Tác động của chính sách thị trường đối với hoạt động xuất khẩu của Việt nam.

Một phần của tài liệu 234882 (Trang 30 - 33)

V. CHÍNH SÁCH LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU.

2. Tác động của chính sách thị trường đối với hoạt động xuất khẩu của Việt nam.

Cùng với sự tăng trưởng nhanh kim ngạch xuất khẩu, sự chuyển biến tích cực cơ cấu hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của Việt nam thời kỳ 1994-1998 đã có sự phát triển mở rộng, cơ cấu các khu vực thị trường và nước “bạn hàng” đã có những thay đổi lớn, nhưng tới nay Việt nam vẫn chủ yếu buôn bán với các nước trong khu vực.

2.1 Về cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu

Nếu năm 1994 thị trường Châu á chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam thì năm 1997 giảm xuống còn 75,8 % và năm 2001 chỉ còn chiếm 61,3% (trong đó khu vực ASEAN chiếm 24,3%). Riêng thị trường Đông Bắc á, năm 1998 chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam nhưng đến năm 2000 chỉ còn chiếm 44%. Thị trường xuất khẩu Việt nam phát triển theo hướng mở rộng sang Châu âu, đặc biệt là Tây Bắc Âu, thị trường Liên Bang Nga và các nước Đông Âu có dấu hiệu phục hồi. Nếu năm 1994 thị trường Châu Âu mới chỉ chiếm tỷ trọng 9,79% trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt nam thì đến năm 1997 đã tăng lên gấp 2 đạt 17,16 % và năm 2000 tiếp tục tăng lên 21,5%. Năm 2001 là 27,7% ( trong đó EU là 22,5% ).

Châu Mỹ và đặc biệt là Hoa Kỳ là một hướng mới trong phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt nam. Nếu năm 1994 Châu Mỹ mới chỉ chiếm tỷ trọng 0,16% trong tổng kim ngạch của Việt nam thì năm 1997 đã tăng lên 2,76% và năm 2000 chiếm tới 4,48%, năm 2001 chiếm 5%. Thị trướng xuất khẩu của Việt nam cũng đang được mở rộng đáng kể sang Châu úc hay Châu Đại Dương, đặc biệt là Ôxtrâylia. Năm 1994 thị trường này mới chiếm tỷ trọng 0,96% trong tổng kim ngạch của Việt nam, nhưng đến năm 2000 đã tăng lên 2,78%, đến năm 2001 đạt 5,3%.

Đặc điểm và xu hướng chuyển dịch cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt nam từ năm 1994 đến nay cho thấy: một mặt quan hệ buôn bán và phạm vi không gian thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng đồng thời Việt nam không chỉ phát triển thị trường gần mà đã vươn nhanh đến các thị trường xa ( Tây Bắc Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương ). Việt nam đã chuyển dần cơ cấu từ các nước Châu á - Thái Bình Dương là chủ yếu sang các khu vực thị trường khác phù hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại. Trong đó đáng chú ý là đã củng cố và mở rộng thị trường Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu đi vào thi trường Bắc Mỹ, Trung Cận Đông và Châu Phi. Mặc khác Việt nam không chỉ phát triển mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu tới toàn bộ các nước công nghiệp phát triển , các thị trường được coi là khó tính, khó len chân và có mật độ cạnh tranh cao. Thị trường xuất khẩu của Việt nam có sự chuyển dịch ngay trong nhóm các nước công nghiệp phát triển. Năm 1998, thị trường các nước G7 chiếm tỷ trọng 39,7% kim gạch xuất khẩu của Việt nam , riêng Nhật bản chiếm tỷ trọng 26,8%, Các nước còn lại chiếm 13%. Đến năm 2000, Nhật Bản chỉ còn chiếm tỷ trọng 19,5% trong tổng

2.2 Về cơ cấu nước bạn hàng xuất khẩu của Việt nam

Cùng với sự mở rộng phạm vi khu vực thị trường, số nước bạn hàng xuất khẩu của Việt nam tăng nhanh từ năm 1990 đến nay. Năm 1986, Việt nam mới xuất khẩu tới 34 nước. Năm 1990 là 51 nước. Đến nay đã tăng lên 106 nước - trong đó có 10 nước bạn hàng lớn nhất chiếm tỷ trọng trên dưới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt nam là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hông Kông, Hàn Quốc, Đức, Thụy Sĩ, Mỹ, Malaysia...

Cơ cấu thị trường và bạn hàng đã có những thay đổi tích cực trong thời kỳ 1994 -1998, sang thời kỳ 1999 - 2001 thị trường xuất khẩu sang EU và Mỹ lại mở ra những triển vọng mới. Nhưng cho đến nay Việt nam vẫn buôn bán chủ yếu với các nước trong khu vực. Mức độ vươn tới các khu vực có nền công nghệ nguồn còn thấp.

Điều bất lợi chủ yếu đối với đối với cơ cấu hiện tại là :

+ Khó thâm nhập thị trường vì cơ cấu hàng hoá xuất khẩu và hàng tiêu thụ của các nước trong khu vực tương tự như nhau.

+ Khó nhập được công nghệ tiên tiến. Một khi trình độ công nghệ không đủ cao thì sản phẩm không có sức cạnh tranh, khó xuất khẩu, không thu hồi được vốn ngoại tệ để đổi mới kỹ thuật. Chúng ta có thể tham khảo các số liệu sau: Trên 50% kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị của ta là từ các nước có “nền công nghiệp trung gian” như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.

Đối với thị trường Nhật Bản, Việt nam liên tục xuất siêu trong nhiều năm gần đây. Năm 1998 ta xuất siêu tới 770 triệu USD nhưng xuất siêu như vậy cũng không mang tính lành mạnh khi biết rằng xuất sang Nhật bản chủ yếu là nguyên liệu ( dầu thô, than, thuỷ sản...) còn hàng nhập từ Nhật Bản chỉ có 20% là các thiết bị công nghiệp. Như vậy trong quan hệ với Nhật Bản ta vẫn chưa khai thác được Nhật như một trong ba điểm công nghệ nguồn của thế giới ( Mỹ, Nhật, Tây Âu ).

Trên góc độ địa lý - chính trị, cũng cần lưu ý các nước và khu vực thuộc “Kinh tế đại Trung Hoa ”, hiện nay buôn bán với Việt nam ở mức trên 1/3 tổng kim ngạch buôn bán của Việt nam với thế giới , trong đó có vấn đề “ buôn lậu ” với các lục địa đang còn nhiều vấn đề chưa giải quyết và cần có sự thống nhất xử lý.

2.3 Công tác xúc tiến thương mại phục vụ xuất khẩu.

Trong chiến lược thị trường tổng thê nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của đất nước thì hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò đòn bẩy quan trọng. Hoạt động này thể hiện ở nhiều lĩnh vực như thông tin quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại , hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại ở nước ngoài.

Có thể thấy rằng, hoạt động xúc tiến việc làm ở nước ta tuy còn rất mới mẻ song ít nhiều đã tác động tích cực đến hoạt động thương mại nói chung và sự tăng trưởng của xuất khẩu nói riêng. Lĩnh vực rễ nhận thấy trong thời gian qua là sự tăng mạnh mẽ của hội chợ triển lãm. Nếu năm 1990 cả nước chỉ có chưa đầy 10 cuộc hội chợ triển lãm thì năm 1999 đã tổ chức tới 88 cuộc hội chợ triển lãm lớn nhỏ, trong đó có nhiều hội chợ quốc tế thu hút hàng trăm công ty nước ngoài từ nhiều nước tới tham gia. Bên cạnh đó chúng ta cũng tham gia 34 hội chợ triển lãm nước ngoài, nhiều hội chợ triển lãm có trên 50 doanh nghiệp Việt nam tham gia. Thông qua các

hội chợ triển lãm này hàng chục mặt hàng mới xuất khẩu của Việt nam đã được bạn hàng quốc tế biết đến và có rất nhiều hợp đồng đã được ký trong và sau các cuộc hội chợ triễn lãm.

Đi kèm với các hội chợ triển lãm là phải kể đến sự bùng nổ của hoạt động thông tin và quảng cáo thương mại. Sự ra đời của hơn 20 tờ báo kinh tế trong một thời gian ngắn với nhiều bản tin về giá cả thị trường trong nước và quốc tế với số lượng phát hành vạn bản mỗi ngày đã giúp cho cá doanh nghiệp có những thông tin cập nhập cũng như tạo ra các cơ hội tìm kiếm bạn hàng và thị trường mới.

Song song với việc bùng nổ thông tin là sự bùng nổ của hoạt động quảng cáo thương mại. Hàng ngày có hàng trăm phương tiện thông tin đại chúng, hàng ngàn công ty với các sản phẩm trong nước và nước ngoài đã được giới thiệu thông qua quảng cáo, tác động của hoạt động quảng cáo là nhằm khuyếch trương hoạt động thương mại. Một lĩnh vực khác cũng cần được nói tới đó là các cơ quan làm nhiệm vụ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp.

Từ những hoạt động xúc tiến thương mại nói trên, các đối tác nước ngoài đã hiểu rõ hơn tính hình kinh tế, thương mại cũng như khả năng xuất khẩu, nhu cầu nhập khẩu và chính sách ngoại thương của Việt nam. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của chúng ta đã được bán trực tiếp đến thị trường tiêu thụ, tránh được nhiều nấc trung gian vòng vèo làm ta bị thiệt thòi. Một số sản phẩm xuất khẩu đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nước ngoài như dệt may, giầy dép vào thị trường Nhật bản, EU, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra hoạt động xúc tiến thương mại còn góp phần vào việc thay đổi cơ cấu thị trường EU, Bắc Mỹ nên tỷ trọng kim ngạch buôn bán với khu vực Châu á - Thái Bình Dương đã giảm về giá trị tương đối từ 80% năm 1998 xuống còn 61,3% năm 2001 và tăng tỷ trọng của khu vực Châu Âu lên 27,7%, Bắc Mỹ lên 6,2%.

Những hạn chế về công tác xúc tiến thương mại phục vụ xuất khẩu

Trong những năm qua, mặc du đã có những bước tiến lớn song hoạt động xúc tiến thương mại của ta còn rất manh mún mang tính tự phát, chưa tạo được nhiều thị trường. Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại mang tính tạm thời, chạy theo sự vụ trước mắt chứ chưa tính đến hiệu quả lâu dài.

Hoạt động thương mại mới dừng lại ở mức đưa ra thông tin, chưa được nâng lên tầm phân tích và dự báo để đạt tới yêu cầu hướng dẫn các doanh nghiệp.

Một yếu kém khác trong hoạt động thương mại là dù tham gia hàng chục cuộc hội chợ triển lãm ở nước ngoài mỗi năm nhưng những mục đích khuếch trương hàng xuất khẩu của ta ở thị trường đó vẫn chưa được coi là trọng yếu. Không ít công ty cử người tham gia hội chợ triển lãm với mục đích “ tham quan du lịch ” là chính chứ chưa khai thác đúng ý nghĩa của hội chợ triển lãm.

Công tác xúc tiến thị trường của các doanh ghiệp Việt nam còn rất kém. Do vậy, hàng hoá làm ra khó thâm nhập vào thị trường các nước vì hàng hoá không phù hợp với phong tục tập quán và thị hiếu người tiêu dùng.

Trên đây là một số mặt còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của Việt nam. Những mặt hạn chế đó là những thách thức đối với chúng ta trong thời gian tới, tuy nhiên khó khăn bao giờ cũng đi kèm với thuận lợi. Do vậy điều cần làm là phải biết tận dụng cơ hội, giảm bớt khó khăn để đưa hoạt động xuất khẩu của Việt nam từng bước tiến lên.

Một phần của tài liệu 234882 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w