1.1.2. .Vai trị của tín dụng ngân hàng
2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
2.4.1. Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng:
Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu của các NHTM nhưng đây cũng chính là nghiệp vụ phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Thực tế, quy trình cấp tín dụng tại ACB vẫn cịn gặp nhiều sai sót ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Ngun nhân cụ thể như sau :
Thơng tin tín dụng ban đầu đầy đủ và chính xác là yếu tố quyết định để Ngân hàng đánh giá khả năng tài chính và thiện chí trả nợ người vay. Rủi ro phát sinh phần lớn là do thiếu thông tin hay thông tin không đầy đủ, xác thực khi thẩm định và xét duyệt, từ đó dẫn đến các quyết định cho vay sai lầm. Chẳng hạn :
Ngân hàng khơng có đủ thơng tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng …. dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án vay vốn hoặc xác định thời hạn cho vay, phương thức cho vay không phù hợp. Nhân viên thẩm định thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu năng lực, thậm
chí chỉ dựa vào thơng tin do khách hàng cung cấp mà thiếu sự xác minh lại và phân tích tính hợp lý, nên tờ trình thẩm định khách hàng được trình bày rất sn sẻ theo mẫu có sẵn và chứa đựng các thơng tin có lợi cho khách hàng, hoặc khơng thể hiện những thơng tin có thể gây rủi ro cho ngân hàng.
Ngoài ra, do hệ thống thông tin nội bộ của ACB cịn yếu, chưa có thư viện thông tin về các lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp có quan hệ trong hệ thống nên nhân viên tín dụng khó có thể có một nhận định chính xác về q trình và mơi trường hoạt động của khách hàng.
Thứ hai : Khâu xét duyệt cho vay chủ yếu căn cứ vào tài sản đảm bảo
Do thiếu thông tin để đánh giá khách hàng nên Ngân hàng luôn xem nặng phần tài sản đảm bảo như là một chỗ dựa vững chắc để phịng chống rủi ro tín dụng, dần dần Ngân hàng trở nên quá dựa vào tài sản đảm bảo thay vì đánh giá tính khả thi của phương án sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng nên sẽ dẫn đến tâm lý ỷ lại, dễ mất sai lầm chủ quan. Điều này rất nguy hiểm vì khoản vay cần được trả bằng dòng tiền tạo ra bởi phương án kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán tài sản đảm bảo. Tài sản thế chấp chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến mà thôi. Hơn nữa, nếu rủi ro xảy ra thì Ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn trong q trình xử lý tài sản thế chấp để thu nợ : việc bán tài sản đảm bảo cũng đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện hàng loạt các thủ tục rườm rà, kéo dài thời gian và thậm chí giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thể thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi.
Thứ ba : Khâu kiểm tra giám sát vốn vay chưa được thực hiện tốt
Trong thời gian qua ACB chưa thực hiện tốt cơng tác này, có tình trạng này là do chạy theo thành tích “chỉ tiêu dư nợ” nên nhân viên tín dụng ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới hoặc do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng nên nhân viên tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. ACB chưa thực hiện đầy đủ, hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ mang tính hình thức đối phó bằng cách gởi biên bản kiểm tra cho khách hàng ký mà thực tế không kiểm tra tại đơn vị hoặc chỉ làm biên bản kiểm tra khi có sự kiểm tra của kiểm tốn nội bộ ngân hàng hay khi có sự thanh tra của NHNN, điều này dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc gặp khó khăn về tài chính mà ACB vẫn tiếp tục giải ngân cho khách hàng trong hạn mức tín dụng đã cấp trước đó.
Thứ tư : Cơng tác kiểm tra kiểm tốn nội bộ cịn lỏng lẻo :
Năm 2006, Ban kiểm tốn nội bộ Ngân hàng Á Châu đã tổ chức lại bộ máy giúp việc là Ban Kiểm toán nội bộ và thể chế hóa hoạt động. Ban Kiểm tốn nội bộ gồm có các bộ phận kiểm toán khu vực, kiểm toán tại chỗ, kiểm toán doanh nghiệp và giám sát từ xa. Ban kiểm toán nội bộ đã xây dựng được hệ thống tiêu chí kiểm tra cho bộ phận giám sát từ xa bao gồm : tiêu chí kiểm tra nghiệp vụ giao dịch - ngân quỹ, tiêu chí kiểm tra nghiệp vụ tín dụng, tiêu chí kiểm tra nghiệp vụ thanh tốn quốc tế.
Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán nội bộ của ngân hàng Á Châu trong thời gian qua chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Cơng tác này chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của nó mà mang nặng tính hình thức. Các báo cáo kiểm tốn nội bộ thường chỉ là tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộ phận tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, tính kiểm tra và cảnh báo của mình. Ngun nhân có thể là do ACB chưa thực sự chú trọng đến công tác này và do thiếu nhân sự đủ trình độ chun mơn để thực hiện. Nhân sự của Ban Kiểm soát nội bộ thường được tuyển dụng từ nguồn nhân viên tín dụng nhưng do tính chất va chạm và nhạy cảm của cơng việc này nên các nhân viên tín dụng thường từ chối thuyên chuyển cơng tác. Cịn nguồn nhân sự từ ngành kiểm tốn thì thường khơng am hiểu sâu về cơng tác tín dụng
nên gặp khó khăn trong cơng việc. Do đó, kiểm tốn nội bộ của Ngân hàng chưa thể nhận định đầy đủ và đúng về thực trạng tín dụng của Ngân hàng.
Thứ năm : Năng lực của đội ngũ nhân viên tín dụng :
Hiện nay, hàng loạt các NHTMCP ra đời, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng kéo theo là cạnh tranh nguồn nhân lực. Để mở rộng mạng lưới hoạt động phục vụ cho tốc độ tăng trưởng nhanh, ACB cũng đã có chính sách thu hút lao động. Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động đa phần từ nguồn sinh viên mới ra trường nên chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện việc thẩm định, chưa nhận thức được đầy đủ tính phức tạp của cơng tác tín dụng trong mơi trường mới, cũng như khả năng, trình độ đánh giá hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án vay; chưa nhận biết được những dấu hiệu rủi ro đôi khi xuất hiện ngay từ giai đoạn tiếp xúc khách hàng; chưa chấp hành đầy đủ quy trình, quy chế nghiệp vụ tín dụng đã ban hành...
Bên cạnh đó, do khối lượng cơng việc ngày càng quá tải dẫn đến nguy cơ nhân viên tín dụng khơng thể kiểm sốt được toàn diện và đầy đủ tình hình khách hàng mà mình đang phụ trách. Ngồi ra, tại Ngân hàng Á Châu, số nhân viên nghỉ việc bình quân hàng năm là 3%, mà trong đó đến hơn phân nữa là nhân viên tín dụng do đó áp lực công việc cho các nhân viên tín dụng cịn lại là rất nặng nề. Ngồi ngun nhân về năng lực chun mơn thì vấn đề đạo đức của nhân viên tín dụng cũng là nguyên nhân gây rủi ro cho hoạt động tín dụng.
2.4.2. Nguyên nhân khách quan :
2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan từ phía Khách hàng :
Ngoài các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía Ngân hàng, cịn có nhân tố khách quan xuất phát từ phía khách hàng ảnh hưởng chất lượng tín dụng, bao gồm :
Năng lực tài chính và quản lý điều hành kinh doanh của khách hàng yếu kém :
Quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Với năng lực tài chính như vậy nên để hoạt động được thì họ phải dựa vào số vốn vay ngân hàng, do tỷ trọng vốn tự có tham
gia vào dự án kinh doanh không đáng kể, cho nên mọi thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tác động ngay tới ngân hàng.
Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác và rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực, do đó sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ACB khi vay vốn nhiều khi mang tính chất hình thức hơn thực chất. Vì vậy, nhân viên tín dụng lập các bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nếu dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là ngun nhân vì sao ACB vẫn ln xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
Một nguyên nhân khác là khả năng quản lý của doanh nghiệp không theo kịp với tốc độ tăng trưởng, làm cho hoạt động SXKD bị đình trệ, phát sinh những thiệt hại, thậm chí thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích :
Một số khách hàng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích, điều này rất nguy hiểm vì làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, hệ quả là dẫn đến phát sinh nợ xấu. Ví dụ một số trường hợp khách hàng vay ngắn hạn nhưng thực tế là sử dụng vào những cơng trình đầu tư trung dài hạn, lý do trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng như hiện nay, các doanh nghiệp thường có nhu cầu đầu tư trung dài hạn để cải tiến mở rộng sản xuất kinh doanh, trong khi nguồn vốn ngân hàng duyệt cho vay thì có hạn, điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn mà không nghĩ đến việc nợ đến hạn sẽ khơng trả được.
Thiện chí trả nợ của khách hàng :
Sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh, mặc dù kinh doanh có lãi nhưng một số khách hàng vẫn cố tình chây ỳ, không chịu trả nợ nhằm mục đích chiếm dụng vốn ngân hàng, điều này đã gây khó khăn cho Ngân hàng trong q trình thu hồi nợ, phần nào làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
Thiện chí trả nợ của khách hàng cịn thể hiện qua sự minh bạch của việc cung cấp thơng tin trong q trình thẩm định để xét duyệt cho vay, thực tế chính hành vi
gian lận khi cung cấp thông tin của khách hàng đã gây nên những tổn thất lớn cho Ngân hàng.
2.4.2.2. Ngun nhân khách quan từ mơi trường:
Ngồi các nguyên nhân chính từ phía ngân hàng và khách hàng, không thể không kể đến một số tác động khác cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đến từ mơi trường bên ngoài. Cụ thể là :
Sự thay đổi của môi trường tự nhiên ( thiên tai, dịch bệnh, bão lụt…) gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh :
Việt Nam là nước nông nghiệp với thế mạnh về các mặt hàng nông sản như: gạo, cà phê, cau su, tiêu, điều,… và có tỷ trọng xuất khẩu cao hàng năm. Bên cạnh đó là ngành nghề chăn nuôi gia cầm, gia súc, chăn nuôi và chế biến thủy hải sản. Đặc điểm của ngành nghề này là rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và dịch bệnh. Trong những năm qua, bên cạnh dịch cúm gia cầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho những hộ chăn nuôi gia cầm thì cịn có một loạt các cơn bão khác đã tàn phá khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và đã gây ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế. Các hộ gia đình, các doanh nghiệp vay vốn tại ACB để kinh doanh nông sản, chăn nuôi gia cầm, gia súc, nuôi trồng thủy hải sản bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt, dịch bệnh đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay.
Sự biến động quá nhanh và khơng dự đốn được của nền kinh tế thế giới :
Trong những năm 2005-2009, trên thế giới có nhiều biến động lớn về giá cả các loại nguyên nhiên liệu đầu vào như nguyên liệu ngành nhựa, xăng dầu,…suy thối kinh tế tồn cầu đã tác động ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai dự án, hiệu quả SXKD của khách hàng và đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng vì phương án SXKD của khách hàng bị thất bại. Các doanh nghiệp ngành nghề ít nhiều bị ảnh hưởng tác động mạnh bởi giá xăng, dầu tăng : vật liệu xây dựng, trang trí….. Xăng tăng trên 10% làm cho chí phí vận chuyển của công ty tăng thêm 5%, giá sắt, thép, xi măng, cát, đá,… cũng tăng 20-30% làm cho hàng loạt các cơng trình xây dựng gặp khó khăn, thậm chí ngưng trệ. Các mặt hàng nhập khẩu cũng
dễ bị tổn thương không kém, mặt hàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới. Theo Hiệp hội thép Việt Nam, chỉ tính trong năm 2008, giá sắt thép tăng 100%. Việc tăng giá thép làm cho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giá thành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm.
Môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai :
Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa đồng bộ, chưa ổn định, nhiều khi còn chồng chéo, bất cập nên đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hành lang pháp lý cho các ngành nghề kinh doanh trong đó có ngân hàng cịn chưa thống nhất, xuyên suốt. Trong điều kiện pháp luật vừa thiếu, vừa không đồng bộ, quy định không rõ ràng, cơng tác phổ biến cịn nhiều bất cập, do vậy mỗi người hiểu và vận dụng một cách khác nhau dẫn đến nhiều khó khăn trong thực hiện. Chẳng hạn :
Về việc thế chấp, cầm cố tài sản Doanh nghiệp Nhà nước: tại Điều 7 Nghị định 27/1999/NĐ-CP ngày 20.4.1999 (sửa đổi bổ sung Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với Doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 59/1996/NĐ-CP ngày 03.10.1996) quy định: “Khi doanh nghiệp (nhà nước) cho thuê, thế chấp, cầm cố những tài sản là toàn bộ dây chuyền cơng nghệ chính theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế, kỹ thuật thì phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản”. Thơng tư 62/1999/TTBTC ngày 07.6.1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 27 nói trên cũng nêu rõ: “Đối với tài sản là tồn bộ dây chuyền cơng nghệ chính của doanh nghiệp (nhà nước) theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật khi cho thuê, cầm cố, thế chấp phải được cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp cho phép”. Tuy nhiên cho đến nay, thế nào là “tồn bộ dây chuyền cơng nghệ chính của doanh nghiệp theo quy định của cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật” thì vẫn chưa được pháp luật làm rõ. Vì vậy, việc thế chấp, cầm cố tài sản DNNN để vay vốn ACB đã gặp khơng ít khó khăn, ách tắc.
Trường hợp khách hàng vay mà khơng trả được nợ thì NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Nhưng trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế chứ không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, khơng có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý,… đã dẫn đến ACB khó có thể giải quyết được nhanh chóng nợ và tài sản tồn đọng. Các nghị định đều không có quy định rõ ràng, chưa nêu được trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý tài sản đảm bảo, vì vậy đã gây khó khăn cho việc hỗ trợ ACB trong việc thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo.
Hệ thống quản lý thơng tin tín dụng của NHNN cịn bất cập :