TIN NGOẠI GIAO KINH TẾ

Một phần của tài liệu Ban-tin-kinh-te-9-2017 (Trang 26 - 30)

III. Tác động đối với kinh tế thế giới và Việt Nam.

TIN NGOẠI GIAO KINH TẾ

----------------------------

TĂNG CƢỜNG HỢP TÁC KINH TẾ - THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ CÁC ĐỊA PHƢƠNG HUNGARY ĐỊA PHƢƠNG HUNGARY

Nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các địa phương Hungary, trong các ngày 25/4 và 5/5/2017, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary đã tổ chức đồn cơng tác do Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn dẫn đầu đến thăm và làm việc tại thành phố Miskolc và Sopron.

Tại buổi làm việc với thành phố Miskolc, ơng Péter Pfliegler, Phó Thị trưởng thành phố đánh giá cao chuyến thăm và làm việc của đoàn, giới thiệu thực trạng và tiềm năng kinh tế của thành phố, coi đây là bước khởi đầu trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam trong tương lai.

Là thành phố nằm ở phía Đơng Bắc Hungary, Miskolc có khoảng trên 30 ngàn doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp như điện tử công nghệ cao, linh phụ kiện ơ tơ, cơ khí máy móc thiết bị, du lịch...Đây chính là những lĩnh vực thành phố có tiềm năng và nhu cầu hợp tác với Việt Nam, ơng István Barrkóczi - Phó chủ tịch Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Miskolc bày tỏ.

Phát biểu tại cuộc gặp với Chính quyền và Phịng Thương mại – Cơng nghiệp thành phố Miskolc, Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn cho biết, Việt Nam và Hungary có quan hệ truyền thống, hợp tác nhiều mặt và coi nhau là đối tác quan trọng trong khu vực. Mở rộng hợp tác với các địa phương là chủ trương của hai nước, nguyện vọng của doanh nghiệp hai bên. Chuyến cơng tác này nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong tương lai, nhất là trong các lĩnh vực mà địa phương có thế mạnh, Đại sứ nhấn mạnh.

Tại buổi làm việc với thành phố Sopron, ơng Simon – Phó thị trưởng thành phố bày tỏ sự vui mừng đón tiếp đồn cơng tác của Đại sứ qn, coi trọng việc củng cố quan hệ hợp tác phát triển trên các lĩnh vực với Việt Nam, nhất là lĩnh vực kinh tế - thương mại.

Sopron là thành phố nằm ở phía Tây Bắc Hungary, nơi có bề dày về lịch sử, văn hóa. Thế mạnh kinh tế của thành phố là lĩnh vực dịch vụ (du lịch, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp), công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô, sản xuất thủy tinh, trồng nho và sản xuất rượu vang.

Đặc biệt, do tính chất đặc thù của thành phố nên lao động ln thiếu hụt, vì vậy cùng với các lĩnh vực kinh tế nêu trên, hợp tác về lao động là lĩnh vực cần được xem xét với các đối tác nước ngồi trong tương lai, Chủ tịch Phịng Thương mại và Công nghiệp Sopron, ông Horváth Vilmos cho biết.

Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của thành phố, đồng thời nhấn mạnh rằng, chuyến thăm và làm việc này nhằm tìm hiểu tiềm năng để xây dựng mối quan hệ hợp tác trong tương lai. ”Quan hệ hai nước đang phát triển ngày càng toàn diện và thực chất, là điều kiện tốt để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác phù hợp với tiềm năng của hai bên”, Đại sứ khẳng định.

Cũng tại các buổi làm việc với Phịng Thương mại và Cơng nghiệp thành phố Miskolc và Sopron, Bộ phận Thương vụ - Đại sứ quán đã giới thiệu về thị trường, ngành hàng, môi trường đầu tư, kinh doanh, hệ thống thuế, hải quan của Việt Nam, cung cấp nhu cầu tìm kiếm đối tác Hungary của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như danh sách các doanh nghiệp sản xuất – xuất nhập khẩu uy tín của Việt Nam. Đề xuất tăng cường hợp tác về trao đổi thông tin thị trường, nhu cầu mua bán, vận động các doanh nghiệp tham dự hội chợ, triển lãm, nghiên cứu thị trường….

MONG MUỐN NGÀY CÀNG CÓ NHIỀU NHÀ ĐẦU TƢ NEW ZEALAND

Chiều 8/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng hy vọng, chuyến thăm của Bộ trưởng Todd McClay sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ thương mại song phương, đồng thời quan hệ hai nước sẽ phát triển toàn diện, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Thủ tướng đề nghị hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để thúc đẩy các lợi ích chung trong APEC và các liên kết kinh tế đa phương khác, góp phần để Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC (tổ chức tại Hà Nội từ ngày 20-21/5) và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan đạt nhiều kết quả tốt đẹp.

Thủ tướng bày tỏ, hai bên cần tham vấn, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực để thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ. Thủ tướng mong muốn thời gian tới, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước tăng mạnh hơn nữa, kể cả hoạt động đầu tư, nhất là sẽ có nhiều nhà đầu tư New Zealand đến Việt Nam làm ăn.

Về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Thủ tướng cho rằng, trong tình hình hiện nay, hai bên cần tiếp tục thảo luận hướng đi theo hướng tự do thương mại, có lợi cho hai bên. Thủ tướng mong muốn Bộ Thương mại New Zealand và Bộ Công Thương Việt Nam thảo luận kỹ hơn về vấn đề này. Việt Nam đánh giá rất cao vai trò của Hiệp định này đối với việc thúc đẩy tự do hóa thương mại trong khu vực và thế giới; đem lại lợi ích cho các nước tham gia. Trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng nhất trí rằng, các nước TPP cần sớm xác định hướng đi phù hợp cho Hiệp định TPP, bảo đảm lợi ích thương mại và chiến lược.

Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao những phát biểu tích cực, thường xuyên của New Zealand thời gian qua nhằm đề cao vai trò của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) trong giải quyết vấn đề Biển Đơng, góp phần duy trì hịa bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng cảm ơn Chính phủ New Zealand đã hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam đào tạo nhiều cán bộ, sinh viên trong thời gian qua; mong muốn tiếp tục sự giúp đỡ này trong thời gian tới.

Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay phấn khởi nhận thấy quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ. Ông cho rằng, quan hệ thương mại hai nước đang phát triển tốt đẹp, mang tính bổ trợ cho nhau; đồng thời hy vọng mối quan hệ hợp tác này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Bộ trưởng khẳng định, hai bên cần đặt mục tiêu đạt gấp đôi kim ngạch thương mại trong thời gian tới. Do đó, hai Bộ Thương mại New Zealand và Bộ Công Thương

Việt Nam cần làm việc cụ thể để đưa ra những biện pháp thiết thực, hiệu quả. Là người bạn thân thiết của Việt Nam, New Zealand mong muốn đóng góp vào thành cơng Năm APEC Việt Nam 2017.

Về TPP, Bộ trưởng cho rằng, các nước thành viên khác cũng không ngạc nhiên về quyết định của Hoa Kỳ; đều nhận thấy quy tắc TPP rất quan trọng, do đó các quốc gia thành viên đang nghiên cứu, tìm hiểu những phương án phù hợp để thúc đẩy TPP.

THỦ TƢỚNG KÊU GỌI DOANH NGHIỆP HONG KONG ĐẦU TƢ VÀO HẠ TẦNG VIỆT NAM ĐẦU TƢ VÀO HẠ TẦNG VIỆT NAM

Chiều 10/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp đoàn doanh nghiệp Hong Kong (Trung Quốc) do ông La Khang Thụy, Chủ tịch Hội đồng Phát triển thương mại Hong Kong dẫn đầu.

Tại buổi tiếp, hoan nghênh đoàn sang thăm Việt Nam và làm việc với một số bộ, địa phương, đối tác, doanh nghiệp Việt Nam để trao đổi cơ hội hợp tác đầu tư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam đang cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2016, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam tăng 9 bậc. Việt Nam đã thu hút lượng vốn FDI lớn, với 23.000 dự án có tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ USD. Có 224 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam, trong đó có Hong Kong, một nền kinh tế năng động và có thực lực lớn mạnh về tài chính.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam cần hạ tầng thông minh, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Việt Nam cam kết sẽ tạo mọi điều kiện để các bạn đầu tư, làm ăn thành công ở Việt Nam, đặc biệt chúng tôi kêu gọi đầu tư vào hạ tầng, một lĩnh vực có nhu cầu vốn rất lớn, gồm đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy”, Thủ tướng nói và khẳng định quan điểm hợp tác là đơi bên cùng có lợi.

Thủ tướng nêu rõ, nếu các dự án FDI vào Việt Nam nhanh, lớn như hiện nay mà hạ tầng khơng tốt thì đó là vấn đề. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ tăng trưởng liên tục trong thời gian tới và đi liền với đó là thu nhập người dân ngày càng cao hơn. Điều này đòi hỏi phát triển hơn nữa hạ tầng.

Thay mặt đồn doanh nghiệp Hong Kong, ơng La Khang Thụy trân trọng cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp đoàn, cho biết chuyến thăm này của đoàn là nhằm tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam, trong đó một trọng tâm là tìm hiểu cơ hội đầu tư vào hạ tầng. Sau các cuộc làm việc với các Bộ, ngành của Việt Nam, các thành viên trong đoàn đều rất phấn khởi.

Đặc biệt, trong cuộc họp với Bộ Giao thơng Vận tải, đồn đã được nghe giới thiệu về dự án đường cao tốc Bắc - Nam với chiều dài hơn 1.300km và được xem một số thơng số tài chính của dự án. Đồn nhận thấy có một số điều cần trao đổi để hai bên có thể chia sẻ lợi ích và giá trị từ dự án này. Sau cuộc họp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đoàn đã thống nhất sẽ đưa ra đề xuất cụ thể đối với dự án.

“Tôi cho rằng dự án sẽ giúp chúng tôi phát huy thế mạnh của Hong Kong, là cửa ngõ để huy động nguồn vốn đầu tư vào những dự án lớn như vậy”, ông La Khang Thụy nói và cho biết, ơng đã trao đổi với các thành viên trong đoàn về việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến dự án này như mơ hình hợp tác cơng - tư (PPP), huy động vốn cũng như các vấn đề có thể phát sinh để dự án khả thi. Ông La Khang Thụy bày tỏ mong muốn Thủ tướng và các cơ quan chức năng của Việt Nam cung cấp thông tin về các nghiên cứu liên quan đến dự án.

Ghi nhận ý kiến của Chủ tịch Hội đồng Phát triển thương mại Hong Kong, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ giao các cơ quan chức năng cung cấp kịp thời và khẳng định hai bên có thể gặp nhau nhiều lần nữa để đối thoại về các vấn đề đặt ra.

PHĨ THỦ TƢỚNG PHẠM BÌNH MINH TIẾP GIÁM ĐỐC WB VIỆT NAM

Chiều 11/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp ơng Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, hai bên đã thảo luận về tiến độ chuẩn bị một số chương trình, dự án do WB tài trợ cho Việt Nam trong năm tài khóa 2017.

Khẳng định tầm quan trọng của các nguồn vốn vay nước ngồi, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi cho biết, việc chuẩn bị cho các chương trình, dự án đang diễn ra theo kế hoạch nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn của WB.

Năm 2017 là năm cuối cùng Việt Nam nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB, WB cam kết tài trợ cho Việt Nam 14 chương trình, dự án trị giá 2,1 tỷ USD.

Hai bên cũng đã trao đổi về Khung Đối tác quốc gia (CFP) giai đoạn 2018- 2022. Đây là tài liệu định hướng hợp tác phát triển giữa Việt Nam và WB.

CPF được xây dựng trên cơ sở các phân tích và kết luận của Báo cáo Việt Nam 2035, Báo cáo đánh giá quốc gia Việt Nam 2016 (SCD) và Báo cáo đánh giá hoàn thành Chiến lược hợp tác quốc gia và bài học rút ra (CLR); phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2010-2020 và đáp ứng các ưu tiên của Chính phủ.

Theo Giám đốc Quốc gia WB, CPF sẽ tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm gồm: Tăng trưởng bao trùm và khu vực tư nhân, đầu tư vào con người và tri thức, bảo đảm tính bền vững và sức chống chịu của mơi trường.

Ơng Ousmane Dione khẳng định WB sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để huy động nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả CPF.

Năm tài khóa 2018 đánh dấu một giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam và WB khi từ tháng 7/2017 Việt Nam sẽ tốt nghiệp IDA, các khoản vay trong giai đoạn thực hiện CPF sẽ là vốn vay từ IBRD và vốn IDA chuyển đổi (IDA không ưu đãi).

Một phần của tài liệu Ban-tin-kinh-te-9-2017 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)