NHỮNG BƯỚC NGOẶT CỦA BẠN

Một phần của tài liệu CÁCH THỨC tồn tại và PHÁT TRIỂN của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn (Trang 29 - 35)

5.1 Những câu hỏi thường đặt ra

Cùng với tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh đón nhận những cơ hội đang rộng mở, cũng đồng thời phải đối diện với không ít thách thức từ quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài thường gặp phải một số vấn đề như:

• Hàng hóa của mình liệu có gây ra thương tật hay thiệt hại tài sản cho người

tiêu dùng hay không?

• Liệu đối tác của mình có nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho

mình hay không?

• Liệu mình đã nâng cao tối đa giá trị hàng hóa của mình thông qua các công

cụ quản lý rủi ro hay chưa?

Để việc kinh doanh của bạn thành công, bạn cần biết về các đối thủ cạnh tranh nhiều như biết về chính công ty của bạn và khách hàng của bạn. Thật không may, nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ mắc phải sai lầm là chờ đợi cho đến khi đối thủ cạnh tranh mở cửa hàng trên đường phố và chia sẻ mất lợi nhuận thì mới hiểu

ra họ đang phải đương đầu với ai và với cái gì.

Phân tích cạnh tranh giúp bạn xác định đối thủ cạnh tranh và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ. Khi biết được những hành động của đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những sản phẩm và dịch vụ bạn nên chào bán; bạn nên tiếp thị chúng như thế nào cho hiệu quả; và bạn định vị công việc kinh doanh của bạn như thế nào.

Phân tích cạnh tranh là một quá trình liên tục. Bạn nên thu thập thông tin liên tục về các đối thủ cạnh tranh của bạn. Hãy vào và xem trang Web của họ. Hãy đọc các tờ giới thiệu sản phẩm và tài liệu giới thiệu công ty của họ. Hãy dùng thử sản phẩm của họ. Hãy xem họ thể hiện họ như thế nào ở các hội chợ thương mại. Hãy đọc về họ trong các ấn phẩm thương mại chuyên ngành. Hãy nói chuyện với khách hàng của bạn để xem họ cảm thấy thế nào về các sản phẩm và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Bạn hãy nhấp chuột vào các bước sau đây để biết rõ hơn cách làm thế nào để phân tích các đối thủ cạnh tranh của bạn:

Bước 1: Xác định đối thủ cạnh tranh

Bước 2: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu Bước 3: Xem xét các cơ hội và các mối đe dọa Bước 4: Xác định vị trí của bạn.

Bước 1: Xác định đối thủ cạnh tranh

Mỗi công việc kinh doanh đều có đối thủ cạnh tranh, và bạn cần thời gian để xác định ai là người mà khách hàng của bạn có thể tiếp cận để mua những sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu mà sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng có thể đáp ứng được. Thậm chí nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thực sự có cải tiến, bạn vẫn cần phải xem khách hàng của bạn còn muốn mua gì khác để để đáp ứng nhu cầu này. Ví dụ, bạn có thể mở một trang Web để chào bán trò

chơi Bingo trên mạng. Đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ là những trang Web Bingo khác, những trang Web trò chơi khác, là các cửa hàng Bingo trải khắp đường phố, và có thể là bất cứ các dịch vụ giải trí nào đang cạnh tranh vì một số tiền tương tự.

Bạn hãy bắt đầu bằng việc xem xét các đối thủ cạnh tranh chính của bạn. Các đối thủ này là những đại gia trên thị trường, là các công ty đang thống trị thị trường của bạn. Họ là những người mà bạn phải va chạm trong khi tìm kiếm khách hàng

mới. Nếu bạn là người bán hoa, đó sẽ là những người bán hoa ở trong cùng khu vực. Nếu bạn là một nhà tư vấn máy vi tính, đó sẽ là những nhà tư vấn cho các sản phẩm cùng loại.

Tiếp theo, hãy xem xét các đối thủ phụ và các đối thủ gián tiếp. Những đối thủ này là các nhà kinh doanh mà họ có thể không đối đầu với bạn , nhưng họ là những người cũng đang nhắm đến một thị trường chung với bạn. Giống như ví dụ người bán hoa, những đối thủ này có thể chỉ là một cửa hàng nhỏ chuyên bán hoa hồng, một công ty dịch vụ chuyên giao hoa khắp cả nước, hay một gian hàng hoa cây cảnh ở trong siêu thị hoặc một cửa hàng bán giảm giá tại địa phương...

Cuối cùng, hãy xem xét các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Họ là những công ty có thể xâm nhập thị trường của bạn và do đó bạn cần phải chuẩn bị để cạnh tranh với họ. Ví dụ, bạn có một cửa hàng bán sữa chua đông lạnh; bạn cần phải chuẩn bị để cạnh tranh với hệ thống các cửa hàng sữa chua đông lạnh nhượng quyền quốc gia, ngay cả khi họ còn chưa xuất hiện ở thị trường của bạn.

Bước 2: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu

Sau khi bạn đã xác định được những ai là đối thủ cạnh tranh của bạn, bạn hãy xác định những điểm mạnh của họ và tìm ra những chỗ yếu của họ. Tại sao khách hàng mua hàng của họ. Đó là vì giá cả? giá trị? dịch vụ? sự tiện lợi? uy

tín? Ngoài các điểm mạnh và điểm yếu thực sự, hãy tập trung vào cả những điểm mạnh và điểm yếu theo "cảm nhận", bởi vì sự cảm nhận của khách hàng trên thực tế có thể quan trọng hơn là sự thật.

Nên sử dụng bảng biểu để tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu. Bạn hãy viết ra tên của từng đối thủ cạnh tranh. Sau đó chia cột liệt kê từng vấn đề quan trọng liên quan đến công việc kinh doanh (giá, giá trị, dịch vụ, địa điểm, uy tín, sự thành thạo, sự tiện lợi, nhân sự, quảng cáo/ tiếp thị, hoặc bất cứ vấn đề nào khác đúng với loại hình công ty bạn). Ngay sau khi lập xong bảng này, bạn hãy đánh giá các đối thủ cạnh tranh của bạn, đừng quên nhận xét tại sao bạn có

đánh giá như vậy. Bạn có thể tô đỏ những điểm mạnh và tô mầu xanh da trời những điểm yếu. Như vậy, bạn chỉ cần liếc qua là có thể biết được vị trí của từng đối thủ cạnh tranh.

Bước 3: Xem xét các cơ hội và các mối đe dọa

Các điểm mạnh và điểm yếu thường là các yếu tố mà công ty kiểm soát được. Nhưng khi bạn xem xét đối thủ cạnh tranh, bạn cũng cần phải kiểm tra xem họ có chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của họ không. Những yếu tố này được gọi là những cơ hội và những mối đe dọa. Những cơ hội và những mối đe dọa nằm trong nhiều lĩnh vực. Nó có thể là sự phát triển của khoa học kỹ thuật, là sự điều tiết hoặc các ảnh hưởng của luật pháp, các yếu tố kinh tế, hoặc thậm chí có thể là xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới. Ví dụ, một cửa hàng rửa ảnh cần biết các đối thủ cạnh tranh của họ đang chuẩn bị như thế nào để đối phó với sự xuất hiện của nhiếp ảnh kỹ thuật số. Hoặc một công ty bán sản phẩm qua trang Web nên phân tích các đối thủ cạnh tranh đang chuẩn bị như thế nào để đối phó với vấn đề an ninh mạng.

Một lần nữa, một cách hiệu quả để làm điều này là lập ra một bảng liệt kê các đối thủ cạnh tranh của bạn và các yếu tố bên ngoài tác động đến ngành kinh

doanh của bạn. Khi đó bạn có thể thấy được họ có thể đối phó với các cơ hội và các mối đe dọa như thế nào.

Bước 4. Xác định vị trí của bạn

Ngay khi bạn chỉ rõ được đâu là điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải xác định vị thế của bạn so sánh với các đối thủ cạnh tranh này. Điều này có thể nhìn thấy phần nào từ kết quả các phân tích của bạn, nhưng ngoài ra cũng cần phải nghiên cứu kỹ hoạt động kinh doanh của bạn.

Cách hiệu quả nhất để làm điều này là tiến hành phân tích điểm mạnh/ điểm yếu, các cơ hội/ các mối đe dọa trong công việc kinh doanh của bạn. Bạn hãy xếp hạng công ty của bạn trong từng lĩnh vực tương tự như khi bạn xếp hạng các đối

thủ cạnh tranh. Điều này sẽ giúp cho bạn có một bức tranh rõ nét hơn để thấy được công việc kinh doanh của bạn phù hợp với vị trí nào trong môi trường cạnh tranh. Nó cũng sẽ giúp bạn xác định được những điều bạn cần phải cải thiện, và những đặc điểm nào của công ty mà bạn cần tận dụng để giành được nhiều khách hàng hơn.

Tóm lại: hãy tìm kiếm những cách để tận dụng những điểm mạnh của bạn và lợi dụng những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh

6 . Ý nghĩa

6.1 đối với thế giới

Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển mạnh và bền vững khi dịch chuyển tư duy và mô hình kinh tế vĩ mô theo phương châm chiến lược: Động lực phát triển chung từ đó tạo ra và duy trì cầu bền vững và cung cạnh tranh.

Không có khao khát làm giàu thì quốc gia không thể thịnh vượng và tiến lên, mà chỉ có thể thụt lùi và lệ thuộc. Việt Nam phải đua tranh với các quốc gia hàng đầu trong khu vực và thế giới, phải so sánh với các quốc gia đó chứ không phải là với chính quá khứ của chúng ta, với tư duy tốt hơn ngày hôm qua đã là một thành công lớn. Động lực này phải được đồng lòng và cộng hưởng của toàn xã hội, tạo ra sức vươn, sức bật cho Việt Nam.

Cầu bền vững bao gồm toàn bộ các hoạt động về chính sách, văn hóa, giáo dục, … nhằm tạo ra các nhu cầu có hướng bền vững cho Việt Nam nói riêng và cũng là cho thế giới nói chung. Bao gồm các kích cầu quan trọng sau: ưu tiên hàng nội địa hơn hàng ngoại nhập, ưu tiên các hàng thiết yếu hơn là xa xỉ phẩm; công nghệ bền vững và cạnh tranh hơn là rẻ mà lạc hậu; ưu tiên các hàng hóa có xuất xứ từ thiên nhiên, tiết kiệm nhiên liệu, có khả năng tái chế,... hay nói gọn là các hàng hóa xanh hơn là các hàng hóa của nền kinh tế nâu.

Cung cạnh tranh là xác lập năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đó, cần chọn ra một số lượng nhất định các ngành mũi nhọn; lấy đó làm tâm, tập trung tối đa mọi

nguồn lực và chính sách để tạo ra ngành, lĩnh vực này có sức cạnh tranh hàng đầu thế giới. Sự cạnh tranh này bao gồm từ việc chọn lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh sẵn có, cạnh tranh về hiệu quả trên cơ sở nội lực và liên kết của chuỗi cung ứng toàn cầu, cạnh tranh về thị trường bao gồm các gói giải pháp sản phẩm và dịch vụ tổng thể; cao nhất là tạo ra lợi thế cạnh tranh về tư tưởng, văn hóa, tạo ra sức ảnh hưởng để trở thành quyền lực mềm Việt Nam.

Để tạo ra cung cạnh tranh thì công thức cần thiết là động lực cạnh tranh quốc gia + tài nguyên chiến lược quốc gia + liên kết công nghệ và mạng lưới hàng đầu thế giới + tạo và phục vụ cầu bền vững. Tài nguyên quốc gia phải được hiểu theo nghĩa tổng thể theo xu hướng tất yếu của khái niệm phát triển bền vững. Nó không đơn giản chỉ là đất đai, tài nguyên khoáng sản, lao động phổ thông rẻ mạt, thị trường tiêu dùng sính ngoại như Việt Nam chúng ta đang bị đánh giá.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng các chỉ số về trình độ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường pháp lý đối với hoạt động kinh doanh, tiếp thị ra thị trường quốc tế, và đặc biệt là tham nhũng của nước ta luôn ở thứ hạng rất thấp qua nhiều năm. Trong khi đó, đây lại là những yếu tố quan trọng tác động tới tăng trưởng bền vững và năng suất hay năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa là năng lực cạnh tranh của VN chỉ thật sự có sự thay đổi lớn và ổn định ở thứ hạng cao khi chúng ta xử lý về căn bản những hạn chế nêu trên.

Không những thế qua những tác động đó cũng chứng thực rằng Việt Nam hay nói cách khác những công ty TNHH cũng có thể một phần nào trụ hạng trước những biến động của nền kinh tế thế giới_nó cũng là thử thách cho các công ty

làm bàn đạp cho sự phát triển sau này . Nhưng song song với sự phát triển của nó là những điều luật và những lợi ích mà nó mang lại

Một phần của tài liệu CÁCH THỨC tồn tại và PHÁT TRIỂN của CÔNG TY TRÁCH NHIỆM hữu hạn (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w