UBND tỉnh vừa thống nhất chủ trương tiếp tục thi công dự án Nạo vét, thông luồng cửa biển An Hải, huyện Tuy An để khắc phục ô nhiễm của nguồn nước trong đầm Ơ Loan, tạo mơi trường hệ sinh thái phát triển các loại thủy, hải sản trong đầm; tiêu thoát lũ cho thượng nguồn.
UBND tỉnh lưu ý, tùy theo tình hình thực tế khối lượng nạo vét có thể ít hơn khối lượng dự kiến còn lại, trong năm 2017 khối lượng nạo vét không được vượt quá 500.000m3.
Để đảm bảo tính chặt chẽ trong q trình thực hiện, UBND tỉnh giao Sở TN-MT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Tuy An nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Xây dựng gia hạn xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nêu trên; trong đó lưu ý sốt xét kỹ hồ sơ đánh giá tác động mơi trường của dự án. Sau khi được Bộ Xây dựng đồng ý cho phép gia hạn xuất khẩu, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến trước khi triển khai thực hiện các bước tiếp theo.
Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng có liên quan tiếp tục tham mưu và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện dự án nêu trên theo đúng tinh thần Thông báo 235/2017 của UBND tỉnh. Lưu ý, cần sốt xét kỹ về trình tự, thủ tục, hồ sơ và vị trí nạo vét, nhất là hồ sơ đánh giá tác động môi trường.
Chủ tịch UBND huyện Tuy An chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng ngƣời dân khiếu kiện, khiếu nại vƣợt cấp trong việc triển khai dự án. (Báo Phú Yên 12/7) đầu trang
XÃ HỘI
Bạch tuộc „tử thần‟ hiện đang vào mùa, cảnh giác khi đi biển
Liên quan tới vụ bạch tuộc đốm xanh cắn chết người phụ nữ ở Huế, người dân miền biển cho rằng, mùa này là mùa của bạch tuộc xuất hiện nhiều, xa bờ cũng có mà gần bờ cũng có nên người dân hết sức cảnh giác khi đi biển.
Sự việc đáng thương xảy ra khoảng 3h ngày 7/7, vợ chồng chị T. ở Vĩnh Hà- Phú Vang- Thừa Thiên-Huế đánh bắt hải sản bằng lừ ở khu vực biển Hòn Chảo, giáp ranh giữa vùng biển H.Phú Lộc và TP.Đà Nẵng. Khi vợ chồng chị T. kéo lừ thì một con bạch tuộc bất ngờ tấn công, cắn vào chân chị T. khiến chị bị ngất. Chồng chị T. nhanh chóng chạy thuyền vào bờ đón xe đưa vợ đi Đà Nẵng cấp cứu. Tuy nhiên, vào đến bệnh viện thì chị T. đã tử vong, để lại gia cảnh nghèo khó với 2 người con thơ.
Hình ảnh con bạch tuộc đốm xanh đã cắt chết chị T. Ảnh: Dân Trí
Liên quan tới vụ việc, trả lời báo Thanh Niên, GS-TS Ngô Đắc Chứng, chuyên gia sinh h c - nguyên Phó hiệu trưởng Trường đại h c Sư phạm Huế, cho biết ở Việt Nam bạch tuộc tấn công gây chết người rất hiếm khi xảy ra. Giống này có độc tính mạnh ở tuyến nước b t có tên là tetrodotoxin - tương đương chất độc ở cá nóc. Chất độc sẽ theo đường máu gây tê liệt hệ thần kinh, sau đó làm trụy tim nên nguy cơ tử vong rất cao.
Bạch tuộc đốm xanh có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang. Ảnh: VTC New
Còn lão ngư Nguyễn Xuân Đàn (ngụ thơn Bình An 2, xã Lộc Vĩnh, H.Phú Lộc), người thường đánh bắt hải sản ở vùng biển mà chị T. gặp nạn, cho biết mùa này là mùa bạch tuộc xuất hiện nhiều, xa bờ cũng có mà gần bờ cũng có. Bản thân ơng Đàn từng nhiều lần bắt gặp bạch tuộc và bị chúng cắn, nhưng đó là những con cịn nhỏ, chỉ bằng ngón chân cái nên vùng cơ thể bị cắn chỉ bị đau rát.
Bạch tuộc đốm xanh có độc tính cực mạnh ở tuyến nước bọt. Ảnh: VTC News
Theo bác sĩ Trương Như Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế cũng cho biết, đây là lần đầu tiên xảy ra trường hợp chết người nghi do bạch tuộc cắn tại Huế. Trung tâm Y tế huyện Phú Vang đã đăng tải thông tin trên website để cảnh báo cho bà con nhân dân về một loại bạch tuộc tên là “bạch tuộc đốm xanh” có khả năng gây chết người.
Bác sĩ Trương Như Sơn cho biết trên Dân trí, bạch tuộc đốm xanh có tên khoa h c là Hapalochlaena, g i chung là bạch tuộc hay mực tuộc. Bạch tuộc đốm xanh phân bố ở vùng biển tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương; sống trong các rạn đá, vùng nước nơng, có thủy triều.
Màu sắc của bạch tuộc có thể thay đổi theo điều kiện môi trường, độ sâu của nước, độ chiếu sáng của mặt trời, từ xanh lục đến nâu đỏ; màu sắc xuất hiện sặc sỡ khi chúng bị kích động hay chuẩn bị tấn cơng.
Khi bị bạch tuộc đốm xanh cắn nạn nhân có triệu chứng tương tự như ngộ độc cá nóc. Ảnh: Dân trí
Kích thước của chúng có thể nhỏ hoặc lớn, chiều dài 6-20cm, có 8 vịi. Bạch tuộc đốm xanh vừa là loài ăn thịt vừa làm mồi cho một số động vật khác. Chính vì thế chất độc (tetrodotoxin) của chúng vừa có tác dụng tự vệ, vừa để tấn cơng con mồi.
Tetrodotoxin có chủ yếu trong tuyến nước b t của bạch tuộc, ngồi ra cịn có trên các phần mềm khác của thân bạch tuộc. Tetrodotoxin là một độc tố thần kinh có độc tính rất cao. Độc tố của một con bạch tuộc 25g có thể giết chết 10 người nặng 75kg.
Bệnh nhân bị ngộ độc có thể qua đường ăn uống và đường da (do bạch tuộc cắn). Thời kỳ nung bệnh qua đường ăn uống có thể từ 30 phút đến 3 giờ sau khi ăn. Qua đường da, sau 1-5 phút có thể xuất hiện triệu chứng nhiễm độc và có thể tử vong trong vịng 10-20 phút.
Bạch tuộc đốm xanh có tên khoa học là Hapalochlaena, gọi chung là bạch tuộc hay mực tuộc. Dân trí
Khi bị ngộ độc, nạn nhân có triệu chứng tương tự như ngộ độc cá nóc: lúc đầu là cảm giác khó chịu, mặt đỏ và xị ra, đồng tử co rồi giãn ra, có thể buồn nơn, nơn, tiêu chảy, tay chân mỏi rũ, có khi rét run, đầu ngón tay ngón chân tê dại.
Trường hợp nhiễm độc nặng xuất hiện liệt toàn thân, người mềm ra, chân tay mất khả năng vận động, da tím tái, nhiệt độ và huyết áp giảm, khó thở, sau cùng là liệt cơ hô hấp, ngừng thở, trụy tim mạch và chết.
Hiện bạch tuộc đốm xanh đang vào mùa người dân đi biển đánh bắt cá hay đi du lịch đều phải cảnh giác. Ảnh: VTC News
Cách dự phịng với lồi bạch tuộc này đƣợc khuyến cáo là bà con khơng tiếp xúc với các lồi bạch tuộc; không sử dụng bạch tuộc để làm thực phẩm; khi bị bạch tuộc cắn phải nhanh chóng đƣa đến cơ sở y tế gần nhất để đƣợc cấp cứu kịp thời. (VietQ 13/7, An Dương) đầu trang
NHÌN RA THẾ GIỚI