Pháp luật hiện hành của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định về Cơ quan điều tra của Trung Quốc bao gồm:
- Cơ quan điều tra của Bộ Công an;
- Cơ quan điều tra của Bộ An ninh quốc gia; - Cơ quan điều tra của an ninh quân đội;
Bộ luật tố tụng hình sự nước CHND Trung Hoa quy định rất cụ thể về thẩm quyền và giới hạn điều tra của từng Cơ quan điều tra. Theo đó, các cơ quan Cơng an và kiểm sát có quyền điều tra các loại tội phạm hình sự trên lãnh thổ Trung Quốc; Cơ quan an ninh quân đội có quyền điều tra các vụ án hình sự xảy ra trong các đơn vị quân đội; Cơ quan an ninh quốc gia điều tra các vụ án hình sự phá hoại an ninh quốc gia.
Ở Trung Quốc, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân là Tổng cục chống tham ơ, hối lộ; có chức năng khởi tố và tự mình điều tra hơn 50 loại tội được quy định trong Bộ luật hình sự. Viện kiểm sát nhân dân Trung Quốc chịu trách nhiệm đưa vụ việc hình sự ra lập hồ sơ điều tra và truy tố đối với các tội: biển thủ và hối lộ, tội thiếu trách nhiệm của nhân viên nhà nước, tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn của nhân viên nhà nước để làm trái pháp luật…
Trong quá trình điều tra, nếu Cơ quan điều tra muốn tiến hành bắt giữ người bị tình nghi thì phải được Viện kiểm sát phê chuẩn hoặc Toà án quyết định. Việc tiến hành bắt do lực lượng Công an thực hiện. Cơ quan Công an Trung Quốc, ngoài việc phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về điều tra trong Bộ luật TTHS, còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong hướng dẫn của Bộ Công an về áp dụng pháp luật tố tụng hình sự về việc bắt người cũng như các biện pháp nghiệp vụ khác.
Qua nghiên cứu mơ hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra một số nước trên thế giới, có thể thấy rằng, tuỳ thuộc vào thể chế chính trị, mơ hình tổ chức bộ máy nhà nước, đặc điểm hệ thống pháp luật và các điều kiện về kinh tế, xã hội v.v... mà Cơ quan điều tra ở những quốc gia khác nhau có cách thức tổ chức và thẩm quyền hoạt động không giống nhau. Ở những nước theo hệ thống pháp luật Châu âu lục địa, Cơ quan điều tra thường được tổ chức theo hệ thống chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Mọi hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra và điều tra viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự do Nhà nước ban hành. Cơ quan điều tra cấp dưới phải chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn
về nghiệp vụ của cơ quan điều tra cấp trên trong hoạt động điều tra tội phạm. Đối với những nước có hệ thống pháp luật theo kiểu Anh - Mỹ hoặc một số nhà nước liên bang, Cơ quan điều tra của các bang hoặc vùng được tổ chức với tính độc lập tương đối rất cao. Cơ sở pháp lý để các cơ quan này tiến hành hoạt động điều tra chủ yếu dựa trên các văn bản pháp luật do nhà nước địa phương ban hành. Tuy nhiên, họ vẫn phải chấp hành các quy định khác của pháp luật quốc gia hoặc nhà nước liên bang.
Dù được tổ chức theo các mô hình khác nhau, song có thể nhận thấy một điểm chung của Cơ quan điều tra của nhiều nước trên thế giới đó là: Cơ quan điều dù được đặt ở cơ quan nào thuộc bộ máy nhà nước thì cũng có tính độc lập rất cao để cơ quan này có điều kiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình là điều tra, khám phá tội phạm - một hoạt động thuộc lĩnh vực tư pháp. Hoạt động của Cơ quan điều tra luôn bị giám sát, chế ước bởi cơ quan tư pháp khác (ví dụ Viện cơng tố, Toà án hoặc Viện kiểm sát) để bảo đảm tính khách quan, chính xác trong các hoạt động tố tụng do Cơ quan điều tra tiến hành, nhằm hạn chế oan, sai, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngay cả khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Những đặc điểm nêu trên chúng ta có thể tham khảo, tiếp tục nghiên cứu sâu hơn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật hình sự, tố tụng hình sự ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.