Thang đo Xu hướng khởi nghiệp kinh doanh
SEI01 Nếu tôi được lựa chọn giữa việc tự làm chủ và đi làm thuê cho ai đó, tơi sẽ ưu tiên việc khởi nghiệp kinh doanh
SEI02 Tôi sẽ bắt đầu kinh doanh của riêng mình sau khi hồn thành việc học tập. SEI03 Tơi khơng thích việc đi làm th hưởng lương.
Thang đo Năng lực mạng lưới
NA01 Tôi dành nhiều thời gian và nỗ lực trong mạng lưới làm việc với những người khác
NA02 Ở tổ chức, tôi nhận biết nhiều người quan trọng và tơi đều có quan hệ tốt. NA03 Tơi sử dụng tốt những quan hệ và mạng quan hệ của mình để khiến điều
tơi muốn xảy ra ở tổ chức.
NA04 Tôi đã phát triển một mạng lưới rộng bạn bè và các cộng sự ở tổ chức, người mà tơi có thể gọi họ hỗ trợ khi tơi thật sự cần họ làm điều gì đó. NA05 Tơi dành nhiều thời gian phát triển các quan hệ với những người khác ở tổ
chức.
NA06 Tôi giỏi trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt với người có ảnh hưởng (có thế lực) ở tổ chức.
Thang đo Sự sắc sảo xã hội
SA01 Tôi ln để bản năng biết những điều cần phải nói hay làm để ảnh hưởng người khác.
SA02 Tơi có trực giác tốt, hay nhận biết tốt về cách thể hiện bản thân mình trước người khác.
SA03 Tơi giỏi trong việc cảm nhận những động lực và những vấn đề khơng nói ra của người khác
SA04 Tơi hết sức chú ý đến sắc mặt của mọi người . SA05 Tôi hiểu con người rất tốt.
Thang đo Ảnh hưởng cá nhân lẫn nhau
II01 Tôi dễ dàng phát triển quan hệ giao tiếp tốt với hầu hết mọi người. II02 Tơi có thể làm cho hầu hết mọi người cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi
gần tơi.
II03 Tơi có khả năng giao tiếp một cách dễ dàng và hiệu quả với những người khác.
II04 Tôi giỏi nhận ra người khác tương đồng với tôi.
Thang đo Sự chân thật rõ ràng
AS01 Điều quan trọng là mọi người tin rằng tôi chân thành trong những gì tơi nói và làm.
AS02 Khi giao tiếp với những người khác, tôi cố gắng chân thành trong những gì tơi nói và làm.
AS03 Tơi cố gắng thể hiện sự thích thú tính chân thành đến mọi người.
3.4. Thiết kế nghiên cứu 3.4.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận tay đơi. Do sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế, cho nên có thể các thang đo đã được thiết lập tại các nước phát triển chưa thật sự phù hợp (cách dùng thuật ngữ và mức độ quan tâm của các phát biểu) tại thị trường Việt Nam, cho nên tập các thang đo được điều chỉnh và bổ sung thơng qua một nghiên cứu định tính với kỹ
thuật thảo luận tay đơi. Thơng qua kết quả của nghiên cứu định tính này, thang đo nháp được điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh thang đo nháp này (thang đo nháp II) được dùng cho nghiên cứu sơ bộ định lượng với 1 nhóm mẫu (n=35) thơng qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp. Chủ yếu trong giai đoạn này, bảng câu hỏi được cập nhật và hiệu chỉnh thêm lần nữa về các cụm từ, khái niệm chưa được đối tượng hiểu thống nhất.
3.4.2. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá lại thang đo trong mơ hình nghiên cứu thơng qua bảng câu hỏi khảo sát.
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu
Về việc chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu thuận tiện 3 giai đoạn là phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này. Phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi qui bội là phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu này, do vậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA tốt, số mẫu nghiên cứu cần đạt ít nhất là 5 mẫu tương ứng với một biến quan sát (Hair & ctg, 1998).
Mơ hình nghiên cứu của đề tài có 21 biến quan sát, vì thế kích thước mẫu tối thiểu để kiểm định mơ hình là n = 21* 5 = 105. Với lượng mẫu đòi hỏi này, việc tiến hành thu thập dữ liệu ở 1 lớp học (1 lớp học có thể lên đến 150 sinh viên) là có thể đảm bảo, nhưng tính đại diện như vậy rất thấp. Vì lẽ đó, tác giả chọn 5 lớp để tiến hành thu thập dữ liệu mẫu. Quyết định mẫu của nghiên cứu này là 350.
3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý thông qua phần mềm SPSS 13.0. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu
Thứ nhất, lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo giới tính, tuổi,.. Thứ hai, tính tốn Cronbach alpha
Hệ số Cronbach alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Vì vậy, với phương pháp này, người phân tích có thể loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thơng qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item - total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.
Theo qui ước, một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt phải có hệ số Cronbach alpha lớn hơn hoặc bằng 0.8. Thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Mặc dù vậy, thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên vẫn có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là khái niệm mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
Thứ ba, phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis) là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến nguyên thủy. Phương pháp này phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau. Có nhiều cách trích nhân tố, cách trích nhân tố sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp trích thành phần chính (principal components) với phép quay vng góc (varimax).
Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser – Mever – Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Phân tích được xem là thích hợp nếu trị số KMO có giá trị trong khoảng 0.5 đến 1. Ngược lại, nếu trị số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu.
Mặt khác, phân tích nhân tố cịn dựa vào eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mơ hình. Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân
tố. Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc.
Khi sử dụng phân tích nhân tố khám phá, hai tiêu chí chính cần phải đạt yêu cầu, đó là phương sai trích và trọng số nhân tố. Phương sai trích nói lên các yếu tố trích được bao nhiêu phần trăm phương sai của các biến quan sát với yếu tố. Yêu cầu của phương sai trích là phải đạt từ 50% trở lên và trọng số nhân tố là từ 0.5 trở lên (Hair & ctg, 1998).
Thứ tư, phân tích hồi qui bội để xem xét mơ hình nghiên cứu
Một công việc quan trọng của bất kỳ thủ tục thống kê xây dựng mơ hình từ dữ liệu nào cũng đều cần chứng minh sự phù hợp của mơ hình. Với mơ hình được đề cập tại chương 2, phương pháp phân tích hồi qui bội là phù hợp khi phân tích mối quan hệ giữa biến xu hướng khởi nghiệp với biến kỹ năng chính trị.
Phương pháp bình phương nhỏ nhất với mơ hình đồng thời (Enter) được sử dụng thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS.
3.5. Tóm tắt
Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu gồm 2 bước chính nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận tay đơi. Nghiên cứu chính thức được thực hiện nghiên cứu định lượng. Chương này cũng trình bày qui trình, kế hoạch thu thập và phân tích dữ liệu thu thập được. Chương tiếp theo sau đây sẽ trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu
Sau khi thu thập dữ liệu và thực hiện các bước phân tích như đã trình bày ở Chương 3, Chương 4 này nhằm mục đích trình bày kết quả của nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu được trình bày trong Chương này bao gồm các nội dung chính: (1) Kết quả nghiên cứu định tính, (2) Kết quả nghiên cứu định lượng, (3) kiểm định mơ hình nghiên cứu, (4) kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả của thảo luận tay đôi cho thấy các yếu tố về kỹ năng chính trị khơng khác biệt nhiều (tập trung vào các từ ngữ còn chưa rõ nghĩa và được hiệu chỉnh lại), cuối cùng các biến quan sát của thang đo kỹ năng chính trị đã trình bày tại chương 2 bao gồm: năng lực mạng lưới, ảnh hưởng cá nhân lẫn nhau, sự sắc sảo xã hội, sự chân thật rõ ràng đều được giữ lại. Tuy vậy, thuật ngữ “kỹ năng chính trị” vẫn cịn khá mới mẻ với các sinh viên, nhưng khi diễn giải về ý nghĩa của các thành phần khái niệm này thì sinh viên có cảm giác như đây là khái niệm có liên quan với kỹ năng lãnh đạo hay thông minh xúc cảm mà họ từng nghe qua.
Qua q trình thảo luận tay đơi tác giả nhận thấy việc điều chỉnh thang đo xu hướng khởi nghiệp kinh doanh từ sinh viên ngành quản trị là khá dễ dàng. Và việc thử 2 khái niệm xu hướng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên thông qua 2 thang đo: Thang đo hiệu chỉnh theo của Kolvereid (1996) gồm 3 biến quan sát; và thang đo của Zaidatol (2009) gồm 11 biến quan sát thì các đối tượng nghiên cứu cho rằng thang đo của Zaidatol (2009) có nhiều phát biểu được lặp lại (xem phụ lục thang đo của Zaidatol (2009)), và điều này gây cảm giác không vui vẻ và khá là ít quan tâm ở việc trả lời các phát biểu gần cuối cho khái niệm này khi sinh viên trả lời. Vì thế, tác giả quyết định sử dụng thang đo của Kolvereid (1996) trong nghiên cứu này.
Tóm lại, kết quả của nghiên cứu nghiên cứu định tính khơng thay đổi đề xuất mơ hình nghiên cứu như đã trình bày ở trên.
4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng 4.3.1. Mô tả mẫu
Như đã giới thiệu, nghiên cứu chính thức được chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với kích thước là n = 394. Để đạt được kích thước mẫu như đề nghị ở chương 3 là 350, 500 bảng câu hỏi được phát ra và số bảng câu hỏi thu hồi là 433. Sau khi thu hồi, có 39 bảng câu hỏi có số lượng ơ trống nhiều (n>10%) nên bị loại. Vì vậy kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý n = 394. Đặc điểm của mẫu theo giới tính, tuổi, ngành, trường được trình bày trong Bảng 4.1.