Với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại VN luận văn thạc sĩ (Trang 86)

3.3.1.1 Cần ban hành quy chế mới quy định hoạt động BTT thay thế quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN.

Tính cho đến thời điểm hiện nay, NHNN chỉ mới ra Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN ngày 06/09/2004 V/v ban hành Quy chế hoạt động BTT và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 V/v sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 1096. Các quyết định này ra đời với một thái độ rất thận trọng, dè dặt và đã chưa mang lại hiệu quả thật sự. Chính vì vậy, NHNN cần sớm ban hành một văn bản, quy chế khác ngắn gọn, đầy đủ, khắc phục được những vấn đề chưa hoàn thiện trong quy chế cũ và thống nhất với thông lệ, công ước về BTT quốc tế. Văn bản mới này cần xem xét những vấn đề sau:

Thứ nhất, định nghĩa chính xác nghiệp vụ BTT theo thơng lệ quốc tế. Cần có sự

phân biệt rạch rịi giữa các thuật ngữ “cấp tín dụng” và “mua bán nợ”. Nên tách bạch hoạt động BTT với cho vay và hai nghiệp vụ này không nên được quản lý và kiểm soát như nhau.

Thứ hai, hiện nay, khơng có quy định nào xác lập mối quan hệ của việc chuyển giao quyền đòi nợ của bên bán cho đơn vị BTT. Vì thế, cần phải đưa ra quy định xác định điều kiện để việc chuyển giao quyền địi nợ của các bên có hiệu lực.

Thứ ba, nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức BTT, nên có quy định về quyền của chủ

nợ đối với khoản phải thu. Đối với BTT có truy địi, cần có quy định về quyền của đơn vị BTT đối với tài sản của người bán. Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc người bán vi phạm hợp đồng, đơn vị BTT có quyền truy địi lại số tiền đã ứng trước cho người bán. Nếu người bán mất khả năng hoàn trả, đơn vị BTT sẽ có quyền đối với tài sản của người bán tương ứng với số tiền chưa hồn trả. Đối với BTT khơng truy địi, đơn vị BTT cũng có quyền đối với tài sản của người mua tương ứng với số tiền chưa hoàn trả trong trường hợp người mua mất khả năng thanh toán.

Thứ tư, nên có quy định về các điều kiện giới hạn đối với người mua, hạn mức BTT tối đa của từng người mua so với vốn tự có của đơn vị BTT. Hiện nay, việc quy định về tổng số dư BTT cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị BTT là khơng hợp lý bởi vì rủi ro của đơn vị BTT không phải chỉ nằm ở chỗ người bán mà cịn ở khả năng thanh tốn của người mua.

Thứ năm, cần xem xét và quy định rõ việc áp dụng thuế chuyển nhượng đối với hoạt động này. Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào đề cập đến vấn đề này.

3.3.1.2 Nâng tầm hiệu quả hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của NHNN. Việc kiện toàn CIC sẽ giúp các NHTM, doanh nghiệp và cá nhân có được thơng tin chính xác và đáng tin cậy. Vấn đề then chốt là mở rộng quy mô kho cơ sở dữ liệu, rút ngắn thời gian cung cấp thông tin. Thông tin minh bạch sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và nghiệp vụ BTT nói riêng.

Hiện nay CIC là cơ quan duy nhất chuyên cung cấp thông tin cho các NHTM và thu thập thông tin từ các nơi này. Song cho đến nay, CIC vẫn chưa trở thành nơi tin cậy cung cấp những thông tin chắc chắn và đầy đủ cho việc phòng ngừa rủi ro hoạt động ngân hàng. Do đó, cần phải có những biện pháp tích cực để hồn thiện các dịch vụ của CIC, cụ thể là:

- Cần quy định rõ theo từng thời kỳ các NHTM phải thông tin đầy đủ về tình hình tài chính, vay vốn và trả nợ của các doanh nghiệp để CIC theo dõi và cập nhật số liệu.

Để các NHTM và doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh việc nộp các thông tin báo cáo một cách thường xuyên, đầy đủ, ngoài những biện pháp hành chính bắt buộc, CIC cịn phải chứng minh cho họ thấy những lợi ích của việc làm đó, khơng chỉ cho nền kinh tế nói chung mà cịn phục vụ riêng cho từng doanh nghiệp.

Để được như vậy, CIC không những là cơ quan cung cấp và thu thập thơng tin đơn thuần mà cịn phải chịu trách nhiệm về những thơng tin do mình cung cấp. Nếu thơng tin sai lệch, chậm trễ dẫn đến rủi ro, CIC phải chia sẻ một phần trách nhiệm bằng cách chịu bồi thường một tỷ lệ của khoản vay hay tài trợ. Ngược lại, CIC cũng có quyền hưởng một mức phí thỏa đáng tùy theo dịch vụ mình cung cấp. Sự thúc đầy bằng lợi ích vật chất này sẽ có tác dụng tăng hiệu quả cho hoạt động của CIC.

3.3.2 Kiến nghị khác đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phát triển hoạt động thương mại trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam:

Một là, Nhà nước cần ổn định và hồn thiện chính sách thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hải quan, thuế,… trong thời gian qua, chính sách thương mại Việt Nam thường xuyên thay đổi khiến cho các doanh nghiệp bị động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, ổn định chính sách thương mại là một giải pháp hết sức quan trọng giúp hoạt động BTT phát triển. Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, cần hồn thiện chính sách thương mại theo hướng khuyến khích xuất khẩu và quản lý chặt chẽ nhập khẩu, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại với các thị trường lớn như Trung Quốc, các nước ASEAN, các nước EU, Mỹ, Nhật,… Cần có chính sách để doanh nghiệp ưu tiên đầu tư vốn, công nghệ, lao động cho những ngành có khả năng xuất khẩu, chú ý những ngành công nghiệp chế biến tạo giá trị gia tăng cao.

80

Hai là, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp về

vốn và thông tin thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thiếu vốn, do vậy rất cần Nhà nước hỗ trợ về vốn thơng qua các khoản tín dụng ưu đãi, quỹ bảo lãnh tín dụng. Mặt khác, dù đã trưởng thành nhiều trong kinh doanh nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệp, am hiểu về thị trường. Do đó, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp những thông tin về luật pháp, thị trường nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Cần nâng cao vai trò của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam và các tham tán thương mại tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Ba là, cần tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tốn, góp phần minh bạch hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu ban hành quy chế thành lập và tổ chức hoạt động của cơng ty định mức tín nhiệm, qua đó kết hợp với các thơng tin từ các cơng ty kiểm tốn cung cấp sản phẩm có chất lượng, tạo sự tin tưởng cho các định chế tài chính khi cung cấp dịch vụ BTT.

Bên cạnh đó, ngoài sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam, bản thân các doanh nghiệp cũng cần chủ động cho hội nhập và cạnh tranh thông qua ý thức tôn trọng pháp luật, nâng cao uy tín trong quan hệ thương mại, chủ động minh bạch hóa hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, cần chú ý nâng cao trình độ cơng nghệ nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ nhân viên am hiểu tài chính thương mại, pháp luật kinh tế hợp đồng,… để có thể đón đầu với cơ hội và thách thức trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Tóm tại, để Việt Nam có thể phát triển được thị trường dịch vụ BTT hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập quốc tế cần sự cố gắng và nỗ lực của rất nhiều phía, tuy nhiên cái gốc rễ vẫn phải là những điều chỉnh phù hợp của văn bản pháp luật hiện hành sao cho giữ được những bản chất vốn có của loại hình nghiệp vụ này đồng thời phát huy hiệu quả trong quá trình triển khai nghiệp vụ. Về phía các NHTM, cần nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phát triển nghiệp vụ BTT cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên khi triển khai thực hiện đại trà nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, cần chú ý cơng tác đào tạo và bồi dưỡng năng lực cho nhân viên, phải coi trong công tác nhân sự, đây là nhân tố then chốt cho sự thành bại của một ngân hàng. Song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng cần có chính sách giữ nhân tài chống lại tình trạng chảy máu chất xám, đảm bảo cho hoạt động ngân hàng phát triển bền vững, ổn định lâu dài. Các giải pháp được nêu ra trên đây hy vọng phần nào giải quyết được những cản trở cho sự phát triển của nghiệp vụ BTT tại thị trường tài chính Việt Nam.

KẾT LUẬN

Trong xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế, khi Việt Nam trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO. Đặc biệt là khi hiệp định thương mại Việt – Mỹ có hiệu lực hồn tồn thì các doanh nghiệp của Việt Nam khơng cịn có sự ưu đãi bảo hộ so với các doanh nghiệp nước ngồi. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hay khơng là do nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp.

Đứng trước yêu cầu đó địi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hệ thống ngân hàng thương mại. Đây là lĩnh vực hết sức nhạy cảm đối với nền kinh tế. Các NHTM của Việt Nam cần nhanh chóng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như đưa ra nhiều sản phẩm mới nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững nhằm tránh được nguy cơ giảm thị phần trong tương lai. Để đạt được mục tiêu đó thì các tổ chức tài chính Việt Nam khơng cịn con đường nào khác là phải nhanh chóng đưa vào áp dụng nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính mới và các nền kinh tế phát triển đã áp dụng có hiệu quả. Một trong những sản phẩm đó là BTT.

Bản chất của BTT là một phương thức tài trợ cho doanh nghiệp dựa trên việc mua lại các chứng từ với một giá nhất định. Lợi ích mà nó đem lại rất lớn đối với các NHTM, các doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế. Vì vậy, việc triển khai thực hiện và phát triển BTT tại Việt Nam là điều cần thiết, góp phần đưa nước ta bắt kịp với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế và tài chính quốc tế.

Dẫu cịn nhiều khó khăn trước mắt, nhiều cơng việc cịn đang cần thực hiện, song cần hy vọng rằng, trong một tương lai không xa, BTT sẽ trở thành một nghiệp vụ quan trọng của các NHTM để tài trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu ở Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2004): “Tiền tệ ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê.

2. PGS.TS. Trần Hồng Ngân (2004): “Thanh tốn quốc tế”, Nhà xuất bản thống kê.

3. TS Đặng Thanh Nhàn (2007): “Cẩm nang về nghiệp vụ bao thanh toán factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế”, Nhà xuất bản thống kê.

4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 1096/2006/QĐ-NHNN về quy chế hoạt động bao thanh toán.

5. Quy chế tổ chức và hoạt động bao thanh toán tại NHTMCP Á Châu, NHTMCP Ngoại thương, NHNo&PTNT Việt Nam.

6. PGS.TS Trần Hoàng Ngân – Nguyễn Thị Thùy Linh (2006): “Bao thanh tốn factoring một hình thức tín dụng mới tại Việt Nam”.

7. Nguyễn Xuân Trường (2006): “Bao thanh toán – Một dịch vụ tài chính đầy triển vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam”.

8. Tài liệu triển khai nghiệp vụ bao thanh toán của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

9. Ths. Nguyễn Trung Lập: “Bao thanh toán và phương pháp hạch toán”.

10. Ths Lê Huyền Ngọc: “Bao thanh tốn, dịch vụ tiện ích ngân hàng cung cấp cho khách hàng”.

11. Ths. Nguyễn Thanh Tú: “Một số vấn đề pháp lý về hoạt động bao thanh tốn của các tổ chức tín dụng”.

12. Ths. Huỳnh Thị Hương Thảo: “Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.

Tiếng Anh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại VN luận văn thạc sĩ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w