2.2.3.2 .Tình hình giao dịch TPCP
2.2.5. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp
TPDN được ban hành theo Nghị định của Chính phủ số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành TPDN. Nghị định này quy định rõ nguyên tắc và quyền hạn phát hành trái phiếu
Về nguyên tắc :
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay
Các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, cơng bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
Việc phát hành trái phiếu phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Đối tượng được phép phát hành TPDN : Công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần
Doanh nghiệp phải hội đủ những điều kiện sau mới được tham gia phát hành trái phiếu:
Là cơng ty cổ phần, cơng ty TNHH hoặc DNNN có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành từ 10 tỷ đồng trở lên
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền trước năm phát hành phải có lãi, đồng thời khơng có lỗ lũy kế kết đến năm đăng ký chào bán, khi muốn chào
bán trái phiếu ra công chúng phải bảo đảm khơng có các khoản nợ phải trả q hạn trên một năm
Có thời gian hoạt động tối thiểu từ một năm trở lên kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động và báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán bởi kiểm toán nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động ở Việt Nam để đảm bảo tính minh bạch và cơng khai về thông tin cho các nhà đầu tư
Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phương án sử dụng và hoàn vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu
Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Thị trường TPDN được hình thành từ năm 1994, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của DNNN. Thời gian này, việc huy động vốn chỉ diễn ra ở một vài doanh nghiệp lớn như : năm 1996, CTCP Cơ điện lạnh (REE) huy động được 5 triệu USD (tương đương khoảng 55 tỷ đồng), năm 1998, CTCP Công nghệ thông tin (EIS) huy động được 10 tỷ đồng, năm 2003 Tổng công ty Dầu Khí huy động được 300 tỷ, Tổng công ty Xi măng được 200 tỷ đồng, Tổng công ty Điện Lực 300 tỷ. Việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu trong giai đoạn này hầu như chưa phát triển, nguồn vốn tài trợ chính vẫn là ngân sách nhà nước hoặc thơng qua kênh tín dụng ngân hàng hoặc là Chính phủ đi vay. Các tổ chức phát hành chủ yếu là các tổ chức tín dụng và rất ít các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Đến năm 2005 cũng là năm các doanh nghiệp bắt đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp, góp phần giảm bớt áp lực vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Tính đến hết tháng 11/2005, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt trên 2.000 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là các trái phiếu có kỳ hạn ngắn. Việc phát hành được thuận lợi hơn là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày
19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nghị định này quy định việc phát hành trái phiếu riêng lẻ và phát hành trái phiếu của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh đã đánh dấu một bước ngoặc mới cho thị trường TPDN Việt Nam, các chủ
thể phát hành trái phiếu cũng đa dạng hơn, ngồi các DNNN cịn có các cơng ty cổ phần và theo nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách
nhiệm và công khai minh bạch thơng tin. Nhờ vậy mà có nhiều doanh nghiệp tham gia phát hành trái phiếu hơn. Cụ thể là, trong năm 2006, Công ty Công nghiệp tàu
thuỷ Việt Nam (Vinashin) huy động được 800 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) huy động được 6.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, sau 1 năm thực hiện Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành TPDN, nhiều doanh nghiệp như EVN, Vinashin, Vinaconex, Tổng công ty Thép Việt Nam... đã quan tâm hơn tới kênh dẫn vốn này. Cụ thể : tháng 3/2007, Tổng cơng ty Dầu Khí huy động được 6,600 tỷ đồng. Tính đến tháng 7/2007, Vinashin phát hành thêm được 3,000 tỷ đồng, Vilexim được 5 tỷ, Tổng công ty thép được 400 tỷ đồng, Vinaconex huy động được 1,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, thị trường TPDN vẫn được đánh giá là hầu như chưa phát triển. Các nhà đầu tư chủ yếu “mua” và “giữ” trái phiếu tới khi đáo hạn. Các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ thị trường hầu như chưa có. Một số chuẩn mực kế toán quốc tế quan trọng chưa được ban hành. Vì vậy, cuối năm 2007 dư nợ TPDN so với GDP rất thấp, mới chỉ chiếm khoảng 2%, còn so với toàn thị trường chỉ mới đạt 11%. Quy mơ thị trường cịn ở giai đoạn sơ khai, phát hành cịn mang tính riêng lẻ.
Với năm 2008, tuy lượng đăng ký phát hành nhiều nhưng chỉ có vài doanh nghiệp tham gia phát hành trái phiếu do trong năm nay lạm phát tăng cao đã khiến cho mặt bằng lãi suất chung cũng tăng dẫn đến việc phát hành trái phiếu phải chịu lãi suất rất cao. Vì vậy ngồi doanh nghiệp bất động sản HUD đã phát hành 500 tỷ đồng, TCT Đường Cao Tốc VEC 1,200 tỷ, Hoàng Anh Gia Lai 350 tỷ đồng trái phiếu thành cơng, hầu như khơng có đợt phát hành TPDN nào được tiến hành.
Sự ảm đạm trên thị trường TPDN trong năm 2008 xuất phát bởi một số nguyên nhân. Một trong số đó là do chính nhu cầu của doanh nghiệp, tình trạng vay vốn tín dụng đang rất phổ biến ở Việt Nam cho nên khi phát hành trái phiếu thường e ngại thủ tục phát hành và công bố thông tin ra công chúng. Không những vậy, các nhà đầu tư còn cho rằng TPDN không thực sự hấp dẫn với họ, lãi suất trái phiếu
Thương mại 6%
Bất động sản 34% Sản xuất 24%
Tài chính- NH 36%
cũng chưa được xây dựng đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu và thị trường TPCP trong thời gian này cũng gây hiệu ứng dây chuyền cho thị trường TPDN.
Mặc dù vậy, số lượng doanh nghiệp phát hành thành cơng đã có sự gia tăng. Từ 4 doanh nghiệp năm 2004 lên 6 doanh nghiệp năm 2006, 12 doanh nghiệp năm 2007, 5 doanh nghiệp năm 2008. Đến năm 2009, có khoảng 30 doanh nghiệp phát hành thành công. Tất cả những công ty này được xem là những doanh nghiệp đầu ngành và họ cần nguồn vốn lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng cho mục tiêu đầu tư trong dài hạn. Và phát hành trái phiếu là một phương thức giúp họ giải quyết nhu cầu về vốn lớn và dài hạn. Đa số các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực Tài chính ngân hàng, bất động sản, sản xuất và thương mại, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu với tổng huy động xấp xỉ 30,000 tỷ đồng. Hình 2.4 : Cơ cấu thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2009
(Nguồn : Cơng ty chứng khốn ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) Năm 2009, với đà phục hồi của nền kinh tế cộng với lãi suất thị trường ổn
định đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Đầu năm nay, một số đợt phát hành trái phiếu được coi là thành công, dù mức độ và bản chất rất khác nhau: 1,000 tỷ đồng của CTCP Vinpearl trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định 10%/năm; 3,000 tỷ đồng của Vinashin; 3,500 tỷ đồng của EVN (trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10.4% năm đầu, năm sau thả nổi). Đặc biệt, thị trường TPDN năm nay
hoàn toàn “lấn át” thị trường TPCP với nhiều loại trái phiếu có kèm theo chứng quyền, chẳng hạn như :
3 đợt phát hành trái phiếu của Tổng CTCP Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) với tổng trị giá 1,200 tỷ đồng. Trái phiếu của KBC được Ngân hàng Công thương (Vietinbank) bảo lãnh, nhà đầu tư có thể cầm cố, bán lại cho Vietinbank. Thậm chí, trong trường KBC mất khả năng thanh tốn thì nhà đầu tư vẫn được Vietinbank cam kết thanh tốn sịng phẳng lại. Chính sự bảo đảm thanh khoản này là nguyên nhân dẫn đến sự thành công của trái phiếu KBC.
Công ty CP Địa Ốc SG Thương Tín (Sacomreal) : Sacomreal là đơn vị đầu tiên tại TP.HCM thể nghiệm hình thức huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu dự án. Ban đầu Sacomreal phát hành trái phiếu cho dự án Phú Lợi I (quận 8) và thu hút được khá nhiều khách hàng. Sau đó, để triển khai dự án Belleza (phường Phú Mỹ, quận 7) Saccomreal đã phát hành 1 đợt trái phiếu với tổng trị giá 750 tỷ đồng. Mỗi trái phiếu có mệnh giá 1.5 tỷ đồng, trái chủ được tặng 1 quyền mua căn hộ Belleza và được giảm giá 8% khi mua căn hộ.
Ngoài ra, loại TPCĐ cũng ghi nhận có sức hấp dẫn với nhà đầu tư vì ngồi ưu điểm tiết kiệm chi phí do lãi suất TPCĐ thường thấp hơn so với lãi suất thường, trong một số trường hợp TPCĐ là sự lựa chọn nhằm đa dạng hóa kênh huy động vốn; hỗn lại việc pha lỗng cổ phiếu. Vì vậy, một số doanh nghiệp như Hịa Phát, Hồng Anh Gia Lai, FPT đã huy động được một lượng vốn khá lớn thơng qua hình thức phát hành trái phiếu. Chỉ tính riêng 3 đợt phát hành của Hịa Phát, Hồng Anh Gia Lai, FPT thì lượng vốn huy động đã lên tới 4,370 tỷ đồng (Hoàng Anh Gia Lai 1,450 tỷ; FPT 1,800 tỷ; Tập đòan Hòa Phát 1,120 tỷ), chiếm hơn 15% khối lượng TPDN phát hành trong năm 2009.
Một điều khiến nhà đầu tư quan tâm nhiều đến loại TPCĐ này do lãi suất thả nổi linh hoạt. Đồng thời việc lãi suất trái phiếu không bị khống chế bởi mức trần lãi suất cho vay giúp cho tổ chức phát hành dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn từ kênh phát hành trái phiếu. Với mức lãi suất phổ biến cho kỳ đầu dao động ở mức 12% – 13.5%. Ở giai đoạn này, trái phiếu của các DNVN thường cố định lãi suất coupon
trong năm đầu và thả nổi lãi suất trong các năm sau bằng cách lấy bình quân lãi suất tiết kiệm 12 tháng của 4 ngân hàng lớn (VCB, ACB, BIDV và Vietinbank) và cộng thêm một biên độ nhất định. Lãi suất của các doanh nghiệp phát hành thành công trong năm 2009 phản ánh đúng quan hệ cung – cầu trên thị trường, và là một mức lãi suất hợp lý trong hoàn cảnh hiện nay. Với sự hồi phục của nền kinh tế thì mức lãi suất này khơng q thấp. Đồng thời, xét về mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp và kỳ hạn huy động thì mức lãi suất này cũng không quá cao.
Đến năm 2010, rất nhiều doanh nghiệp lớn chọn thời điểm này phát hành trái phiếu để mở rộng sản xuất và đầu tư do hoạt động của hầu hết doanh nghiệp đã vào khuôn khổ, mặt khác họ không thể trông đợi vào luồng tiền giải ngân của các tổ chức tài chính, ngân hàng. Bên cạnh đó, chi phí tài chính có xu hướng tăng cũng là 1 nguyên nhân khiến doanh nghiệp muốn huy động vốn từ trái phiếu. Hầu hết các doanh nghiệp quyết định phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi (lãi suất trái phiếu là không cố định và tăng hay giảm tùy thuộc theo lãi suất thị trường). Với phương thức phát hành này, CTCK Sài Gòn (SSI) phát hành thành công 2,000 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB) phát hành thành công 400 tỷ đồng, Tập đồn Sơng Đà phát hành thành công 1,500 tỷ đồng, tập đoàn Điện Lực 2,000 tỷ đồng. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng đã phát hành thành công 1,1 triệu trái phiếu chuyển đổi tương đương 1,100 tỷ đồng chỉ bán cho đối tác chiến lược Temasek Holdings (Singapore) với giá chuyển đổi 67,375 đồng/CP.…
Ngồi ra, khơng chỉ có các cơng ty lớn phát hành trái phiếu mà các công ty tư nhân cũng quyết định phát hành trái phiếu. Chẳng hạn như Vincom đã phát hành 1,000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 16%/năm đối với năm đầu tiên và thả nổi lãi suất cho những năm tiếp theo. Tập đoàn Hoà phát đã phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 3 năm với lãi suất 14.5%/năm cho năm đầu tiên và thả nổi cho những năm sau. Tương tự như nhiều doanh nghiệp lớn, các công ty nhỏ cũng cố gắng phát hành trái phiếu nhưng trị giá nhỏ hơn, chẳng hạn như công ty UNI- President đã phát hành 50 tỷ đồng trái phiếu, CTCP Alphanam-ALP 100 tỷ đồng trái phiếu, CTCP Nhân lực TMS 100 tỷ đồng,CTCP Khử Trùng VFC 150 tỷ đồng & CTCP
6 0
Tasco-HUT 200 tỷ đồng. Hầu hết trái phiếu đáo hạn sau 2 năm và lãi suất từ 8- 10%/năm…
Tình hình phát hành trái phiếu của các ngân hàng thương mại
Nhu cầu huy động vốn qua phát hành trái phiếu không chỉ diễn ra đối với các doanh nghiệp, nhiều NHTM cũng tiến hành phát hành trái phiếu, phần lớn là chọn trái phiếu chuyển đổi với mức lãi suất khá cao nhằm làm tăng thêm tính hấp dẫn cho trái phiếu của mình. Chẳng hạn như năm 2007 Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) phát hành thành công 2,250 tỷ đồng trái phiếu, mỗi trái phiếu ACB được bán bằng mệnh giá 1 triệu đồng/trái phiếu với lãi suất 8.6%/năm. Ngày 26/5/2010, ngân hàng Vietinbank cơng bố chính thức phát hành 6,000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm theo hình thức phát hành riêng lẻ. Trần lãi suất huy động VND trong ngưỡng “cho phép” hiện nay là 11.5%/năm, lãi suất trái phiếu của Vietinbank trong năm đầu tiên được ấn định lên tới 12.5%/năm và đơn vị này đã huy động được 3,000 tỷ đồng. Các ngân hàng như HDBank, ABBank, LienVietBank và Techcombank cũng lên kế hoạch phát hành trái phiếu. Vốn huy động từ 2,000-3,000 tỷ đồng, TPCĐ của Techcombank có lãi suất 11%/năm trong 5 năm đầu tiên phát hành và 12% trong 5 năm tiếp theo. Cịn Ngân hàng SHB thì ấn định lãi suất 10.48%/năm cho kế hoạch phát hành tới 15 triệu TPCĐ với mệnh giá 125,000 đồng. BIDV cũng chính thức công bố niêm yết 13.62 triệu trái phiếu dài hạn mệnh giá 100,000 đồng tại HASTC vốn được phát hành thành cơng trong năm 2009.
Bảng 2.8 Tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp từ năm 2005-10/2010 4
TT Tổ chức phát hành GT TPDN (Tỷ đồng) T. hạn (Năm) Lãi suất (%/năm) 01 Năm 2005 2,775 Ngân hàng Vietcombank (VCB) 1,375 7 6 TĐ Công nghiệp Tàu thủy Vinashin 1,000 10 9
TCT Sông Đà 200 3 9.3 cố định
TCT Điện Lực VN (EVN) 200 5 8.8 năm đầu
02 Năm 2006 17,162
61
NH Đầu tư & PT VN (BIDV) 4,252 10-15 9.8-10.2 NH NN & PTNT (Agribank) 3,000 10-15 9.8-10.2 NHTM CP Á Châu (ACB) 550 5 8 Cty Tài chính Dầu Khí (PVFC) 368 5 9.5 TĐ Vinashin (tổng cộng 5 đợt) 2,600 2-10 9.6-10.5
TCT Sông Đà 260 5 10.5 năm đầu
TCT Điện Lực VN - EVN (8 đợt) 6,000 5-10 9.5-9.6 Cty ĐT hạ tầng KT TPHCM (CII) 132 3 8
03 Năm 2007 21,058
NH Đầu tư & PT VN (BIDV) 3,000 5 8.15 NH Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) 1,000 2 9.2 NH TMCP Sài Gòn 1,400 13 tháng 8,5 NHTM CP Quân Đội 2,500 2-3 8-8.3 NHTM CP Á Châu (ACB) 2,250 5 8.6 Cty Tài chính Dầu Khí (PVFC) 1,000 5 8.6
TCT Vinashin 3,203 10 9.4
Tổng cty lắp máy Lilama (3 đợt) 1,500 2-10 8.8-9.6 TCT Thép VN (Vinasteel) 900 5 9.5-10
TCT XNK và XD (Vinaconex) 1,000 6 3Kèmtheoquyền
TCTCP Xây dựng Điện VN 500 3 10.15
Vincom 1,000 5 10.3
TĐ Than khoáng sản (Vinacomin) 1,500 10 9.5 Cty CN Tàu Thủy Nam Triệu 300 2 9.6
Vilexim 5 3 9
04 Năm 2008 3,200
CTCP Vincom 2,000 5 16
TCT Đường Cao tốc (VEC) 1,200 15 9