CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu tác dụng của xoa bóp bấm huyệt kết hợp tập vận động chủ động trong phục hồi vận động trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến thiếu máu não cục bộ sau giai đoạn cấp (Trang 33 - 38)

BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu

- Qua bảng 3.1 thấy rằng tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 62 tuổi., Trong các trường hợp nghiên cứu có 50 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 62,5% và 30 bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ 37,5% điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu

Theo Tổ chức Y tế thế giới TBMMN gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở người cao tuổi. Độ tuổi 55 đến 64 tỷ lệ này là 3/1000 dân, tăng lên đến 8/1000 dân ở độ tuổi trên 75, hay gặp TBMMN ở độ tuổi 60-80 [10].

Theo Trần Văn Chương, TBMMN gặp nhiều nhóm bệnh nhân từ 60-70 tuổi.[7] Theo Nguyễn Văn Triệu, Nguyễn Xuân Nghiên tuổi trung bình của bệnh nhân TBMMN là 64,5 [5],[8]

Tỷ lệ tai biến mạch máu năo ở nam cao hơn nữ. Theo Clarke (1998) 56% TBMMN gặp ở nam giới, Theo tiểu ban TBMMN của Hiệp Hội Thần kinh Y học các nước Đông Nam Á, 58% gặp ở nam giới. Theo Hồ Hữu Lương tỷ lệ nam/nữ là 1,74% đối với chảy máu năo và 2,43 đối với nhồi máu năo. Theo Nguyễn Văn Đăng tỷ lệ TBMMN nam/nữ là 1,48/1[10]

- Nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu có trình độ học vấn từ cấp I đến sau đại học không có sự chênh lệch đáng kể vì bệnh viện tuyến trung ương nên bệnh nhân ở khắp nơi đến khám và điều trị. Thông thường các bệnh nhân sống ở vùng nông thôn thường có trình độ học vấn chỉ cấp I, cấp II, ắt người có trình độ học vấn cao hơn, nhóm có trình độ học vấn cao thường tập trung ở các thành phố. Trong thời gian chúng tôi làm nghiên cứu thì thấy rằng số bệnh nhân ở trung tâm các thành phố như Hà nội, Nam địnhẦchiếm tỷ lệ khá cao.

- Bảng 3.3 cho thấy trong số 25 bệnh nhân thuận tay trái chiếm 31,25% thì có 18,75% bệnh nhân liệt nửa người trái, 12,5% bệnh nhân liệt nửa người phải. Trong số 55 bệnh nhân thuận tay phải chiếm 68,75% thì có 26,25% bệnh nhân liệt nửa người trái và 42,5% bệnh nhân liệt nửa người phải. Trong đó bệnh nhân liệt nửa người bên phải (chiếm tỷ lệ 55%) và bệnh nhân liệt nửa người bên trái (chiếm tỷ lệ 45%). Tỷ lệ bệnh nhân liệt nửa người bên phải nhiều hơn so với bên trái.

Theo Trần Văn Chương tỷ lệ liệt nửa người bên phải là 53% và bên trái là 47% [6]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đối là phù hợp.

- Thông qua bảng 3.4 chúng tôi thấy tỷ lệ bệnh nhân đến điều trị trong thời gian 6 tháng đầu từ khi mắc bệnh chiếm tỷ lệ khá lớn (85%). Điều này giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong quá trình PHCN cho bệnh nhân.

- Phần lớn bệnh nhân bị TBMMN trong giai đoạn đầu họ thường được hồi sức cấp cứu, sau khi đã ổn định các chức năng sống của người bệnh mới chuyển sang để PHCN. Do vậy trong tổng số 80 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi nhóm có tổng điểm thần kinh Orgogozo từ 0 Ờ 25 chi chiếm 15%, còn lại nhóm có tổng điểm từ 26 -90 chiếm 85%.Tỷ lệ này cũng tương đương với bảng phân bố theo độ liệt.

4.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng

- Đánh giá kết quả hồi phục trước và sau khi can thiệp trên nhóm 80 bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy kết quả khá và tốt chiếm tỷ lệ khá cao:

Tiến triển điểm Orgogozo theo mức độ tăng điểm tốt, khá đạt tỷ lệ 96,25%. Những bệnh nhân có mức tăng điểm tốt tập trung ở nhóm ≤ 50 tuổi, đến điều trị trước 6 tháng và có trình độ học vấn từ cấp III trở nên, do họ có thái độ hợp tác tốt, thể lực tốt và giai đoạn phục hồi tốt hơn nên có kết quả phục hồi tốt hơn. Với mức tăng điểm > 50% so với lúc đầu chúng tôi thấy động tác nâng tay và nâng chân tăng điểm tối đa nghĩa là có thể nâng cao hơn mặt giường, có thể kháng lại được trở kháng. Động tác gập bàn chân về phắa mu cũng có mức tăng điểm cao gần tương đương. Còn các động tác cử động của bàn tay có mức tăng điểm thấp hơn nên di chứng ở bàn tay nhiều hơn như không co duỗi được ngón tay, cầm nắm khóẦ

Trước điều trị không có bệnh nhân ở Độ I ,sau can thiệp 30 ngày tăng lên 64/80 bệnh nhân Độ I chiếm tỷ lệ 80%. Ở loại này bệnh nhân không thấy rõ rối loạn vận động, có thể thực hiện được tất cả các động tác thông thường. Độ II ban đầu có 12/80(15%) bệnh nhân, sau can thiệp tỷ lệ này là 10/80 (12,5%). Ở loại này bệnh nhân chỉ còn rối loạn vận động nhẹ, không làm được một số công việc trước đó, nhưng vẫn tự chăm sóc mình được. Như vậy kết quả Độ I, II đạt so với ban đầu (15%) tăng lên 92,5%, đồng thời giảm đáng kể tỷ lệ bệnh nhân Độ III, IV, V.

Qua bảng đánh giá tiến triển trên độ liệt chúng tôi thấy có 4 bệnh nhân dịch chuyển 3 độ liệt chiếm tỷ lệ 5%. Số bệnh nhân dịch chuyển 2 độ liệt chiếm tỷ lệ 66,25%. Số bệnh nhân dịch chuyển 1 độ liệt có 26,25%. Chỉ có 2 bệnh nhân không dịch chuyển độ liệt chiếm tỷ lệ 2,5%. Như vậy kết quả đỡ ,khỏi là 97,5%

Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải về Phục hồi vận động trên 50 bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến nhồi máu não bằng phương pháp điện mãng châm cho kết quả phục hồi khá, tốt đạt 86%. [11]

Bùi Vinh Sơn(2008) nghiên cứu phục hồi vận động trên 50 bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến xuất huyết não bằng phương pháp điện mãng châm có kết quả khá, tốt đạt 92%. [18]

Do vậy, theo chúng tôi thấy trong phục hồi vận động sự phối hợp cả châm cứu và XBBH kết hợp tập vận động chủ động tắch cực sẽ cho kết quả phục hồi vận động khả quan rất nhiều.

- Trong thời gian nghiên cứu trên nhóm 80 bệnh nhân chúng tôi nhận thấy phần lớn bệnh nhân phục hồi vận động chân sớm,tốt hơn tay. Điều này cũng phù hợp với giải phẫu, diện vận động tay thì rộng hơn diện vận động chân, nên khi có tổn thương vùng vận động của não thì nó ảnh hưởng nhiều hơn ở diện vận động tay.

4.3.Các yếu tố liên quan đến kết quả

4.3.1.Tuổi:

- Trong đó số 80 bệnh nhân nghiên cứu nhóm bệnh nhân độ tuổi ≤ 50 tuổi cho kết quả phục hồi 91,7%, nhóm bệnh nhân > 50 tuổi đạt kết quả phục hồi thấp hơn. Nhóm bệnh nhân càng trẻ thì sự đàn hồi cơ ,sự dẫn truyền thần kinh và thể lực tốt hơn nên quá trình phục hồi nhanh, ắt để lại di chứng. Ở người trẻ sự phục hồi chân ,tay có sự đồng đều hơn, Người tuổi cao thì thường chân phục hồi trước tay, nhất là các động tác khéo léo phục hồi rất chậm và hay để lại di chứng như bàn tay cầm nắm yếu, bàn chân thuổng Ầ.

Theo Phạm Khuê, bệnh nhân có tuổi càng cao khả năng phục hồi kém hơn so với ở người trẻ. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm sinh lý của cơ thể tuổi cao ở họ khả năng bù trừ của hệ tuần hoàn, khả năng vận động của hệ cơ, xương, khớp, phản xạ thần kinh giảm sút so với người trẻ. [11]

4.3.2. Thời gian mắc bệnh đến khi tới điều trị:

- Những bệnh nhân đến PHCN trước 6 tháng tắnh từ lúc bị bệnh đều cho kết quả phục hồi tốt tỷ lệ 100%, bệnh nhân đến sau 6 tháng kết quả phục hồi tốt chỉ đạt 75%. Như vậy kết quả của nhóm bệnh nhân đến trước 6 tháng cao hơn nhóm đến sau 6 tháng là 25%. Phù hợp với các y văn trong nước

Quá trình hồi phục diễn ra chậm dần, sau 6 tháng bị tai biến khả năng hồi phục rất hạn chế. Sau một năm tỷ lệ bệnh nhân độc lập về chức năng chỉ đạt 33,5%. [16]

Khả năng hồi phục nhiều nhất vào tháng thứ ba đến tháng thứ sáu và phục hồi tối đa sau một năm. Nếu TBMMN đã trên một năm thì bại hoặc liệt thường đã là di chứng , khả năng tự hồi phục rất ắt. [14]

4.3.3. Trình độ học vấn:

- Bảng 3.12 cho thấy nhóm bệnh nhân có kết quả phục hồi tốt tăng dần theo trình độ học vấn của người bệnh, nhóm cấp III đến SĐH đều có kết quả phục hồi tốt và khá. Nhóm cấp I có 7,15% kết quả kém, nhóm cấp II có 5% kết quả trung bình. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu chúng thấy những bệnh nhân có nhận thức tốt thì họ có thái độ hợp tác tắch cực hơn trong suốt quá trình PHCN. Đây cũng là yếu tố rất quan trọng trong tập vận động chủ động.

4.3.4. Tắnh thuận tay và bên liệt:

- Sự phục hồi vận động theo tắnh thuận tay và bên liệt, kết quả phục hồi không có sự khác biệt. Do vậy chúng tôi không đưa vào bảng phân tắch.

4.4. Bàn luận về xoa bóp bấm huyệt và tập vận động chủ động

- XBBH giúp làm mềm mại các cơ và khớp của bệnh nhân đồng thời tạo ra các kắch thắch lên não là điều kiện thuận lợi để bệnh nhân có định hướng và dễ dàng hơn trong các động tác tập vận động. Trong quá trình XBBH để phục hồi vận động chi trên chúng tôi tác động tới các huyệt Giáp tắch từ C1 Ờ C7 (tương ứng với đám rối thần kinh chi trên), sử dụng huyệt Kiên ngung trong trường hợp cứng khớp vai, huyệt Khúc trì trong trường hợp cứng khớp khuỷu, huyệt Hợp cốc trong trường hợp cứng khớp bàn và ngón tay. Phục hồi vận động chi dưới chúng tôi tác động tới các huyệt Giáp tắch từ L1 Ờ S1 (tương ứng với đám rối thần kinh chi dưới), huyệt Dương lăng tuyền trong trường hợp cứng khớp gối, huyệt Giải khê,Thái xung để phục hồi bàn chân thuổng . Thấy bệnh nhân tập dễ dàng hơn, kết quả hồi phục cũng khả quan hơn rất nhiều.

- Tập vận động chủ động có trợ giúp cho người bệnh ngay từ lúc cơ lực Bậc 0 để tạo Ộcảm giác vận độngỢ. Điều này rất quan trọng nó giúp bệnh nhân sớm có co cơ chủ động. Làm tăng kết quả hồi phục, giảm thời gian điều trị.Tập luyện PHCN theo phưong pháp trên giúp tăng quá trình biệt hoá, tái tổ chức não của bệnh nhân và làm giảm đáng kể các thương tật thứ phát. Quá trình phục hồi nhóm cơ chi trên chúng tôi thấy các cơ ; cơ răng trước, cơ ngực bé (chức năng dạng xương vai và xoay lên), cơ delta, cơ trên vai (chức năng dạng cánh tay),nhóm cơ khép cánh tay,nhóm cơ gập khuỷu tay, phục hồi nhanh và hoàn thiện hơn. Các nhóm cơ duỗi cẳng tay, bàn tay thì phục hồi chậm hơn. Đặc biệt nhóm cơ duỗi bàn tay, gập ngón tay phục hồi rất chậm nên hay để lại di chứng ở bàn tay như liệt cứng khớp bàn ngón, bàn tay cầm nắm khó. Phục hồi vận động nhóm cơ chi dưới chúng tôi thấy

nhóm cơ dạng đùi, nhóm cơ gập cẳng chân, nhóm cơ gập và duỗi bàn chân phục hồi chậm hơn và hay để lại di chứng như ;bàn chân xoay ra ngoài, bàn chân thuổng.

- Phương pháp kết hợp này chỉ cần những trang thiết bị, kỹ thuật đơn giản, dễ làm, an toàn và không tốn kém. Tập huấn không mất nhiều thời gian, dễ phổ cập tới các tuyến cơ sở và cộng đồng.

- Các bệnh nhân đều đáp ứng và thắch nghi với phương pháp này, không có biến cố nào xảy ra trong suốt quá trình nghiên cứu. Trên bệnh nhân có mẫu co cứng XBBH làm mềm cơ và khi tập thì tập trung hơn vào tập các cơ đối kháng với các cơ chủ vận bị co cứng, đã làm giảm co cứng cho bệnh nhân. Tạo thuận cho phối hợp động tác, bệnh nhân dễ dàng hơn khi thực hiện các động tác khéo léo trong sinh hoạt, làm động cơ để bệnh nhân hoàn thiện các vận động chức năng.

Kết hợp nhuần nhuyễn Y học cổ truyền với Y học hiện đại đã đem lại những ứng dụng, kỹ thuật PHCN giúp cho bệnh nhân TBMMN có chất lượng cuộc sống tốt hơn sau khi bị bệnh.

Một phần của tài liệu tác dụng của xoa bóp bấm huyệt kết hợp tập vận động chủ động trong phục hồi vận động trên bệnh nhân liệt nửa người do tai biến thiếu máu não cục bộ sau giai đoạn cấp (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w