L/C xuất khẩu, tài trợ xuất khẩu có tín dụng thư;
< Nhờ thu kèm chứng từ; < Nhờ thu trơn.
2.1.4.7. Các dịch vụ khác
Tín Nghĩa Bank kinh doanh ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế, nhu cầu chuyển tiền du học, khám chữa bệnh...Các dịch vụ chủ yếu là mua bán
TỔNG TÀI SẢN (ĐVT: tỷ đồng) 15.940
5.032
0
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
nhà qua Ngân hàng và các loại dịch vụ ngân hàng khác.
2.1.5. ết quả hoạt động kinh doanh của Tín Nghĩa Bank
2.1.5.1. Về tổng tài sản
Trong những năm qua, Tín Nghĩa Bank có tổng tài sản liên tục tăng với tốc độ cao. Chỉ tính 2 năm 2008-2009, tổng tài sản tăng từ 5.032 tỷ đồng lên 15.940 tỷ đồng. Đây là nền tảng vững chắc của năng lực tài chính của Tín Nghĩa Bank. 16.000 14.000 12.000 10.000 8.000 6.000 4.000 2.000
Biểu đồ 2.3: Tổng Tài sản của Tín Nghĩa Bank
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009)
Tổng tài sản của Tín Nghĩa Bank liên tục tăng từ năm 2007 đến 2009, trong đó năm 2008 so với năm 2007 tăng 20%, đặc biệt năm 2009 đạt 15.940 tăng 217% so với năm 2008. Kế hoạch đến hết năm 2010, tổng tài sản của ngân