Thực trạng công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Phông SaLỳ Đảng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của đảng bộ tỉnh phông sa lỳ đảng nhân dân cách mạng lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 46)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Phông SaLỳ Đảng

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thời gian qua

2.2.1. Về ưu điểm và nguyên nhân

a. Về ưu điểm

Một là, về đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng

Trong những năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị khoá VIII, Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII của Ban chấp hành Đảng Nhân dân cách mạng Lào, công tác tư tưởng tiếp tục

được coi trọng và ngày càng đi vào chiều sâu. Qua các đợt học tập, quán triệt Nghị quyết, các đợt sinh hoạt chính trị, nhận thức tư tưởng của cán bộ, đảng viên đã có sự chuyển biến rõ rệt. Trong Đảng bộ tỉnh Phông Sa Lỳ, không có những hiện tượng chống Đảng, bỏ Đảng vì lý do chính trị.

Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 08 về công tác tư tưởng, làm cho công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh không ngừng đổi mới, ngày càng có hiệu quả cả diện rộng và chiều sâu.

Công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Phông Sa Lỳ được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thường xuyên trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; được chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ với phương châm: “Toàn Đảng làm công tác tư tưởng”, “Cả hệ thống chính trị làm công tác tư tưởng” và “Hướng mạnh về cơ sở”.

Cấp ủy các cấp, Ban Tuyên giáo tỉnh, huyện và các phương tiện truyền thống (đài phát tranh, truyền hình, báo, tạp chí…) là lực lượng quan trọng trong việc đem các chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước triển khai, hướng dẫn tổ chức thực hiện cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở. Coi trọng công tác giáo dục chính trị - tư tưởng là vấn đề quan trọng trong tổ chức quán triệt đường lối chính sách của Đảng, nhất là Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng gắn liền với Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cho cán bộ, đảng viên và phong trào rộng rã, sâu sắc. Tuy nhiên, nòng cốt làm công tác tư tưởng là cấp ủy các cấp, ban tuyên giáo tỉnh và bộ máy làm công tác tuyên giáo chuyên trách với đội ngũ cán bộ có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, tổ chức bộ máy ngày càng được củng cố và hoàn thiện.

Tổng số cán bộ Ban Tuyên giáo tỉnh và phòng tuyên giáo huyện có 41 cán bộ, trong đó có 17 nữ.

Trong đó về trình độ chuyên môn: Tiến sỹ 1 người; Thác sỹ 5 người; Đại học11 người; Cao đẳng 18 ngườivà trung cấp 6 người.

Về độ tuổi: dưới 30 tuổi 19 người; từ 30 – 40 tuổi 12 người; từ 41 – 50 tuổi 6 người; từ 51- 60 tuổi 4 người.

Các cán bộ Ban Tuyên giáo tỉnh và huyện đã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước theo chương trình dài hạn và ngắn hạn. Trong đội ngũ cán bộ của Ban Tuyên giáo tỉnh và văn phòng tuyên giáo huyện đã qua đạo tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị là: đại học có 5 người, 4 nữ; Cao cấp 11 người, 4 nữ; trung cấp 13 người, 3 người10 .

Trong hoạt động công tác tư tưởng, cán bộ Ban Tuyên giáo tỉnh và huyện đã nỗ lực hết sức mình nghiên cứu và tổ chức triển khai các chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến các đơn vị, cơ sở làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức, quán triệt được nghị quyết của Đảng NDCM Lào cũng như Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Phông Sa Lỳ.

Trước những tình hình thế giới và khu vực có sự diễn biến phức tạp cũng như nhu cầu nhiệm vụ chính trị của đất nước trong giai đoạn hiện nay, nhìn chung, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tuyên huấn còn bất cập, phần lớn chưa qua đào tạo các lớp chuyên ngành công tác tư tưởng, chưa sử dụng được tiếng dân tộc trong quá trình tuyên truyền, giáo dục nhân dân.Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tư tưởng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là cấp huyện và cơ sở.

Phương tiện còn lạc hậu, cũ kỹ, chậm được đầu tư, nâng cấp; kinh phí thiếu, nhất là chế độ công tác phí cho các cán bộ làm công tác tư tưởng còn hạn hẹp, rất khó động viên họ hăng say, gắn bó với công việc.

Về tổ chức: để hoạt động hiệu quả và chuyên sâu về nội dung, Ban tuyên giáo tỉnh chia thành các phòng: công tác tuyên truyền, công tác giáo dục, công tác tư liệu, công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn, công tác tổ chức và đào tạo cán bộ.

Để phục vụ thông tin cho người làm công tác chính trị - tư tưởng, Ban Tuyên giáo tỉnh đã kết hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các lãnh đạo và các cơ quan liên quan đến việc triển khai các sự kiện theo chuyên đề mà xã hội quan tâm. Đồng thời, mỗi tháng Ban Tuyên giáo tỉnh đã làm nhiệm vụ trung tâm tổ chức hội nghị phối hợp thông tin để thu thập tình hình và dư luận xã hội, kịp thời phát hiện âm mưu của các thế lực thù địch trình lên cấp trên để có hướng giải quyết đúng và xử lý kip thời.

Trong công tác tư tưởng, Đảng bộ tỉnh đã có kế hoạch hoạt động theo định kỳ hàng tháng, một quý, 6 tháng và một năm tổng kết rút kinh nghiệm phát huy những mặt tích cực và giải quyết những vấn đề còn yếu kém trong hoạt động công tác tư tưởng.

Tuy vậy, công tác tư tưởng chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động của Ban Tuyên giáo tỉnh, huyện, cấp ủy đảng các cấp với kế hoạch hoạt động theo định ký sinh hoạt đảng và các ngày lễ.

Hai là, vể nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện công tác tư tưởng - Về nội dung công tác tư tưởng:

Trong những năm qua, trên cơ sở nắm vững mục tiêu, lý tưởng, nền tảng tư tưởng của Đảng và bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Phông Sa Lỳ đã góp phần nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về nền tảng tư tưởng của Đảng, mục tiêu, lý tưởng và nhiệm vụ xuyên suốt của cách mạng Lào; về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, và vì dân; về sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân; về truyền thống yêu nước và đạo đức cách mạng; về đấu tranh làm thất bại âm mưu và luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Công tác giáo dục tư tưởng, đã từng bước làm chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng.

Đảng bộ thường xuyên, kiên trì giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho cán bộ, đảng viên. Đi đối với giáo dục lý luận, giáo dục chính trị - tư tưởng, Đảng bộ tỉnh Phông Sa Lỳ còn thường xuyên quan tâm giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Nội dung giáo dục được bám sát các quy định của Điều lệ Đảng khoá VIII, IX và quan điểm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về trách nhiệm, vinh dự người đảng viên; từ truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ trước đây; noi gương các chiến sĩ anh hùng của các thời ký cách mạng trước đây cũng như làmtheo các tấm gương người tốt việc tốt trong cuộc sống hiện nay; từ tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hẳn; đồng thời công tác tư tưởng còn được tranh thủ giáo dục thông qua dư luận quần chúng kết hợp với tăng cường công tác quản lý, kỷ luật đảng viên, thông qua đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng...

Đối với cơ quan tổ chức đảng – tổ chức cán bộ, các cấp ủy đảng đã quan tâm tổ chức kiên trì đường lối của Nghị quyết khóa VIII, IX của Đảng và các tài liệu khác liên quan đến công tác xây dựng Đảng vững mạnh, lãnh đạo toàn diện, nhất là Chỉ thị số 11/CTTU về củng cố xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, số 011 về chi bộ đảng; Hướng dẫn số 89 và số 65 của Ban tổ chức Trung ương về phong cách, các bước tiến hành trong công tác xây dựng chi bộ đảng, tổ chức cơ sở đảng vững mạnh biết lãnh đạo toàn diện, Ban tổ chức tỉnh đã triển khai thành kế hoạch, quy định của mình, tổ chức hội kiên trì các tài liệu nói trên và đưa cán bộ cấp tỉnh xuống huyện tổ chức giáo dục cho cán bộ cấp huyện để củng cố tổ chức cơ sở đảng, chi bộ đảng ở cơ sở gắn với việc phát triển nông thôn. Qua hoạt động thực tiễn, nhất là qua kiểm tra, tổng kết phong trào xây dựng chi bộ đảng vững mạnh biết lãnh đạo toàn diện 6 tháng năm 2009 cho thấy, nhiều tổ chức chi bộ đảng sinh hoạt có chất lượng mới, trở thành hạt nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị ở cơ sở địa phương, nhiều chi bộ đảng hoạt động đúng theo vai trò,

chức năng nhiệm vụ, biết tổ chức lãnh đạo quần chúng thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Đến nay, chi bộ đảng tăng thêm 10 chi bộ, số lượng đảng viên tăng thêm 127 đồng chí so với năm 2007 - 2008.

Có thể khẳng định công tác tư tưởng có nội dung rất phong phú, nhưng có thể tóm lược ở mấy vấn đề cơ bản sau:

Tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của địa phương. Đây là một nội dung chủ yếu và thường xuyên của công tác tư tưởng, nhắm biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành những kết quả trong thực tế. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của cách mạng cũng như sự tồn tại của ban tuyên giáo các cấp.

Cung cấp thông tin có định hướng về tình hình thời sự trong nước và quốc tế.

Hướng dẫn, chỉ đạo và trực tiếp tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhân các ngày kỷ niệm và các đợt vận động chính trị lớn của đất nước và địa phương.

Giáo dục việc giữ gìn truyền thống của dân tộc và địa phương. Phổ biến kiến thức mới, quy trình công nghệ mới trong sản xuất, đời sống và bảo về môi trường ở địa bàn.

Tuyên truyền về thành tựu chính trị, kinh tế - xã hội…của địa phương; những thuận lợi và khó khăn, những kinh nghiệm và bài học trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.

Tổ chức đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Chống quan liêu, tham nhũng và thói hư, tật xấu và tế nạn xã hội tại địa bàn dân cư.

Trong bối cạnh đất nước và quốc tế hiện nay, dưới tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là mặt trái của cơ chế thị trường, những bất cập khi chúng ta

mở cửa hội nhập, giao lưu hợp tác kinh tế, văn hóa với nước ngoài…cộng với sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, đã và đang làm xuất hiện những yếu tố có khả năng tác động tiêu cực đền tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc.

- Về mức độ tác động của công tác tư tưởng đến nhận thức:

Về mức độ kiên định về tư tưởng, lập trường chính trị: đại đa số cán bộ, đảng viên đều có nhận thức đúng đắn, sâu sắc, đầy đủ hơn về nền tảng tư tưởng của Đảng, những vấn đề cơ bản của cách mạng, tình hình trong nước và thế giới. Nhiều cán bộ, đảng viên có bước trưởng thành trong việc vận dụng lý luận vào thực tiễn, lãnh đạo tổ chức quần chúng thực hiện nghị quyết, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, củng cố thêm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước những việc làm sai trái, những diễn biến phức tạp, trước âm mưu chống phá và các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhiều người đã có nhận thức đúng đắn, rõ ràng, không dao động, hoài nghi, mất cảnh giác để kẻ thù lợi dụng.

- Về mức độ nhạy bén trong phát hiện và giải quyết các tình huống tư tưởng:

Phần lớn các tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ đã làm tốt công tác này. Nhiều cấp ủy đảng, đã chủ động giải quyết được những vấn đề, diễn biến phức tạp đang tồn tại và nảy sinh, không chờ đợi sự giúp đỡ, hay xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy đảng cấp trên như bước đây. Mặt khác, do đã chú trọng hơn tới chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, nên việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, diễn biến tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở các cấp đã kịp thời hơn, đã chú trọng việc dự báo tình hình diễn biến tư tưởng, phát hiện những vấn đề phức tạp tiềm ẩn và có nguy cơ nảy sinh trên từng địa bàn kịp thời, đúng , nhanh nhạy và chính xác hơn. Khi xuất hiện những diễn biến tư tưởng xấu, phức tạp, những “điểm nóng”… đã tìm ra được phương án giải quyết nhanh chóng, dứt điểm, hiệu quả, hạn chế

được tình trạng để vụ việc dây dưa kéo dài, gây tâm lý lo lắng, hoài nghi, bất bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

- Về hình thức tiến hành công tác tư tưởng:

Đảng bộ đã đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền như thông qua báo chí, đài phát thanh, tuyền hình, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các tài liệu chuyên đề, qua kỷ niệm các ngày lễ lớn. ... để chuyển tải nội dung các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Lượng thông tin đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng nhiều, nhanh hơn, chính xác hơn giúp nhân dân hiểu, nhớ và vận dụng được trong thực tiễn.

Việc triển khai nhiệm vụ công tác tuyên truyền cổ động đã theo hướng cụ thể hóa, chú trọng tính hiệu quả, tính chiến đấu, tính sắc bén và gắn với nhiệm vụ kinh tế – xã hội, gắn với phong trào thi đua trên các lĩnh vực. Trên từng mặt, từng lĩnh vực của công tác tuyên truyền đều có những tiến bộ mới. Hoạt động thiết thực và có hiệu quả hơn. Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, chất lượng từng bước được nhân lên, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức chính trị, thống nhất tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và cấp ủy, chính quyền các cấp.

Công tác giáo dục lý luận chính trị được tăng cường, công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản tạp chí lịch sử Đảng, xuất bản tạp chí Xây dựng Đảng và biên soạn tạp chí về việc tốt, người tốt được đẩy mạnh…

Tỉnh Phông Sa Lỳ có đài phát thanh phát sóng 9 tiếng/ngày, phủ sóng 75% địa bàn tỉnh; vô tuyến truyền hình phát sóng 5 tiếng/ngày, phủ sóng 40% địa bàn tỉnh; Tạp chí Xavanphat Tha Na xuất bản 3 số/tháng, mỗi số 1.500 bản; từ Trung ương có báo Nhân dân 427 tờ/ngày; báo thanh niên 200 tờ/ngày; tạp chí xây dựng Đảng 150 cuốn/quý. Tạp chí tuyên truyền KhôXanaốpHôm 200 cuốn/quý; tạp chí Alunmay 200 cuốn/quý. Các báo, tạp

chí đó đã được phát hành tới các huyện trong toàn tỉnh. Nhìn chung, đến nay hệ thống thông tin trên toàn địa bàn tỉnh được phát triển và mở rộng hơn so

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của đảng bộ tỉnh phông sa lỳ đảng nhân dân cách mạng lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w