315 147.750.000 3/N20/6 Nhập xi măng hải vân 111 450.000 320 144.000
3.2. Các giải pháp của bản thân nhằm hoàn thiện NVL – CCDC và nâng cao hiệu quả sử dụng NVL – CCDC áp dụng tại doanh nghiệp:
nâng cao hiệu quả sử dụng NVL – CCDC áp dụng tại doanh nghiệp:
Qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp, sự hướng dẫn tận tình của cô giáo cùng sự giúp đở nhiệt tình của cô chú phòng kế toán em đã học hỏi được nhiều điều bổ ích. Thực tế đi sâu nghiên cứu công tác hạch toán NVL – CCDC tại doanh nghiệp em có một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán.
+ Hạch toán hàng mua đang đi đường:
Trong kế toán thông tin là yếu tố quan trọng nhưng vấn đề quan trọng hơn là thông tin phải được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách kịp thời chính xác. Khi mua vật tư về thì vì một lý do nào đó hoá đơn về mà cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho thì doanh nghiệp phản ánh vào TK 151 “ hàng mua đang đi đường”
Kế toán ghi: Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đường. Nợ TK 133: Thuế GTGT
Có TK 111; 112;331 Sang tháng sau hàng về nhập kho:
Nợ TK 152
Có TK 151 + Hạch toán CCDC:
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh mà vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu, có những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, giá trị lớn khi xuất dùng đưa ra TK 142 phân bổ dần.
Qua theo dõi em thấy trong kỳ có xuất CCDC cho sản xuất trị giá: 14.560.000
Nợ TK 627: 14.560.000
Phân bổ: Nợ TK 142
Có TK 153
Sau đó phân bổ vào chi phí sản xuất chung: Nợ TK 627
Có TK 142
+ Hạch toán thiệt hại NVL trong sản xuất.
Doanh nghiệp không đặt ra vấn đề thiệt hại nguyên vật liệu nhưng trong thực tế đã có thiệt hại xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Doanh nghiệp đã đưa chi phí thiệt hại vào chi phí sản xuất để công tác quản lý và sử dụng NVL được tốt hợn nên tổ chức hạch toán thiệt hại trong sản xuất cụ thể. Thường xuyên giám sát kịp thời sai hỏng.
+ Công tác bảo quản và kiểm tra vật tư.
Trong quá trình sản xuất vật tư bị thất lạc, doanh nghiệp cần phải kiểm tra vật tư ở khâu.
- Khâu thu mua. - Khâu bảo quản. - Khâu sản xuất
+ Về chi phí nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ:
Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ sử dụng với số lượng lớn do đó công tác quản lý không được vượt định mức cho phép nhằm tránh mất mác hư hỏng. Doanh nghiệp cần tổ chức công tác kế toán giao nhận NVL – CCDC.
+ Về sổ sách kế toán:
Đây là doanh nghiệp bên ngành xây dựng nên chi phí NVL – CCDC rất lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán chính xác để tránh tình trạng tồn kho NVL – CCDC.
KẾT LUẬN
Qua quá trình học tập ở trưòng và đi sâu tìm hiểu thực tế của doanh nghiệp tư nhân Lâm Bình Uyên, được sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của thầy cô giáo trong nhà trường cùng toàn thể các cô chú anh chị trong phòng kế toán của doanh nghiệp đã giúp em hoàn thành đề tài “ Tổ chức hạch toán Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ”.
Mặc dù đã nổ lực cố gắng nhưng do khả năng và trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế chưa nhiều cũng như thời gian thực tập quá ngắn nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo, cô chú trong phòng kế toán để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo trong tổ kế toán cùng toàn thể các bộ kế toán tại doanh nghiệp tư nhân Lâm Bình Uyên đã giúp đở em hoàn thiện đề tài này.
Tam Kỳ, ngày 15 tháng 7 năm 2009.
Học sinh thực hiện
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU……….. 1 PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÂM BÌNH UYÊN………. 3