Tăng cường trách nhiệm của chính quyền huyện Bảo Yên đối với Hội đồng nhân dân xã

Một phần của tài liệu khóa luận hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân xã (Trang 30 - 32)

với Hội đồng nhân dân xã

Theo đánh giá chung, một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả giám sát của HĐND xã Nghĩa Đô là do hạn chế về năng lực, trình độ của đại biểu HĐND, Thường trực HĐND và thiếu điều kiện làm việc. Do vậy, tăng cường trách nhiệm của chính quyền huyện Bảo Yên trong tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động giảm sát của HDND xã là rất quan trọng. Cụ thể:

Thứ nhất, Hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng cho đại biểu HĐND và Thường

trực HĐND xã:

Ngoài những kiến thức chung được trang bị cho mỗi đại biểu HĐND và Thường trực HĐND xã thì HĐND huyện cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động cho các đại biểu bằng nhiều hình thức. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu, nhất là các kiến thức về pháp luật, kỹ năng nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin, tiếp xúc cử tri, giám sát tại kỳ họp, giảm sát thường xuyên, chất vấn, phản biện; kỹ năng thẩm tra, giám sát công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ bản, công tác xây dựng dự toán, quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước...

Thứ hai, Tăng cường điểu kiện làm việc và chế độ chính sách cho Hội

đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân xã.

Chính quyền huyện Bảo Yên cần quan tâm đầu tư các điều kiện vật chất cho hoạt động của HĐND xã hơn nữa để có thể bố trí, sắp xếp hợp lý trụ sở của HĐND phải vừa là nơi làm việc, vừa là nơi cử tri có thể trực tiếp đến bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình đối với cơ quan dân cử. Đồng thời cần đầu tư nhiều hơn nữa các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động của HĐND xã. Đối với đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách cần được trang bị phương tiện thông tin liên lạc, tài liệu, phòng làm việc hợp lý, tương xứng với trách nhiệm của đại biểu. Đối với các chức danh kiêm nhiệm của HĐND nên có chế độ thỏa đáng để động viên.

KẾT LUẬN

HĐND với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Với chức năng, quyền hạn của mình có nhiệm vụ cụ thể hóa đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng bằng các nghị quyết của HĐND, đề ra các quy định, chính sách của địa phương trên các lĩnh vực KT-XH, an ninh, quốc phòng, bảo đàm đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đồng thời khơi dậy và phát huy tốt mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương để đưa địa phương phát triển lành mạnh và bền vững. Vận động cử tri và Nhân dân ra sức thi đua lao động sản xuất nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng mà nghị quyết của các cấp ủy Đảng đã dề ra.

Nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND các cấp nói chung và cấp xã nói riêng là một nhu cầu cấp thiết và cũng đòi hỏi phải trải qua quá trình lâu dài, đúng đắn, địi hỏi có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Có như vậy, HĐND mới phát huy vai trị là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và thực sự đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân địa phương.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động giám sát của HĐND xã Nghĩa Đô thời gian qua (nhiệm kỳ 2016-2021), Học viên đã đưa ra một số phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND xã Nghĩa Đơ nói riêng và của HĐND cấp xã nói chung. HĐND cần quán triệt đầy đủ và vận dụng tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân để đề ra được các quyết định đúng đắn phát triển KT-XH địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân, giải quyết việc làm, củng cố an ninh, quốc phịng... Có như vậy hoạt động của HĐND mới thực sự phát huy được vai trò của HĐND cấp xã trong hệ thống chính trị, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Một phần của tài liệu khóa luận hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân xã (Trang 30 - 32)