3.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng uỷquyền
3.3.1. Quy định về chủ thể của hợp đồng
Theo quy định tại Điều 106 BLDS năm 2005, hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung trong
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định rõ là căn cứ vào giấy tờ nào để xác định chính xác số lượng thành viên trong một hộ gia đình. Căn cứ duy nhất và chủ yếu hiện nay để xác định số thành viên trong gia đình là sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế các thành viên trong sổ hộ khẩu lại không đáp ứng được yêu cầu của một thành viên trong hộ gia đình mà BLDS 2005 đưa ra. Ví dụ: Những thành viên cùng hộ khẩu nhưng lại khơng có đóng góp về tài sản, khơng than gia vào hoạt động kinh tế chung. Vì vậy, để tránh việc bỏ sót những thành viên trong hộ gia đình, hoặc xác định khơng đúng số lượng thành viên trong hộ gia đình. Pháp luật cần có những quy định hướng dẫn nhằm khắc phục những khó khăn mà thực tiễn thường hay gặp.
Trong trường hợp thời hạn uỷ quyền vần cịn, cơng việc uỷ quyền chưa kết thúc nhưng người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố là chết hoặc mất tích; thơng thường, những sự kiện này xảy ra đồng nghĩa với việc chấm dứt hợp đồng uỷ quyền. Như vậy, hậu quả giải quyết những cơng việc cịn lại như thế nào, những người thừa kế của các chủ thể trong hợp đồng uỷ quyền có những quyền và nghĩa vụ gì. Vấn đề này pháp luật của các nước trên thế giới đã quy định rất rõ ràng. Ví dụ Điều 1991 và Điều 2010 BLDS Pháp năm 1804 quy định: Nếu như người uỷ quyền chết, người được uỷ quyền cũng phải hồn thành cơng việc đã bắt đầu từ trước mà nếu để chậm có thể gây thiệt hạị, … Trong trường hợp người được uỷ quyền chết, những người thừa kế của người được uỷ quyền phải thông báo cho người uỷ quyền biết và trong thời gian chờ đợi, phải đáp ứng những gì mà hồn cảnh địi hỏi vì lợi ích của người uỷ quyền. Trong khi đó BLDS năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định về trường hợp này.
Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia hợp đồng ủy quyền và phù hợp với pháp luật của các nước trên thế giới; pháp luật Việt Nam cần quy định cụ thể theo đó trong trường hợp một trong hai bên chủ thể chết, bị Toà án tuyên bố chết hoặc mất tích. Những người thừa kế phải có trách nhiệm thơng báo cho phía bên kia biết, trong trưịng hợp chưa tìm được người thay thế hoặc cơng việc chưa chấm dứt thì những người thừa kế của các bên phải tiếp tục thực hiện công việc một cách nghiêm túc. Nếu muốn những người thừa kế có thể ký một hợp đồng uỷ quyền khác thay thế hợp đồng uỷ quyền trước.