2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
3.1.1 Những cơ hội và thuận lợi
3.1.1.1 ên bình diện quốc tế
Thế giới trong những năm đầu của thế kỷ XXI đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã hội; Xu thế tồn cầu hóa và hợp tác phát triển tăng lên, địi hỏi phải có sự thay đổi phạm vi, chức năng và cấu trúc của các tổ chức toàn cầu như Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)...;nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương và Đơng Nam Á. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới, khu vực Đơng Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2010 là 6%/năm. Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lâm Đồng nói riêng phát triển theo hướng hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.
3.1.1.2 rong nước
Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế được đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. Nền kinh tế không ngừng phát triển, GDP bình quân hàng năm tăng (Việt Nam tiếp tục được xếp là nước có tốc độ phát triển kinh tế cao trong khu vực châu Á, đứng thứ 2 sau Trung Quốc); cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nhanh sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được cải thiện; nhận thức du lịch thay đổi theo hướng tích cực; nhu cầu du lịch tăng nhanh.
Hệ thống pháp luật đang từng bước được hồn thiện mà điển hình là sự ra đời của Luật Du lịch năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển du lịch;
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập với việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào đầu năm 2007 sẽ tạo ra ba cơ hội lớn cho ngành du lịch trong tương lai:
- Sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam;
- Tăng sự thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào du lịch để phát triển hạ tầng, nâng cao năng lực phục vụ khách trong và ngoài nước, đặc biệt là du lịch MICE;
- Nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, việc bỏ chế độ VI SA đối với công dân một số nước ASEAN và Nhật Bản, việc mở thêm các đường bay Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam - Hàn Quốc.v.v... cũng góp phần thu hút thêm khách du lịch các nước nói trên đến Việt Nam.
Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo; đất nước, con người Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn, thân thiện đối với khách du lịch quốc tế.
Ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng được sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan Trung ương.
Các cấp lãnh đạo tỉnh đã có sự nhìn nhận đúng đắn trong xu thế phát triển lâu dài, cụ thể là:
- Du lịch, dịch vụ du lịch đã được định hướng là ngành kinh tế động lực của tỉnh; kết cấu hạ tầng trong đó có hạ tầng du lịch đang được quan tâm đầu tư phát triển mang chiều hướng thuận lợi, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm; Tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách thơng thống ưu đãi trong cơng tác đầu tư tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh; - Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt với nhiều tiềm năng và lợi thế trở thành một
đô thị du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế, với các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, du lịch hoa gắn với các trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo chất lượng cao;
- Xu thế phát triển, liên kết vùng được rộng mở, Lâm Đồng có nhiều khả năng và thế mạnh để phát triển và mở rộng thị trường sản phẩm du lịch với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, với các trung tâm du lịch lớn khác trong cả nước; Nhận thức về du lịch của người dân trong tỉnh đang dần dần được cải thiện, tạo môi trường xã hội thuận lợi để phát triển du lịch theo đúng mục tiêu đề ra.