0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Văn giải thích.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG NGỮ VĂN 7 (Trang 30 -32 )

1. Thế nào là văn giải thích.

- Là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

2. Phương pháp giải thích.

- Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu dịnh nghĩa, các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

3. Tìm lí lẽ trong văn giải thích.

- Muốn giải thích được vấn đề thì phải tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vẫn đề đó. Muốn tìm được lí lẽ thì trước hết phải biết đặt câu hỏi, sau đó phải có

+ CH: Với đề văn này ta phải cắt nghĩa hai khái niệm nào?

+ CH: Vậy em hiểu như thế nào là độc lập, tự do?

-> Độc lập: một nước giữ được chủ quyền chính trị, kinh tế và toàn vẹn lãnh thổ, không để nước khác can thiệp vào, không bị ngoại bang nô dịch, thống trị. -> Tự do: Quyền được sống và làm theo ý muốn của mình, mà không xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Tự do là quyền công dân. Thân phận nô lệ là mất tự do. Nước được độc lập, nền dân chủ được mở rộng, thì nhân dân mới có tự do.

+ CH: Muốn giải thích được ý kiến trên ta phải giải thích được điều gì?

+ CH: Ta phải lí lẽ để giải thích câu hỏi nào?

+ CH: Phần mở bài của văn giải thích cần phải nêu vấn đề gì?

+ CH: Phần thân bài của văn giải thích cần phải giải thích những gì?

+ CH: Phần kết bài của văn giải thích cần

kiến thức để tìm ra lí lẽ.

- Ví dụ 1: Giải thích câu : Không có gì quí hơn độc lập, tự do.

+ Độc lập nghĩa là gì? + Tự do nghĩa là gì?

- Ví dụ 2: Hãy giải thích câu nói : Thanh niên phải biết ước mơ và hành động.

+ Ước mơ là gì? + Hành động là gì?

+ Vì sao thanh niên phải biết ước mơ? + Vì sao thanh niên phải biết hành động?

4. Dàn ý của bài văn giải thích.

- Mở bài:

+ Dẫn dắt vào đề: Nêu mục đích, xuất xứ của vấn đề cần giải thích. ( nếu mở bài trực tiếp thì không cần dẫn dắt vấn đề)

+ Nêu vấn đề cần giải thích: Giới thiệu câu trích. Có thể giới hạn vấn đề cần giải thích.

- Thân bài:

+ Giải nghĩa các khái niệm, các từ ngữ khó trong câu trích của đề bài ( trả lời câu hỏi: nghĩa là gì? thế nào là? Là gì?..)

+ Lần lượt giải thích từng nội dung, từng khía cạnh của vấn đề bằng cách dùng lí lẽ để trả lời các câu hỏi: tại sao? Vì sao? Để tìm ra lí do, nguyên nhân. - Kết bài:

+ Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng của vấn đề.

phải chốt lại những gì? + Nêu suy nghĩ, liên hệ thực tế, rút ra bài học cho bản thân.

4. Củng cố:

- CH: Thế nào là văn nghị luận ? Văn nghị luận có những đặc điểm gì?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Dựa vào ví dụ 1 mục III.3 để viết thành bài văn hoàn chỉnh. Giảng: . .2011. Tiết: 28+29+30

LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINHI. Mục tiêu I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Củng cố một số nội dung về văn nghị luận chứng minh, cách lập ý, cách làm bài văn nghị luận chứng minh.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng làm văn nghị luận chứng minh.

3. Thái độ.

- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.

II. Chuẩn bị.

- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.

- HS: Ôn tập lý thuyết văn nghị luận chứng minh.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG NGỮ VĂN 7 (Trang 30 -32 )

×