Phát triển chiều cao cây

Một phần của tài liệu một số giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của cây cóc đỏ con ở giai đoạn vườn ươm (Trang 33 - 36)

Các số liệu về ảnh hưởng của độ mặn nước tưới đối với phát triển chiều cao của cây Cóc đỏ con ở các nghiệm thức được trình bày ở bảng 3.5. Những cây ở nghiệm thức 0‰ (đối chứng) luôn có chiều cao lớn nhất (hình 3.8, 3.9, 3.10, 3.11). Ở tháng thứ nhất, chiều cao cây ở các nghiệm thức không có sự sai khác nhiều. Chiều cao cây con trung bình đạt 5,94 cm; 5,21 cm; 5,27 cm và 5,75 cm ở lần lượt tương ứng với các độ mặn nước biển 0‰, 5‰, 10‰ và 15‰. Đến tháng thứ 2 thì sự chênh lệch chiều cao cây con ở 4 nghiệm thức đạt được gần giống với tháng thứ nhất. Lô đối chứng vẫn cho kết quả cao nhất, chiều cao cây Cóc đỏ đạt 8,04 cm, trong khi các lô 5‰, 10‰ và 15‰ thì chiều cao gần tương đương nhau ở mức 6,67 cm, 6,74 cm và 7,03 cm. Mặc dù độ chênh lệch được kéo dãn hơn so với tháng đầu, từ 5 – 7 mm đến xấp xỉ 1 – 1,5 cm, nhưng sự sai khác này vẫn chưa có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ, sau 2 tháng thí nghiệm, các độ mặn khác nhau chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến chiều cao của cây Cóc đỏ con.

Bảng 3.5: Chiều cao của cây Cóc đỏ ở các độ mặn nước tưới khác nhau Chiều cao (cm)

Nghiệm thức Sau 1 tháng Sau 2 tháng Sau 3 tháng Đối chứng 5,94 ± 1,59 8,04 ± 1,51 11,80 ± 1,96 5‰ 5,21 ± 2,06 6,67 ± 2,02 10,40 ± 2,65 10‰ 5,27 ± 1,11 6,74 ± 1,52 9,08 ± 1,65 15‰ 5,75 ± 2,18 7,03 ± 2,16 8,86 ± 2,27 Prob ns ns * Chú thích:

 Probability (Prob): giá trị xác suất

 ns: sai khác không có ý nghĩa thống kê

 *: sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05

Tuy nhiên, ở tháng thứ ba độ mặn nước biển đã ảnh hưởng tới cây Cóc đỏ con trong giai đoạn vườn ươm khá rõ rệt (hình 3.7). Ở lô đối chứng chiều cao cây Cóc đỏ có giá trị cao nhất là 11,8 cm, tiếp đến là lô thí nghiệm 5‰ và 10‰ tương ứng với chiều cao 10,4 cm và 9,08 cm, thấp nhất là ở lô thí nghiệm 15‰ chiều cao cây con chỉ đạt 8,96 cm.

Hình 3.7 Chiều cao cây Cóc đỏ con ở các độ mặn nước tưới khác nhau sau 3 tháng thí nghiệm

Hình 3.8 Cây Cóc đỏ con trước thí nghiệm

Hình 3.9 Cây Cóc đỏ con sau 1 tháng thí nghiệm

Hình 3.10 Cây Cóc đỏ con sau 2 tháng thí nghiệm

Hình 3.11 Cây Cóc đỏ con sau 3 tháng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu một số giải pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ nảy mầm của hạt và nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sự sinh trưởng của cây cóc đỏ con ở giai đoạn vườn ươm (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)