Chƣơng 3 : LỄ HỘI ĐÌNH HẠ HỘI
3.1. Diễn trình lễ hội
3.1.2. Công tác chuẩn bị
Cơng việc chuẩn vị lễ hội có ý nghĩa to lớn, quy định sự thành công của lễ hội. Vì vậy, để lễ hội của làng được thành công, nhân dân trong làng tiến hành công tác chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận. Lễ hội có thành
cơng hay khơng sẽ ảnh hưởng đến sự yên ổn, may mắn của toàn dân làng trong năm đó. Khơng chỉ ban tổ chức chuẩn bị các cơng việc cho ngày hội mà hội làng cịn lơi cuốn sức mạnh của trí tuệ, tình cảm, tiền tài vật lực của dân làng và sự tác động trực tiếp về mọi mặt đến mọi tầng lớp trong làng khi mở hội.
Lễ hội được diễn ra trong không gian một làng, từ trước ngày lễ gần một tháng, tại đình diễn ra cuộc họp gồm các thành viên chính quyền địa phương, Ban quản lý di tích của đình Hạ Hội và đại diện các tổ chức chính trị- xã hội cùng gặp mặt để bàn về chương trình tổ chức lễ hội, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tập thể, cá nhân. Cuộc họp bầu ra ban tổ chức lễ hội, một trưởng ban do phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý đảm nhiệm; Hai phó ban, một người của ban quản lý di tích, một người của bên mặt trận tổ quốc.
Người được chọn vào đội hình tế thường từ trên 55 tuổi, nhà khơng có bụi, về ngoại hình khơng có khuyết tật, khơng có bệnh tật, người sống có nề nếp, có văn hố, đạo đức và có uy tín trong làng được mọi người q mến và tin cậy sẽ được cử vào đội tế lễ.
Xưa kia, việc chọn ông chủ tế thường chọn người có chức sắc trong làng như các bậc tiên chỉ, thứ chỉ, kỳ mục. Trước khi mở hội, lý trưởng, phó lý và các giáp họp ở đình làng do cụ tiên chỉ chủ trì bàn việc về nghi lễ rước thần, nghi lễ tế thần, chọn người trong đội tế. Những người được chọn vào trong đội tế phải là người ít nhiều đều biết chữ. Có đức độ, khơng có tang và
phải sống chay tịnh trước đó hàng tuần. Đồ cúng gồm có xơi gà, khảo oản,
đen tuyền, rồi giao cho một nhà trong giáp nuôi. Lợn được nuôi dưỡng theo một chế độ đặc biệt, chuồng trại phải sạch sẽ, thức ăn phải thanh sạch.
Ngày cử lễ, tất cả ban tế nam 20 người, mặc lễ phục thống nhất: Mũ tế, áo thụng xanh, quần trắng, đi hia. Riêng ông chủ tế mặc lễ phục áo thụng đỏ, quần trắng, mũ đỏ thêu kim tuyến. Ông chủ tế có trách nhiệm lễ thần, bồi tế bốn người đứng sau ông chủ tế và hành lễ theo ơng chủ tế. Ơng Đông xướng và ông Tây xướng phụ trách xướng nghi thức trong lúc tế đứng đối diện nhau bên cạnh hương án. Mười ông chấp sự, là những người đứng bên cạnh phụ trách việc dâng hương, rượu, chuyển chúc, đọc chúc. Trong hậu cung có hai
ơng từ phụ trách việc đón lễ đặt lên bàn thờ trong hậu cung.
Tất cả người dân trong làng từ già đến trẻ đều chuẩn bị tươm tất áo mới, quần đẹp để đi dự hội, dọn dẹp đường làng thơn xóm, đình được trang hoàng lộng lẫy bằng cờ và các phướn, hàng ngày luyện tập đánh trống, rước cờ, tế lễ, gia đình nào cũng treo cờ đỏ sao vàng. Các cụ phụ trách phần lễ, đoàn thanh niên lo về phần hội, cũng như cơng tác hậu cần và giữ gìn an ninh trật tự trong khi diễn ra lễ hội.