Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phịng

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 86)

2.3.2 .2Phân loại nợ

3.3 Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra

3.3.3 Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phịng

Tỷ lệ nợ xấu và số tiền phải trích lập dự phịng là những tín hiệu cảnh báo mạnh về rủi ro tín dụng, tỷ lệ nợ xấu tăng cĩ nghĩa là rủi ro tín dụng gia tăng và do vậy cần phải xem xét lại việc quản lý rủi ro tín dụng, tăng cường giám sát tín dụng. Cần phải thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh mà khơng tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, kiên quyết chuyển nợ quá hạn, hạ bậc nợ đối với các trường hợp khách hàng, hợp đồng tín dụng cĩ nguy cơ gây ra rủi ro. Thực hiện trích lập dự phịng nhằm cĩ khả năng bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Hiện nay quy định về phân loại nợ của NHNN đã phản ánh tương đối rõ nét hơn về chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên các quy định này vẫn thiên về định lượng và hầu như rủi ro tín dụng chỉ được phát hiện khi nĩ đã xảy ra. Việc khơng cĩ những tín hiệu cảnh báo sớm sẽ làm cho ngân hàng khơng điều chỉnh kịp thời các chính sách về đầu tư, về quản lý rủi ro tín dụng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống phân loại nợ cĩ tính cảnh báo cao hơn, sử dụng kết hợp phương pháp định tính trong phân loại nợ, phân loại nợ doanh nghiệp dựa trên rủi ro tiềm tàng của khoản vay, tình hình của doanh nghiệp.

Đối với việc trích lập dự phịng rủi ro, cần phải đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên để phản ánh đúng mức độ rủi ro về tài sản đảm bảo. Hiện nay ngân hàng chưa cĩ quy định về thời gian tối đa phải đánh giá lại tài sản đảm bảo cho nên nĩ vẫn chưa thể phản ánh đúng mức độ rủi ro xảy ra đối với tài sản đảm bảo. Vì vậy cần phải định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo, cĩ thể tối đa 6 tháng/lần để phải ánh đúng giá trị tài sản đảm bảo. Bên cạnh đĩ cần phải quy định rõ chuẩn mực đối với tài sản được coi là tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro do tài sản đảm bảo gây ra vì hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn cịn nhiều bất cập trong việc xác định quyền sở hữu, cấp chứng nhận sở

hữu tài sản.

Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng gắn với xếp hạng doanh nghiệp cĩ thể cung cấp các tín hiệu nhanh chĩng hơn về mức độ rủi ro, chất lượng tín dụng của ngân hàng và từ đĩ ngân hàng cĩ thể chủ động, kịp thời đưa những biện pháp thích hợp để cĩ thể ngăn ngừa và hạn chế những rủi ro tín dụng xảy ra.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam sài gòn luận văn thạc sĩ (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w