Phân tích theoZ-scores

Một phần của tài liệu Tiểu luận tín dụng ngân hàng: thẩm định năng lực tài chính của công ty cổ phần Vincom (Trang 31 - 34)

Z-scores là một mô hình đa biến đánh giá tình trạng sức khỏa tài chính của doanh nghiệp cũng như rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp trong tương lai 2 năm tới.Mô hình Z-scores có xác suất đúng tương đối cao trong việc dự đoán các doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ. Có 3 mô hình Z-scores có thể áp dụng:

a. Mô hình Z-scores 1 áp dụng cho doanh nghiệp cổ phần trong lĩnh vực sản xuất (public manufacturing company):

Với:

Nếu:

1.8 < Z < 2.99  doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản

Z ≤ 1.8  doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy co phá sản cao b. Mô hình Z-scores 2 áp dụng cho doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp cổ phần khối ngành sản xuất (private manufacturing company)

Nếu:

Z > 2.9  doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 1.23 < Z < 2.9  doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản

Z ≤ 1.23  doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy co phá sản cao

c. Mô hình Z-scores 3 áp dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp trong hầu hết cac lĩnh vực

Nếu:

Z > 2.6  doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 1.2 < Z < 2.6  doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản Z ≤ 1.1  doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, có nguy cơ phá sản cao Trong đó cần phải chú ý giá trị của X4 trong mô hình 2 và 3 phải là

Trong trường hợp Vincom thì do là doanh nghiệp cổ phần và áp dụng mô hình hoạt động đa lĩnh vực nên hai mô hình Z-scores 1 và 3 có thể áp dụng.

Với mô hình Z-scores thứ nhất ta có A1 = 0.49, A2 = 0.088, A3 = 0.14, A4 = 0.98, A5 = 0.191 nên giá trị tính được là:

Theo giá trị này thì Vincom rơi vào vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản.Tuy nhiên cần để ý rằng mô hình Z-scores 1 được đặc định cho doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Trong khi đó, căn cứ vảo thuyết minh tài chính năm 2010 thì doanh thu của Vincom chủ yếu đến từ hoạt động bán, cho thuê bất động sản và hoạt động tài chính chứ không thuộc về lĩnh vực sản xuất nên kết quả này chưa thực sự phù hợp. Do đó cần thiết phải xét đến mô hình Z-scores 3 tổng quát hơn

Với mô hình Z-scores thứ ba ta có A1= 0.49, A2= 0.088, A3 = 0.14 và A4 = 0.58, nên giá trị tính được là:

Theo giá trị này thì Z-scores của doanh nghiệp lớn hơn 2.6 và thuộc ngưỡng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

Căn cứ vào kết quả của mô hình Z-Scores như vừa phân tích ở trên thì Vincom đang ở trạng thái tương đối an toàn về mặt tài chính và hoàn toàn có thể được cấp tín dụng.

KẾT LUẬN

Căn cứ vào các phân tích ở trên, cả hai phương pháp phân tích căn cứ vào các chỉ số tài chính cơ bản truyền thống và phân tích chỉ số Z-scores đều cho ra được kết quả tương tự nhau. Đó là: trong thời điểm hiện tại, Vincom đang có tình trạng tài chính tốt, có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ và không có rủi ro phá sản trong tương lai gần. Do đó, dựa vào việc phân tích tài chính doanh nghiệp, có thể rút ra rằng có thể cấp tín dụng cho công ty.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tín dụng ngân hàng: thẩm định năng lực tài chính của công ty cổ phần Vincom (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w