Những kết quả đã đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. (Trang 72 - 74)

- Định tội đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án hình sự, bởi vì nó là cơ sở cần

2.2.1. Những kết quả đã đạt đƣợc

Trải qua gần 50 năm, kể từ khi lần đầu tiên đƣợc ghi nhận trong bản Hiến pháp năm1959 cho đến nay, hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã có đƣợc những kết quả nhất định, đặc biệt là sự pháp triển của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động này. Cho đến nay, nhìn chung cơ sơ pháp lý của hoạt động hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã dần đƣợc hoàn thiện và phát triển trên tất cả các nội dung của hoạt động. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng trên, có thể nhận thấy những kết quả đã đạt đƣợc trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nƣớc ta hiện nay là:

Thứ nhất, hoạt động giải thích pháp luật nói chung và hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh nói riêng đã đƣợc pháp luật nƣớc ta ghi nhận từ rất sớm và có tính kế thừa cao;

Thứ hai, về cơ bản các nội dung của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã đƣợc pháp luật hoàn thiện qua các giai đoạn. Cho đến nay, có thể khẳng định, UBTVQH hồn tồn có đủ thẩm quyền và cơ sở pháp lý để thực hiện việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

Thứ ba, qua các giai đoạn, tƣ duy và cách nhận thức của Đảng, Nhà nƣớc, các cơ quan có thẩm quyền và của ngƣời dân về hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã đƣợc coi trọng và nhìn nhận một cách chuẩn mực hơn. Cụ thể là, tại Quốc hội Khoá VIII, khi giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất theo Luật đất đai năm 1993, thẩm quyền thụ lý giải quyết các vụ án của Toà án đƣợc quy định của khoản 3 Điều 38 Luật đất đai đã có sự hiểu không thống nhất về loại vụ việc giải quyết và thẩm quyền giữa Toà án và uỷ ban nhân dân có thẩm quyền. Để giải quyết việc này, Tổng cục địa chính đã đề nghị UBTVQH giải thích nội dung này. Tuy nhiên, do nhiều lý do mà UBTVQH đã khơng tiến hành việc giải thích luật. Một trong các lý do có thể kể đến là nhiều ý kiến trong UBTVQH cho rằng Điều 89 Luật đất đai, Quốc hội đã giao Chính Phủ quy định chi tiết nên việc này thuộc thẩm quyền của

Chính Phủ. Nếu UBTVQH tiến hành giải thích sẽ tạo ra tiền lệ và chắc chắn UBTVQH sẽ khó có thể đảm đƣơng đƣợc nhiệm vụ này. Kết quả là, Chính Phủ chỉ đạo Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục địa chính ban hành Thông tƣ số 02/TTLT, ngày 28/7/1997 để hƣớng dẫn về thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật đất đai năm 1993. Xem xét nội dung của Thông tƣ này, về bản chất chính là hoạt động giải thích luật. Sự nhận thức đó đã đƣợc thể hiện, khi trong q trình giải thích khoản 2 Điều 241 Luật thƣơng mại vẫn tồn tại nhiều ý kiến tƣơng tự nhƣng UBTVQH đã tại phiên họp thông qua nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã nói “cuộc sống đang yêu cầu và Chính phủ đề nghị với Thường vụ, đấy hồn tồn

là đúng luật. Tơi đề nghị ta làm việc cần thiết chứ không phải là không. Đấy là một nhận thức chung” [51].

Nhƣ vậy, từ hai sự việc trên cho thấy, trong điều kiện hiện nay, việc minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc Hiến pháp và pháp luật giao là cần thiết. Tƣ tƣởng đã Chính Phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành thì khơng cần và khơng làm phát sinh hoạt động giải thích pháp luật của UBTVQH đã bị thay vào đó là sự phân biệt rõ hai thẩm quyền của hai loại cơ quan này;

Thứ tƣ, với việc UBTVQH thực hiện hoạt động giải thích điểm c khoản 2 Điều 241 Luật thƣơng mại cho thấy sự phát triển và lớn mạnh của UBTVQH với tƣ cách là chủ thể thực hiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Với việc thiết lập nên hệ thống các cơ quan giúp việc, UBTVQH đã có nhiều thời gian và chun mơn hố đƣợc hoạt động trong khi thực hiện quyền hạn của mình; qua đó, mang lại tính hiệu lực và hiểu quả trong hoạt động của UBTVQH nói chung và trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh nói riêng;

Thứ năm, đã bƣớc đầu nhận thức đƣợc sự khác nhau giữa hoạt động giải thích Hiến pháp với hoạt động giải thích luật, giải thích pháp lệnh.

Nhƣ vậy, trong toàn bộ nội dung của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, về mặt hình thức, việc giải thích Hiến pháp đƣợc đi liền với việc

soạn thảo, công bố và sửa đổi Hiến pháp và hoạt động giải thích Hiến pháp đƣợc hiểu là đƣợc thực hiện theo một quy trình riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)