đưa ra các kiến nghị hồn thiện cơ chế chính sách
Khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật mặc dù các nhà hoạch định chính sách và các chun gia làm cơng tác xây dựng luật đã tuân theo quy trình rất khoa học và nghiêm ngặt, nhưng lúc áp dụng vào thực tiễn vẫn có thể bộc lộ những điểm chua phù hợp hoặc chưa đáp ứng đúng nhu cầu xã hội cần phải được phát hiện bổ sung kịp thời. Vì vậy, chỉ có thơng qua hoạt động giám sát, mới phát hiện ra những mặt trái của chính sách hay tính khơng khả thi của chính sách. u cầu đó đặt ra cho hoạt động giám sát của HĐND nhiều vấn đề cần phải đổi mới như: nâng cao chất lượng xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định mục tiêu giám sát, xác lập đội ngũ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn; sử dụng phương pháp khoa học...
3.1.4. Hoat động giám sát của Hội đồng nhân dân xã phải bảo đảm lợiích chung của đất nước ích chung của đất nước
Hoạt động giám sát của HĐND xã trên địa bàn nhằm xem xét, theo dõi việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và công dân. Nếu phát hiện những sai phạm HĐND xã có quyền kiến nghị với các chủ thể chịu sự giám sát phải sửa đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, việc đưa ra các kiến nghị xử lý sau giám sát không đồng nghĩa với việc điều chỉnh những giải pháp nào đó nhằm bảo vệ lợi ích cục bộ của địa phương. Tính thống nhất về chính sách được thể hiện ở việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương nhất quán từ trung ương đến các địa phương.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hộiđồng nhân dân xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên đồng nhân dân xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên
3.2.1. Đổi mới phương pháp và cách thức giám sát của Hội đồng nhândân xã dân xã
Đây là hình thức HĐND xem xét tình hình hoạt động của các cơ quan nhà nước thơng qua việc đánh giá các báo cáo đó. Nên trong luật cần quy định cụ thể về chế độ báo cáo, hình thức báo cáo, đặc biệt phải quy định trách nhiệm nếu báo cáo không phản ánh đúng thực trạng hoạt động của cơ quan, đưa nhiều thông tin sai lệch hoặc thiếu thông tin.
Khi báo cáo và báo cáo thẩm tra được trình ra HĐND, đại biểu HĐND cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, góp ý kiến xác đáng và nêu vấn đề chất vấn để các cơ quan báo cáo giải trình trước HĐND. Việc thảo luận và thơng qua báo cáo tại kỳ họp của HĐND phải thể hiện trình độ độc lập của Hội đồng bằng cách ra nghị quyết riêng về vấn đề đó.
Thứ hai, Đổi mới hình thức chất vấn và trả lời chất vấn
Để hình thức giám sát chất vấn mang lại hiệu quả thiết thực thì HĐND và các đại biểu dân cử phải đổi mới về nội dung và phương pháp chất vấn. Cụ thể:
Trong phiên họp, chủ toạ điều hành chương trình phải tạo ra khơng khí dân chủ, khuyến khích, động viên đại biểu tham gia chất vấn, Chủ tọa cần phải lựa chọn trong số các chất vấn mà đại biểu HĐND gửi tới thư ký, nội dung nào cử trí địa phương và nhiều đại biểu quan tâm đưa ra chất vấn tại hội trưởng. Từng câu trả lời chất vấn HĐND phải nhận xét, kết luận, giao nhiệm vụ cụ thể cho đối tượng bị chất vấn hồn thành trong thời gian nhất định.
Về phía đại biểu chất vấn phải đặt các câu hỏi ngắn gọn, đúng đối tượng, đúng trọng tâm vấn đề mà cử tri dư luận đang quan tâm. Tránh tình trạng hỏi mang tính chất tìm hiểu. Muốn vậy, các đại biểu khơng những phải cập nhật đầy đủ các thông tin cần thiết mà cịn phải biết phân tích thơng tin một cách khoa học, thấu đáo.
Việc trả lời chất vấn cũng cần có sự đổi mới theo hướng nâng cao tinh thần trách nhiệm của người trả lời chất vấn.
HĐND và các đại biểu phải thường xuyên theo dõi và đôn đốc tiến độ thực hiện những cam kết của người trả lời chất vấn bằng các giải pháp và thời gian thực hiện nhất định. Phải xây dựng cơ chế đánh giá những biện pháp khắc phục của các cơ quan đó bằng việc bãi nhiệm, miễn nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. Khi
cần thiết HĐND có thể ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn.
Thứ ba, Đổi mới hình thức các đồn đi giám sát của Thường trực HĐND
và các Ban của Hội đồng nhân dân
Hình thức tổ chức các đoàn đi giám sát tại các tổ chức, đơn vị trên địa bàn thời gian qua được Thường trực HĐND xã và các ban của Hội đồng sử dụng nhiều và triển khai rộng rãi ở hầu hết các thôn bản trong xã. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện hình thức giám sát này cịn bất cập, tồn tại về chương trình giám sát, thành viên của đồn giám sát và phương pháp giám sát.
Về thành viên của đoàn giám sát: ngoài quyền năng và kỹ năng giám sát, thành viên của đồn giám sát cần phải có chun mơn về lĩnh vực được giám sát. Để đáp ứng được yêu cầu đó, có thể thực hiện chế độ hợp đồng mời các chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực để tham gia hoạt động với đoàn giám sát.
Về phương pháp giám sát: tùy thuộc vào từng đối tượng có thể lựa chọn hình thức, phương pháp giám sát khác nhau. Nhưng dù sử dụng phương pháp hình thức nào cũng phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và kiên quyết. ...